Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài 7

Dưới đây là giáo án bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài 7. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài 7

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 7: YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về biệt ngữ xã hội.
  • Luyện tập về biệt ngữ xã hội.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội.
  • Vận dụng được một số thành ngữ thông dụng trong giao tiếp.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia nhóm để tham gia hoạt động thảo luận về biệt ngữ xã hội.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh chia lớp thành 2 nhóm và hoàn thành bảng sau:

Biệt ngữ xã hội phổ biến của giới trẻ hiện nay

Thành ngữ tầng lớp học sinh thường dùng

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của từng nhóm trình bày đáp án trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về biệt ngữ xã hội.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức biệt ngữ xã hội.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập biệt ngữ xã hội.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về biệt ngữ xã hội và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về biệt ngữ xã hội.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về biệt ngữ xã hội, trả lời câu hỏi:

- Biệt ngữ xã hội là gì?

- Nêu chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Biệt ngữ xã hội là gì?

+ Nêu chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời những câu hỏi sau:

1. Xác định biệt ngữ xã hội trong các trường hợp sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

a. Tại sao bạn ấy hay… chém gió?

b. Khi được ai đó thả thính nhưng bạn chỉ xem người ta là bạn, vậy hãy xem hết bài viết này để biết cách né thính sao cho thật tinh tế nhé!

(Theo Mực tím online)

Đây là biệt ngữ của nhóm người nào?

2.  Hoàn thành bảng sau

Biệt ngữ

Nghĩa

Ví dụ minh họa

Quay cóp

 

 

Long bào

 

 

Trẫm

 

 

Khanh

 

 

Cúp học

 

 

Lệch tủ

 

 

Long thể

 

 

3. Đặt câu với những thành ngữ sau:

a. Nước đổ đầu vịt.

b. Nhanh như chớp.

c. Mẹ tròn con vuông.

d. Nấu sử sôi kinh.

e. Dĩ hòa vi quý.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về biệt ngữ xã hội.

a. Khái niệm

- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác…), chẳng hạn như biệt ngữ của giới trẻ…

b. Chức năng và giá trị

- Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó. Mục đích sáng tạo ra biệt ngữ xã hội là để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình. Vì vậy người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ.

- Mặc dù chỉ được dùng trong một phạm vi hạn chế nhưng theo thời gian, vẫn có những biệt ngữ dần trở nên phổ biến và sau trở thành từ ngữ toàn dân.

- Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, biệt ngữ được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích làm cho câu chuyện và nhân vật chân thật hơn.

 

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Xác định và giải thích ý nghĩa của những biệt ngữ xã hội

a. Biệt ngữ xã hội: chém gió (tức là nói quá, nói những việc vượt quá khả năng của mình hoặc nói khoác, nói phét, những việc không có nói thành có).

b. Biệt ngữ xã hội: thả thính – né thính

+ Thả thính: là cách nói ẩn dụ của việc cố tình thu hút người khác đến với mình nhằm mục đích nào đó. Vì thế, nghĩa bóng của thả thính là cố tình lôi cuốn, hấp dẫn ai đó, làm cho họ thích mình và nảy sinh tình cảm. 

+ Né thính: là hành động né tránh hoặc không muốn đáp lại tình cảm của người “thả thính”.

=> Đây là biệt ngữ của nhóm học sinh, sinh viên (giới trẻ)

b. Hoàn thành bảng

GV có thể gợi mở theo PHỤ LỤC 4 trang 88.

c. Đặt câu với thành ngữ

- Lời mẹ dặn dò tôi cứ như nước đổ đầu vịt, tôi không nhớ được điều gì.

- Cậu ấy học rất giỏi toán hình nên đã hoàn thành bài kiểm tra 15 phút nhanh như chớp.

- Tất cả thành viên trong gia đình đều rất hạnh phúc vì chị Mai đã mẹ tròn con vuông.

- Nhờ chăm chỉ học tập, nấu sử sôi kinh 12 năm trời mà Hoa đã đỗ trường học danh tiếng.

- Làng xó cần giữ tinh thần đoàn kết, vui vẻ, dĩ hòa vi quý là tốt nhất.

 

 

 

 

 

 

3. Tổng kết

- Không nên quá lạm dụng biệt ngữ xã hội.

- Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng biệt ngữ xã hội cho phù hợp.

- Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được biệt ngữ xã hội.

 

 

PHỤ LỤC 4

Biệt ngữ

Nghĩa

Ví dụ minh họa

Quay cóp

Sử dụng tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra

Quy định của cuộc thi là nghiêm cấm hành vi quay cóp tài liệu, nếu bị bắt sẽ bị cấm thi ngay lập tức.

Long bào

Áo của vua

Nhà vua khoác lên mình chiếc long bào thật uy nghiêm.

Trẫm

Cách xưng hô của nhà vua với quần thần, dân chúng.

Trẫm đã ra thánh chỉ, tuyệt nhiên sẽ không có chuyện thay đổi!

Cúp học

Nghỉ học

Chắc hôm nay Nam lại cúp học đi câu cá rồi.

Lệch tủ

Ôn sai bài so với đề ra

Hùng đã ôn lệch tủ nên nhận điểm 2 cho bài thi giữa kỳ môn vật lý.

Long thể

Cơ thể của vua

Gần đây, nhà vua thấy long thể không ổn định nên đã cho truyền thái y.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức về biệt ngữ xã hội.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập biệt ngữ xã hội.

--------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

Chat hỗ trợ
Chat ngay