Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 2 - Nhớ đồng

Dưới đây là giáo án bài: Ôn tập văn bản 2 - Nhớ đồng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 2 - Nhớ đồng

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: NHỚ ĐỒNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nhớ đồng (hoàn cảnh sáng tác, bố cục, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
  • Luyện tập theo văn bản Nhớ đồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, bố cục, hình ảnh,...); nội dung (cảm hứng, ý nghĩa, bài học,... của văn bản Nhớ đồng).
  1. Phẩm chất
  • Có tình yêu và sự trân trọng với cuộc sống tươi đẹp.
  • Thúc đẩy tình yêu đất nước, lòng biết ơn và khát vọng tự do.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ một số câu chuyện về một vùng đất hoặc con người để lại ấn tượng sâu sắc.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về câu chuyện về một vùng đất hoặc con người để lại ấn tượng sâu sắc và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu một số hình ảnh và video có liên quan đến văn bản:

 

 

                            

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=aRjg6oSrY7U

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn về vùng đất hoặc con người đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ / Hiu quạnh bên trong một tiếng hò”. Tiếng thơ cất lên trong ngục tù, vang vọng một nỗi niềm khắc khoải, tha thiết của chàng thanh niên 19 tuổi Tố Hữu hướng về cuộc sống tự do. Tất cả những hình ảnh, cảm xúc hòa quyện thành một nỗi nhớ gắn kết nhà thơ với thế giới bên ngoài. Dấn thân vào cách mạng khi tuổi đời còn rất trẻ, năm 1939, Tố Hữu bị bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ để rồi chính nơi ngục tù tăm tối đó, sáng lên một khát vọng của người chiến sĩ không khuất phục trước hoàn cảnh. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về văn bản Nhớ đồng.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nhớ đồng (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản).
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nhớ đồng.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nhớ đồng và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Nhớ đồng, trả lời câu hỏi:

- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

- Nội dung chính của tác phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

+ Nội dung chính của tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản “Nhớ đồng” và trả lời câu hỏi:

+ Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt, cảm hứng chủ đạo và bố cục của bài thơ “Nhớ đồng”.

+ Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nào?

+ Nhận xét về hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối bài thơ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản “Nhớ đồng”, em hãy rút ra đặc trưng của thể thơ bảy chữ bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết đặc trưng thể loại của thơ bảy chữ từ văn bản “Nhớ đồng” bằng sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại của thơ bảy chữ từ văn bản “Nhớ đồng”.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV gợi mở cho GS theo PHỤ LỤC 2 trang 27

1. Hiểu biết chung về tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.

- 29 - 4 - 1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ → sáng tác bài thơ. Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Vị trí: Bài thơ nằm trong phần “Xiềng xích” của tập thơ “Từ ấy”, viết chính thức vào tháng 7-1939.

b. Nội dung chính của tác phẩm

Bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Qua những câu thơ ấy, nhà thơ thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, yêu quê hương đất nước và yêu cuộc sống của chính mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Thể thơ, vần, phương thức biểu đạt và bố cục của bài thơ

- Thể thơ: bảy chữ.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

- Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng.

- Bố cục bài thơ gồm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến thiệt thà: Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời) Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.

Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

b. Trong nỗi nhớ của tác giả, đồng quê hiện lên như sau:

Đồng quê hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ với hình ảnh con người bình dị, mộc mạc mà lam lũ, vất vả của quê hương: “Mẹ già xa đơn chiếc”, “những hồn thân” “những hồn quen dãi gió dầm sương” “những hồn chất phác hiền như đất”, nhớ qua một “tiếng hò”. Điệp từ nghi vấn “Đâu” đặt ở đầu câu cùng với một loạt từ cảm thán đã diễn tả một cách tự nhiên và chân thực tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với cuộc sống và con người quê hương. Dường như người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đang chìm đắm trong nỗi nhớ nhung, trong dòng hồi ức miên man không dứt. Người đọc cảm nhận rất rõ tâm trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc này.

c. Nhận xét hai câu mở đầu và hai câu kết của bài thơ

-  Hai câu kết là sự lặp lại của hai câu thơ đầu, tạo nên kết cấu vòng tròn. Bài thơ khép lại nhưng cảm xúc thơ vẫn tiếp tục mở rộng như nhiều vòng sóng đồng tâm, mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng không giới hạn.

3. Tổng kết

Từ bài thơ “Nhớ đồng” – Tố Hữu, có thể rút ra một số đặc trưng thể loại như sau:

- Thể thơ: 7 chữ.

- Vần: vần bằng và vần trắc đan xen nhau trong bài thơ.

- Nhịp: 4/3 và 3/4

- Mạch cảm xúc: đi từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ và suy ngẫm của nhà thơ.

- Đề tài: thiên nhiên, cuộc sống.

- Chủ đề: khát vọng tự do và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống.

- Giọng điệu: nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

Chat hỗ trợ
Chat ngay