Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 3

Dưới đây là giáo án bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 3. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 3

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về yếu tố Hán Việt.
  • Luyện tập về yếu tố Hán Việt.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được nghĩa một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ chứa yếu tố Hán Việt đó.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia thành 3 nhóm và chơi trò chơi đuổi hình bắt từ Hán Việt.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS chơi trò chơi đuổi hình bắt từ Hán Việt và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh chia lớp thành 3 nhóm và chơi trò chơi đuổi hình bắt từ Hán Việt thông qua những hình ảnh được trình chiếu.

- GV cử 1 HS làm thư ký và ghi lại số đáp án đúng của mỗi nhóm.

- Các nhóm dành quyền trả lời bằng cách dơ tay và đọc to tên nhóm. Nhóm nào trả lời nhanh và nhiều đáp án đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

GV trình chiếu những hình ảnh sau:

 

 

STT

Hình ảnh

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

6

 

7

 

8

 

9

 

10

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và thảo luận nhóm để trả lời câu đố.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày đáp án trước lớp.

- GV yêu cầu các HS nhóm khác lắng nghe, nếu nhóm trả lời sai thì các nhóm khác được giành quyền trả lời.

STT

Đáp án

1

Trường giang

2

Thảo mộc

3

Phi trường

4

Quốc kì

5

Hoàng đế

6

Nhi đồng

7

Bạch mã

8

Đại lộ

9

Vu quy

10

Cổ tích

 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Đối với người Việt sau 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ, tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị, và kỹ thuật được người Việt vay mượn rất nhiều. Từ Hán Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, phần thì bổ túc cho những từ ngữ không có trong tiếng Việt, ngoài ra gia tăng ngữ nghĩa thêm tinh tế cho dù có sẵn những chữ thuần Việt song hành. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về yếu tố Hán Việt.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức yếu tố Hán Việt (nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt).
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập yếu tố Hán Việt.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về yếu tố Hán Việt và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về yếu tố Hán Việt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về yếu tố Hán Việt và trả lời câu hỏi.

- Trình bày khái niệm, đặc điểm của từ Hán Việt.

- Tìm những từ ghép có chứa yếu tố Hán Việt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Trình bày khái niệm, đặc điểm của từ Hán Việt.

+ Tìm ít nhất 10 từ ghép có chứa yếu tố Hán Việt.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia làm 3 nhóm.

- GV yêu HS trả lời những câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Tìm ít nhất 5 từ Hán Việt hoặc từ chứa yếu tố Hán Việt miêu tả con người, sự vật hoặc cảnh vật.

+ Nhóm 2: Tìm từ có yếu tố Hán Việt tương ứng sau đây

* Gian với nghĩa là lừa dối.

* Gian với nghĩa là ở giữa, khoảng cách.

* Gian với nghĩa là khó khăn, vất vả.

+ Nhóm 3: Giải thích nghĩa của những từ “cảnh giới” được in đậm trong những câu văn sau đây.

* Vẫn là một người sống xuất thần trong một cảnh giới (1) khác với vạn vật khác còn nguyên hình tướng.

* Hổ đã khôn ngoan chọn hướng ngược gió để tiến lại gần, nhưng vẫn không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của con khỉ đang làm nhiệm vụ cảnh giới (2).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra lưu ý khi sử dụng yếu tố Hán Việt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra lưu ý khi sử dụng yếu tố Hán Việt.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lưu ý khi sử dụng yếu tố Hán Việt.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về yếu tố Hán Việt

a. Khái niệm, đặc điểm của từ Hán Việt

- Khái niệm từ Hán Việt: là từ mượn tiếng Hán, có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi lại bằng chữ cái Latinh và đọc theo âm đọc tiếng Việt.

- Đặc điểm:

+ Mang sắc thái nghĩa: từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát sự vật sự việc. 

+ Mang sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt thể hiện cảm xúc, sử dụng từ Hán Việt để giảm hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sự. 

+ Mang sắc thái phong cách: từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.

b. Những từ ghép có chứa yếu tố Hán Việt

Hữu ích, hữu hình, tha hóa, chuyển hóa, biến hình, bất biến, tai biến, biến cố, gia vị, gia tăng, gia đình, gia truyền, quốc gia, quốc bảo.

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Từ Hán Việt hoặc từ chứa yếu tố Hán Việt miêu tả con người, sự vật hoặc cảnh vật

Bất tận, cập kê, vô tận, trùng điệp, cái thế, thiên tài, vị tha, bao dung, huyền diệu, vi diệu, đặc biệt, vô thường, quang minh,…

b. Từ có yếu tố Hán Việt

- Gian với nghĩa là lừa giối: gian xảo, gian trá, gian manh, kẻ gian,…

- Gian với nghĩa là ở giữa, khoảng cách, một phạm vi nhất định: không gian, thời gian, gian nhà, dân gian, thế gian, trần gian, trung gian,…

- Gian với nghĩa là khó khăn, vất vả: gian truân, gian nan, gian khổ, gian khó, gian nguy,…

c. Giải thích nghĩa của những từ “cảnh giới” được in đậm

* Cảnh giới (1): giống như một vạch phân chia cao thấp, phân chia những thế giới khác nhau.

* Cảnh giới (2): tuần tra, canh phòng phía ngoài, kịp thời báo cáo với trung tâm để có biện pháp ứng phó nhanh chóng, phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổng kết

- Nói viết đúng các từ gần âm Từ Hán Việt với từ thuần Việt.

- Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt.

- Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách: lựa chọn từ để phù hợp với thái độ của mình với người nói, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Không lạm dụng từ Hán Việt, nhưng nếu sử dụng đúng từ Hán Việt trong tác phẩm văn học hoặc trong các tình huống giao tiếp sẽ mang lại giá trị nghệ thuật.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

Chat hỗ trợ
Chat ngay