Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 5

Dưới đây là giáo án bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 5. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 5

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về trợ từ, thán từ (đặc điểm, chức năng).
  • Luyện tập về trợ từ, thán từ.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ.
  • Sử dụng được những kiến thức về trợ từ, thán từ vào việc tạo lập văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm và tổ chức cuộc thi “Nhanh như chớp” về trợ từ, thán từ.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về trợ từ, thán từ và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh chia lớp thành 2 nhóm, một nhóm “Trợ từ”, một nhóm “Thán từ” với số lượng thành viên tương đương nhau.

- GV kẻ hai cột trên bảng, một bên là trợ từ, một bên là thán từ.

- Từng thành viên của hai đội sẽ lần lượt lên ghi các trợ từ hoặc thán từ vào cột tương ứng.

- Sau 5 phút, đội nào ghi được nhiều từ hơn và chính xác hơn sẽ là đội chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu các HS theo dõi lên bảng, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần chơi, tìm ra đội chiến thắng.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong quá trình giao tiếp, ta thường thấy người nói hay thêm vào lời nói của những từ ngữ nếu tách ra ít có ý nghĩa nhưng khi nghe những lời nói có sử dụng những từ ngữ đó, ta thấy dễ nghe, có tính biểu cảm rất cao như: ngay, này, ơi, vâng,…. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về trợ từ, thán từ.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức trợ từ, thán từ.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập trợ từ, thán từ.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về trợ từ, thán từ và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về trợ từ, thán từ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về trợ từ, thán từ, trả lời câu hỏi bằng sơ đồ tư duy:

- Trình bày khái niệm trợ từ, phân loai trợ từ và lấy ví dụ minh họa.

- Trình bày khái niệm thán từ, phân loại thán từ và lấy ví dụ minh họa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân

- GV mời 2 – 3 HS đại diện trình bày các nội dung:

+ Trình bày khái niệm trợ từ, phân loai trợ từ và lấy ví dụ minh họa.

+  Trình bày khái niệm thán từ, phân loại thán từ và lấy ví dụ minh họa.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia làm 3 nhóm thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau:

* Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một dồng quà.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

* Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách quá nặng: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc

(Nam Cao, Lão Hạc)

* Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi, ông giáo ạ !

(Nam Cao, Lão Hạc)

* Rồi cứ mỗi năm rằm thắng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

(Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)

+ Nhóm 2: Chọn các trợ từ “những, đến, chính, độc, tịnh, là” điền vào chỗ trống thích hợp trong những câu sau đây:

1. Trong những năm tháng khó khăn, /.../ bác Thanh đã giúp đỡ gia đình chúng tôi rất nhiều.

2. Trường nó ở xa, con bé ngày nào cũng phải leo đèo lội suối /.../ bốn năm ki-lô-mét.

3. Trên đường /.../ không một bóng người.

4. Ruộng đất màu mỡ /.../ thế, vậy mà đồng bào các vùng nói trên phải chạy từng lon gạo.

5. Con ra đi, mẹ ở nhà /.../ nhớ cùng mong.

6. Phòng chỉ kê /.../ hai cái giường.

+ Nhóm 3: Xác định và giải thích ý nghĩa của các thán từ trong những câu sau:

1. Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

2. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương….”

3. “Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”.

4.Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS của 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Một số lưu ý khi sử dụng trợ từ, thán từ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rút ra ghi nhớ về một số lưu ý khi sử dụng trợ từ, thán từ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra ghi nhớ về một số lưu ý khi sử dụng trợ từ, thán từ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ghi nhớ về một số lưu ý khi sử dụng trợ từ, thán từ.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về trợ từ, thán từ

a. Trợ từ

- Khái niệm: Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu.

Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, nhỉ, nhé,…

- Phân loại:

+ Trợ từ nhấn mạnh (những, có, chính, mỗi, ngay,…) thường đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh.

Ví dụ:

=> Thời tiết nóng như đổ lửa mà bác nông dân vẫn ra đồng gặt lúa.

=> Chính sự nỗ lực, chăm chỉ không ngừng nghỉ mà thành tích của Lan đã đứng đầu toàn khối.

+ Trợ từ tinh thái ( tiểu từ tình thái: à, ạ, nhỉ, nha, nghen, nhen, đấy, này,…): thường đứng ở đầu và cuối câu, có tác dụng tạo kiểu câu nghi vấn, cần khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói.

Ví dụ:

=> Vì đạt thành tích cao trong học tập nên mẹ mua cho con bộ truyện này nghen!

=> Đấy, cô giáo đã dặn chúng ta phải ôn tập thật kĩ phần trợ từ, thán từ trước khi đi thi rồi!

b. Thán từ

- Khái niệm: Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

- Phân loại:

+ Thán từ bộc lộ cảm xúc (a, á, ô, ối, ôi, chà,…): dùng để bộc lộ các trạng thái cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi,…).

Ví dụ:

=> A! Với dự án này, tớ đã có một kế hoạch rất khả thi để triển khai mà vẫn đảm  bảo yêu cầu được đề ra.

=> Ôi! Cảnh sắc của quê hương Việt Nam đẹp đến mức làm say lòng biết bao du khách từng đến đây.

+ Thán từ gọi đáp (ơi, dạ, vâng, ừ, …): thường đứng đầu câu và có khả năng tách ra thành một câu đặc biệt. Khi sử dụng thán từ, người nói thường dùng theo ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt, … tương ứng với cảm xúc mà thán từ biểu thị.

Ví dụ:

=> Dạ, đó là phương pháp điều trị cần thiết để bệnh nhân có thể điều trị bệnh hiệu quả hơn.

=> Vâng, chúng ta cần đề xuất những ý kiến hữu ích để giải quyết nhanh chóng vấn đề này!

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Giải thích nghĩa các trợ từ in đậm

+ Trợ từ lấy được lặp lại 3 lần. Nhằm biểu thị tình cảm của nhân vật với mẹ, dù mẹ không quan tâm hỏi han nhưng tình cảm của Hồng với mẹ không “rắp tâm nào” có thể làm thay đổi được.

+ Trợ từ nguyên, đến: nhấn mạnh ý chê trách nhà gái thách cưới quá nặng, và biểu thị thái độ oán trách của lão Hạc.

+ Trợ từ cả : Nhấn mạnh về mức độ cao (ăn nhiều của “cậu Vàng”).

+ Trợ từ cứ: Nhấn mạnh ý khảng định, bất chấp mọi điều kiện.

b. Điền trợ từ thích hợp vào chỗ trống

1. chính      

2. đến         

3. tịnh

4. là            

5. những     

6. độc

Gợi ý một vài chỗ khó:

– Trợ từ “những” ở đây đặt trước động từ biểu thị ý nhấn mạnh tính chất của một tâm lí, tình cảm tựa như xâm chiếm hết cả tâm hồn.

– Trợ từ “độc” biểu thị ý nhấn mạnh số lượng chỉ có một hoặc rất ít mà thôi, không có thêm gì khác.

– Trợ từ “tịnh” biểu thị ý nhấn mạnh sự phủ định nêu ra sau đó; hoàn toàn, tuyệt nhiên

c. Xác định và giải thích ý nghĩa của thán từ

1. Thán từ: Trời ơi!

Ý nghĩa: biểu lộ cảm xúc xót xa, đau khổ tột cùng của nhân vật.

2. Thán từ: Chao ôi!

Ý nghĩa: biểu lộ cảm xúc ai oán, xót xa, bất lực của người nói.

3. Thán từ: Ôi!

Ý nghĩa: biểu lộ cảm xúc tự hào, hãnh diện vô bờ về non sông, gấm vóc dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của đất nước mình.

4. Thán từ: Ôi!

Ý nghĩa: bộc lộ tình yêu nước thiết tha, nồng nàn, sâu nặng, tổ quốc gắn bó với con người, dáng hình đất nước đã hòa vào làm một trong từng bản thể cá nhân tựa như máu và thịt, không thể tách rời. Thán từ “ôi” được điệp lại hai lần, khẳng định tình yêu đất nước và tinh thần sẵn sàng dâng hiến khi tổ quốc cần, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ non sông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Một số lưu ý khi sử dụng trợ từ, thán từ

- Trợ từ chủ yếu được dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt, trong giao tiếp thông thường. Trợ từ khi được sử dụng thường kèm theo một ngữ điệu nào đó (nhằm nhấn mạnh hoặc bày tỏ thái độ đánh giá).

- Khi sử dụng thán từ để bày tỏ cảm xúc trực tiếp cũng cần lưu ý: Thán từ được sử dụng phải phù hợp với trạng thái tình cảm, cảm xúc, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Việc sử dụng các thán từ gọi đáp cũng phải phù hợp với đối tượng giao tiếp, để đảm bảo được tính lịch sự, tính văn hoá trong giao tiếp.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

Chat hỗ trợ
Chat ngay