Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 Văn bản 2: Cõi lá

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 1 Văn bản 2: Cõi lá. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 1. CÕI LÁ

BIỆN PHÁP TU TỪ LẶP CẤU TRÚC VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tác giả Đỗ Phấn?

  1. Sinh năm 1956 tại Hà Nội.

  2. Viết văn từ khi còn là học sinh phổ thông nhưng lớn lên lại theo học hội họa thành danh trước hết từ hội họa.

  3. Ông trở lại viết văn từ khoảng năm 2005

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 2: Cõi lá đã làm nổi bật lên nét đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?

  1. Cõi lá làm nổi bật nét quyến rũ, vòng đời của các loài cây trong phố cổ, sự khác nhau của các loài cây của cảnh sắc Hà Nội

  2. Nỗi buồn của Hà Nội khi trời vào thu

  3. Cảnh sắc vui tươi, tràn đầy sức sống của Hà Nội

  4. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 3: Vòng đời của chiếc lá bồ đề thường kéo dài bao lâu?

  1. Không đến một năm

  2. Nửa năm

  3. 3 tháng

  4. 1 tháng

Câu 4: Cây cơm nguội có màu gì?

  1. Màu đỏ

  2. Màu vàng

  3. Màu xanh

  4. Màu nâu

 

Câu 5: Con đường nào được tác giả nhắc đến với rất nhiều cây sấu cổ thụ?

  1. Đường Lê Thái Tổ

  2. Đường Đinh Tiên Hoàng

  3. Đường Trần Nhân Tông

  4. Đường ven Hồ Gươm

 

Câu 6: Cõi lá đã làm nổi bật nét đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?

  1. Sinh động, đầy sức sống

  2. U tối, buồn bã

  3. Ảm đạm, tiêu điều

  4. Không có gì đặc sắc

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè, chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế. Oà thức cùng với xôn xao lá cành.”

Hãy phân tích đoạn văn trên.

Câu 2 (2 điểm): Em hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về mối liên hệ giữa cây, lá với con người?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

A

B

B

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Thời gian: vào mùa xuân nhưng đã gần đến mùa hè.

- Chú ý cách dùng từ độc đáo “bẽ bàng”, “chao chát”: những từ này thông thường chỉ dùng để chỉ người. “Bẽ bàng”: hổ thẹn và buồn tủi vì cảm thấy bị người ta chê cười. “Chao chát”: tráo trở, không thật thà. => Tác giả đã nhân hoá sự vật => Tác giả lồng ghép cảm xúc của mình ngay từ đầu văn bản, bộc lộ một cách độc đáo tâm trạng rộn ràng trước sự kiện sắp diễn ra.

- “Oà thức” cũng là một cách nói đáng chú ý

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

Câu 2

(2  điểm)

- Dựa vào nội dung văn bản để giải thích từ “cõi lá”. “Cõi lá” là xứ sở của lá, thế giới của lá. Tác giả đã miêu tả “cõi lá” với các tầng bậc ý nghĩa:

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên

+ “Cõi lá” cũng là “cõi người”, cõi “nhân sinh”.

=> Thế giới cây, lá và con người hòa quyện trong nhau, nương tựa vào nhau, làm nên một thực thể sống, cùng sinh tồn.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có thể chia bố cục đoạn trích Cõi lá thành mấy phần?

  1. 2 phần

  2. 3 phần

  3. 4 phần

  4. 5 phần

 

Câu 2: Mỗi lần “em gái tôi” gọi điện về thường hỏi về con đường nào?

  1. Con đường ven hồ Gươm

  2. Đường Trần Nhân Tông

  3. Đường Lê Thái Tổ

  4. Đường Lê Lợi

Câu 3: Loài cây nào được tác giả ví von như một người đàn bà phổng phao nhạt hoét?

  1. Cây bằng lăng

  2. Cây bàng

  3. Cây xà cừ

  4. Cây cơm nguội

 

Câu 4: Loài cây nào không được tác giả nhắc đến trong bài?

  1. Cây bàng lá đỏ

  2. Cây bằng lăng

  3. Cây bồ đề

  4. Cây sưa

 

Câu 5: Tính từ nào được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Hà Nội?

  1. Trời trong veo

  2. Nắng chao chát

  3. Sắc lá ngọt ngào như mật

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 6: Chủ đề của văn bản là:

  1. Tình cảm của tác giả với người em ở nước ngoài

  2. Tình yêu của tác giả với Hà Nội

  3. Nét đẹp trong ẩm thực Hà Nội

  4. Nét đẹp của con người Hà Nội

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định chủ đề, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản.

Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra một biểu hiện của nét đẹp văn hoá được thể hiện trong văn bản.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

A

C

D

D

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Chủ đề của văn bản: Cảm xúc của tác giả về cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội gắn với từng mùa cây thay lá trong hiện tại và kí ức.

- Đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản:

+ Sự sống của con người luôn gắn bó hữu cơ với thiên nhiên.

+ Thiên nhiên không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn giúp tâm hồn con người thêm phong phú, cân bằng, tươi mới.

+ Nhắc nhở mỗi chúng ta phải có ý thức bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên.

1

 

 

1

Câu 2

(2 điểm)

Một biểu hiện của nét đẹp văn hoá thể hiện trong văn bản:

- Con người sống gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên. Họ dõi theo thiên nhiên, nắm được quy luật thay lá của mỗi loài cây. Từng loại cây, lá lại mang tới nét vẻ riêng cho cảnh sắc Hà Nội.

– Thiên nhiên làm cuộc sống con người thêm tươi đẹp, trữ tình, lãng mạn. Người Hà Nội thích dạo chơi, ngắm nhìn mỗi loại lá khi chuyển mùa, vui sướng đi trong miên man “cõi lá”.

- Thiên nhiên là nơi lưu giữ kí ức đẹp đẽ về quê hương, Tổ quốc, khiến con người thêm yêu Tổ quốc, quê hương mình.

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 Đọc 2: Cõi lá

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay