Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 1 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 1. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  1. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  2. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  3. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  4. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 2; Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  1. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  2. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  3. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  4. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 3: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  1. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  2. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  3. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  4. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 4: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?

  1. Không
  2. Vừa có vừa không
  3. Vào

Câu 5: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  1. Hiểu biết
  2. Tri thức
  3. Hiểu
  4. Nhìn thấy

Câu 6: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

  1. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  2. B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  3. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  4. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nghĩa của từ là gì? Nghĩa của từ được nhận diện thông qua đâu? Có thể giải thích nghĩa của từ bằng những cách nào?

 

Câu 2 (2 điểm): Hắn (khẩu ngữ): từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường thứ ba. hoặc thân mật. Hắn không phải là người tử tế.

Ví dụ trên giải thích nghĩa theo cách nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

A

A

C

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.

– Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

– Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

+ Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ; chú ý đến sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa (nếu có).

+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

0,5

 

0,5

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

– Ví dụ trên được giải thích bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từ và nêu phạm vi sử dụng.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Nó...cô giáo mắng vì tội không làm bài tập."

  1. Được
  2. Bị
  3. Đã
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 2: Học lỏm có nghĩa là?

  1. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
  2. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.

C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)

  1. tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 3: Từ "Sính lễ" trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nghĩa là

  1. lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất.
  2. lễ vật để dâng cúng tiên đế.
  3. lễ vật quần thần dâng lên nhà vua.
  4. lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

Câu 4: Viễn xứ: người ở phương xa. Xác định cách giải nghĩa của từ trên:

  1. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  2. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  3. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  4. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 5: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  1. Hiểu biết
  2. Tri thức
  3. Hiểu
  4. Nhìn thấy

Câu 6: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

  1. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  2. B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  3. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  4. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy giải thích nghĩa của các từ “đẫy đà, bất chợt, bất an, sơ suất” theo cách dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Câu 2 (2 điểm): Theo bạn, phần giải thích nghĩa các từ ấp iu và âm u dưới đây đã chính xác chưa? Vì sao?

  1. Ấp iu: ôm ấp.
  2. Âm u: tối tăm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

A

D

C

C

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 – Đẫy đà: to béo, mập mạp.

Bất chợt: “chợt”: xảy ra thình lình và trong khoảnh khắc; “bất chợt”: như “chợt” nhưng nghĩa mạnh hơn.

Bất an: không yên ổn.

Sơ suất: không cẩn thận.

0,5

0,5

 

 

0,5

0,5

Câu 2

(2 điểm)

a. Không thể chỉ dùng từ ôm ấp để giải thích nghĩa của từ ấp iu, vì ấp iu không chỉ có nghĩa là ôm ấp mà còn có thêm nghĩa nâng niu. Do vậy, nếu chỉ dùng từ ôm ấp để giải thích nghĩa của từ ấp iu là chưa đủ.

b. Không thể chỉ dùng từ tối tăm để giải thích nghĩa của từ âm u, vì sự khác biệt lớn nhất giữa âm u và tối tăm là: Nếu âm u dùng để chỉ nói về khung cảnh “thiếu ánh sáng tự nhiên, gây một cảm giác nặng nề” (núi rừng âm u, bầu trời âm u,... ,...) thì tối tăm lại là từ đa nghĩa dùng để miêu tả nhiều đối tượng (bầu trời, nhà cửa, hoàn cảnh sống, đầu óc,...).

1

 

 

 

1

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay