Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 kết nối CĐ 2 Bài 8: Thực hành sản xuất phim hoạt hình

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 11 - Định hướng Tin học ứng dụng bộ sách kết nối tri thức CĐ 2 Bài 8: Thực hành sản xuất phim hoạt hình. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 8. THỰC HÀNH SẢN XUẤT PHIM HOẠT HÌNH

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Học xong bài này, HS sẽ:

  • Thực hiện được các bước chuẩn bị để sản xuất một bộ phim hoạt hình.
  • Sản xuất được một bộ phim hoạt hình.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Hình thành, phát triển được năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • Máy tính đã cài đặt sẵn phần mềm Toontastic, máy chiếu.
  1. Đối với HS:
  • SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Kiểm tra kết quả việc tham khảo một số phim hoạt hình được tạo bởi phần mềm Toontastic của HS.
  3. b) Nội dung: HS nêu các bộ phim hoạt hình sử dụng phần mềm Toontastic đã tìm được ở buổi trước.
  4. c) Sản phẩm: Các bộ phim hoạt hình sử dụng phần mềm Toontastic.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên các bộ phim hoạt hình được tạo bởi phần mềm Toontastic mà em tham khảo được. Sau đó chia sẻ về một bộ phim mà em thấy thú vị nhất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Gợi ý:

- Một số bộ phim hoạt hình được tạo bởi phần mềm Toontastic

  1. Spider-Man: Into the Spider-Verse (2018)
  2. Your name – Tên Cậu Là Gì? (2016)
  3. Inside Out – Những Mảnh Ghép Cảm Xúc (2015)
  4. Klaus – Câu Chuyện Giáng Sinh (2019)
  5. Toy Story – Câu Chuyện Đồ Chơi (1995 & 2010)
  6. Coco – Cuộc Hội Ngộ Kỳ Diệu (2017)

- Bộ phim thú vị nhất:Your name

Your name là bộ phim thành công trong việc kết hợp hài hòa yếu tố đời thường và kỳ ảo. Những yếu tố kỳ ảo như sự hoán đổi thân xác, du hành xuyên thời gian, thảm họa thiên nhiên… được đan xen mượt mà, hợp lý. Câu chuyện mở đầu chậm rãi, tươi vui, nhưng càng về sau lại càng kịch tính, cảm xúc được đẩy tới cao trào. Shinkai Makoto đã rất thành công khi dựng nên hai vùng đất khác biệt. Vùng Itomori tĩnh lặng và Tokyo nhộn nhịp sống động như thật hiện ra trên màn ảnh rạp chiếu phim. Đại cảnh được đầu tư tỉ mỉ và công phu đến khó tin. Hình ảnh được chăm chút, nét vẽ chân thật. Bạn sẽ choáng váng nếu so sánh những quang cảnh trong Your name với hình ảnh thật ngoài đời, hầu như không sai biệt. Màu phim đẹp đến nao lòng, khi rực rỡ sắc màu, lúc trầm buồn đầy cảm xúc. Điều đó chứng tỏ ông là đạo diễn bậc thầy khi làm phim về thế giới học đường. Không chỉ vậy, Your Name còn là một bộ phim cô đọng, giàu cảm xúc và ý nghĩa được trau chuốt tỉ mỉ từ kịch bản đến đồ họa và âm thanh, mang đến hương vị như một ly cafe buổi sáng, vừa có vị ngọt của đường, hương thơm của cafe và vị đắng đặc trưng. “Chỉ một chút nữa thôi, một chút nữa thôi” cho Taki và Mitsuha có thể nói cái tên của mình, cho họ gặp lại nhau, cho tôi được tiếp tục theo dõi bộ phim, tiếp tục chìm trong dòng cảm xúc này.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Thành công của một bộ phim dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm chủ đề phim, câu chuyện trong phim, kịch bản các phân cảnh... Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về các bước để sản xuất một bộ phim hoạt hình – Bài 8: Thực hành sản xuất phim hoạt hình.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động: Thực hành

  1. a) Mục tiêu: HS nêu và thực hành được các bước sản xuất phim hoạt hình.
  2. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện các nhiệm vụ trên máy, HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ theo hướng dẫn.
  3. c) Sản phẩm: HS thực hiện được thao tác sản xuất phim hoạt hình.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đưa ra các việc cần làm để thực hiện Nhiệm vụ 1.

- GV hướng dẫn HS chọn chủ đề phim và viết câu chuyện phù hợp, khả thi với các tính năng của phần mềm Toontastic, tránh việc chọn ý tưởng mà không thể thực hiện được bằng các công cụ sẵn có.

- GV cho HS tìm hiểu Nhiệm vụ 2.

- GV cần cho HS thấy rằng, dù đã chia tách câu chuyện thành các phần, các em vẫn chưa thể chỉ dựa vào đó để dựng thành một bộ phim hoạt hình (cần thêm thông tin: cần có những phân cảnh nào, bối cảnh của mỗi phân cảnh là gì, nhân vật là gì, vị trí ở đâu, nhân vật làm gì, lời thoại thế nào,…).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin Nhiệm vụ 3 và trả lời câu hỏi: Nêu các bước thực hành sản xuất phim hoạt hình theo kịch bản.

