Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 2

Dưới đây là giáo án bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 2. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 2

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về đoạn văn.
  • Luyện tập về đoạn văn.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được khái niệm, đặc điểm của câu chủ đề. đoạn văn và kiểu đoạn văn thường gặp.
  • Sử dụng được những kiến thức về câu chủ đề và kiểu đoạn văn vào việc tạo lập văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân trình bày những kiến thức đoạn văn.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những kiến thức đoạn văn và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu học sinh kẻ bảng sau vào vở

K

W

L

 

 

 

GV đưa ra các câu hỏi gợi mở:

  1. Cột K: Các em đã học câu chủ để và đoạn văn, các em hãy nhớ lại và cho biết: Câu chủ đề là gì? Đoạn văn là gì là gì? Phân loại các kiểu đoạn văn?....
  2. Cột W: Các em muốn biết thêm điều gì về chức năng của câu chủ đề, đặc điểm của các kiểu đoạn văn,….
  3. Cột L: Các em đánh dấu những ý tưởng trả lời cho cột W, đề xuất đề nghị của em và rút ra những lưu ý…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Đoạn văn là một yếu tố vô cùng quan trọng để cấu thành bài văn. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về đoạn văn.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức đoạn văn (đặc điểm, phân loại).
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập đoạn văn.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về đoạn văn và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về đoạn văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm, dựa vào kiến thức đã học về đoạn văn và trả lời câu hỏi:

- Trình bày khái niệm đoạn văn, câu chủ đề và kể tên một số kiểu đoạn văn thường gặp.

- Trình bày đặc điểm của một số kiểu đoạn văn thường gặp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Trình bày khái niệm đoạn văn, câu chủ đề và kể tên một số kiểu đoạn văn thường gặp.

+ Trình bày đặc điểm của một số kiểu đoạn văn thường gặp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lập một nhóm trung tâm và giao nhiệm vụ, các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận.

- GV yêu cầu nhóm trung tâm trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn sau là loại đoạn văn gì? Dựa vào đâu em biết điều đó?

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

+ Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau, từ đó xác định kiểu đoạn văn.

“Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một chàng trai tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!”

+ Sắp xếp các câu sau đây thành đoạn văn diễn dịch.

(1) Một cô Tấm (trong truyện Tấm Cám) bao lần bị hại, cuối cùng vẫn được làm hoàng hậu, nhưng mụ dì ghẻ và Cám – những kẻ lắm mưu mô tàn ác thì bị trừng phạt đích đáng.

(2) Một Thạch Sanh (truyện Thạch Sanh) chất phác, thật bụng tin người, dẫu trải qua bao khổ nạn, oan khuất rồi đến lúc cũng cưới được công chúa và lên ngôi, còn Lý Thông lừa lọc, xảo trá thì trời đất không dung tha.

(3) Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là ước mơ công bằng được nhân dân gửi gắm vào truyện cổ tích.

(4) Một người em (truyện Cây khế) thật thà, hiền lành, bị anh đối xử bất công, ai ngờ cuộc sống về sau lại giàu sang, hạnh phúc, trong khi người anh tham lam thì bỏ mạng giữa biển khơi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ nhóm trung tâm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trung tâm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm trung tâm (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra một số lưu ý khi viết đoạn văn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra một số lưu ý khi viết đoạn văn.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số lưu ý khi viết đoạn văn.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về đoạn văn

a. Khái niệm đoạn văn, câu chủ đề và một số kiểu đoạn văn thường gặp

- Khái niệm đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn

- Khái niệm câu chủ đề: là câu mang nội dung khái quát của đoạn văn, thường đứng đầu hoặc đứng cuối đoạn.

- Một số kiểu đoạn văn thường gặp: diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

b. Đặc điểm một số kiểu đoạn văn thường gặp

- Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cục thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ câu chủ đề.

- Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

- Đoạn văn song song: là đoạn văn mà cách câu triển khai nội dung song song nhau, mỗi câu nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.

- Đoạn văn phối hợp là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Xác định kiểu đoạn văn

Đoạn văn trên là đoạn văn diễn dịch vì có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn (“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”), khẳng định hai nét đặc sắc của tiếng Việt là đẹp và hay. Các câu tiếp theo nói rõ cái đẹp, cái hay thể hiện cụ thể như thế nào.

b. Xác định kiểu đoạn văn và tác dụng cách tổ chức đoạn văn

- Đoạn văn phối hợp.

- Tác dụng: Khẳng định chắc chân chân lí mà Bác Hồ muốn nói tới là “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” không phân biệt địa vị, độ tuổi,…

c. Sắp xếp các câu thành đoạn văn diễn dịch

Thứ tự sắp xếp: có nhiều cách sắp xếp

- (3) à (1) à (2) à (4)

- (3) à (1) à (4) à (2)

- (3) à (2) à (1) à (4)

- (3) à (2) à (4) à (1)

- (3) à (4) à (1) à (2)

- (3) à (4) à (2) à (1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổng kết

Một đoạn văn hay trước hết phải là một đoạn văn viết đúng. Có nghĩa là đúng chủ đề, đúng yêu cầu và nội dung giữa các câu phải kết nối với nhau. Một số lưu ý dưới đây bạn có thể tham khảo để bài viết mình tốt hơn nhé

+ Xác định đúng yêu cầu của đề bài, làm rõ chủ đề cần được trình bày trong đoạn văn.

+ Xác định cách thức trình bày được sử dụng trong bài: quy nạp, diễn dịch, tổng - phân - hợp,...

+ Xác định trước những nội dung sẽ đề cập trong mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

 + Mỗi một câu văn cần đảm bảo tính mạch lạc, rõ ràng, gãy gọn. Chú ý kết hợp các biện pháp liên kết nhằm tăng tính chặt chẽ giữa các câu văn.

Chú ý về hình thức trình bày: Thụt đầu dòng mỗi đoạn văn, chấm hết câu, viết hoa chữ cái đầu câu.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

Chat hỗ trợ
Chat ngay