- GV khuyến khích HS tập dượt kĩ ở bước 6, khuyến khích nhiều HS cùng tham gia ghi âm lời thoại cho nhân vật đó nếu đó là đoạn phim có nhiều nhân vật.

- GV tổ chức cho HS thực hiện Nhiệm vụ 4.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày sản phẩm của mình.

- Các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi sản xuất phim hoạt hình.

Thực hành

Nhiệm vụ 1: Chọn chủ đề phim và viết câu chuyện

Bước 1: Chọn chủ đề phim

Một số chủ đề phim hoạt hình.

(Được đính kèm bên dưới Hoạt động thực hành).

Bước 2: Viết câu chuyện phim.

Gợi ý:

Nhiệm vụ 2: Xây dựng kịch bản các phân cảnh

(Kịch bản được đính kèm dưới Hoạt động thực hành).

Nhiệm vụ 3: Thực hành sản xuất phim hoạt hình theo kịch bản

Bước 1: Khởi động phần mềm Toontastic.

Bước 2: Tạo một câu chuyện mới theo mẫu phù hợp với câu chuyện của em.

Bước 3: Chọn mẫu phông nền cho câu chuyện.

Bước 4: Chọn nhân vật vào phân cảnh 1.

Bước 5: Chọn khu vực phù hợp với bối cảnh.

Bước 6: Tập dượt kịch bản phân cảnh 2 – 3 lần. Nếu được, mỗi bạn trong nhóm sẽ đóng vai một nhân vật trong phim để mỗi nhân vật có giọng nói khác nhau.

Bước 7: Quay phân cảnh 1 rồi kết thúc.

Bước 8: Chọn nhạc nền cho phân cảnh 1.

Lặp lại các bước từ 4 đến 8 để tiếp tục thực hiện các phân cảnh tiếp theo.

Bước 9: Lưu lại phim hoạt hình vừa tạo vào thư viện phim của phần mềm Toontastic.

Nhiệm vụ 4: Phát hành phim hoạt hình

- Để phát hành phim, em sẽ xuất bản phim dưới dạng tệp .mp4 bằng cách sau:

+ Nháy chọn lệnh Trang chủ  trên thanh công cụ, sau đó thực hiện theo các bước sau:

Một số chủ đề phim:

Kịch bản các phân cảnh

Phân cảnh 1

Thao tác cần thực hiện

Bối cảnh: Lớp học

- Chọn lệnh tạo phần 1 của câu chuyện.

- Chọn mẫu phông nền Trường học.

- Chọn khu vực Lớp học.

- Chọn 5 nhân vật vào phân cảnh: 1 nhân vật giáo viên, 4 nhân vật học sinh.

- Kéo thả nhân vật vào các vị trí ban đầu: Thầy giáo trên bục giảng, 4 học sinh đứng ở giữa lớp.

Hoạt cảnh

Nhân vật

Hành động

Lời thoại

Thao tác cần thực hiện

1.1

Thầy giáo

Đứng trên bục giảng và nói

Các em! Tình hình thu thập thông tin về việc chuột Mori mất tích tại phòng thí nghiệm đêm qua thế nào rồi?

Điều khiển nhân vật giáo viên thực hiện hoạt động nói, đồng thời nói lời thoại.

1.2

Học sinh 1

Đứng giữa lớp và trả lời

Thưa thầy, khi trích xuất camera hành lang, em thấy từ 1 đến 3 giờ sáng, tín hiệu bị nhiễu rất là lạ ạ!

Điều khiển nhân vật học sinh 1 thực hiện hoạt động nói, đồng thời nói lời thoại.

1.3

Học sinh 2

Đứng cạnh học sinh 1 và trả lời

Còn khi em trao đổi với ca trực đêm hôm qua, họ khẳng định rằng không có gì bất thường xảy ra ạ.

Điều khiển nhân vật học sinh 2 thực hiện hoạt động nói, đồng thời nói lời thoại.

Kết phần 1

 

 

 

- Chọn lệnh dừng quay phần 1.

- Chọn nhạc nền cho phần 1.

- Chọn lệnh kết thúc phần 1.

 

Phân cảnh 2

Thao tác cần thực hiện

Bối cảnh: Phòng thí nghiệm

- Chọn lệnh tạo phần 2 của câu chuyện.

- Chọn mẫu phông nền Trường học.

- Chọn khu vực Phòng thí nghiệm.

- Chọn tiếp 5 nhân vật trên vào phân cảnh 2.

- Kéo thả nhân vật vào các vị trí ban đầu: tất cả đứng ở bên trái màn hình.

Hoạt cảnh

Nhân vật

Hành động

Lời thoại

Thao tác cần thực hiện

2.1

Thầy giáo

Bước vào phòng thí nghiệm

Không có

Điều khiển nhân vật thực hiện hoạt động bước đi.

2.2

Học sinh 1

Bước vào phòng thí nghiệm

Không có

Điều khiển nhân vật thực hiện hoạt động bước đi.

Kết phần 2

 

 

 

- Chọn lệnh dừng quay phần 2.

- Chọn nhạc nền cho phần 2.

- Chọn lệnh kết thúc phần 2.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm bài tập được giao phần Luyện tập (SGK -tr.43)
  4. c) Sản phẩm học tập: Sản phẩm thực hành của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM VẼ TRANG TRÍ

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM LÀM PHIM HOẠT HÌNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay