Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài 9

Dưới đây là giáo án bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài 9. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng Việt bài 9

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 9: ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định.
  • Luyện tập về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số đặc điểm và chức năng của câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định và câu phủ định.
  • Vận dụng được vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân trình bày những kiến thức về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu học sinh kẻ bảng sau vào vở

K

W

L

 

 

 

GV đưa ra các câu hỏi gợi mở:

  1. Cột K: Các em đã học câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định, các em hãy nhớ lại và cho biết: khái niệm, đặc điểm và chức năng của các kiểu câu trên.
  2. Cột W: Các em muốn biết thêm điều gì về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định…
  3. Cột L: Các em đánh dấu những ý tưởng trả lời cho cột W, đề xuất đề nghị của em và rút ra những lưu ý…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày đáp án trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định và câu phủ định

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm câu phủ định, trả lời câu hỏi:

- Nêu khái niệm các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định.

- Dựa vào bức tranh dưới đây, đặt các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định cho phù hợp.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Nêu khái niệm các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định.

+ Dựa vào bức tranh dưới đây, đặt các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định cho phù hợp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời những câu hỏi sau:

1. Hãy xác định câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán và câu trần thuật trong các đoạn sau.

a) (1) Chuột cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ (2) " Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?"

(3) Lũ chuột bò lên chạm, leo lên bác Nồi Đồng. (4) Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra (5) " Haha! Cơm nguội! (7) Lại có một bát cá kho! (8) Cá rô kho khế, vừa dừ lại vừa thơm. (9) Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi! "

(10) Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: (11)" Bùng boong. (12) Ái ái! (13) Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. (14) Cái chạn cao như thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất! "(Nguyễn. Đ. T)

b) (1) Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi mừng rối rít , tỏ ra dáng bộ vui mừng. (2) Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội. (3) Cái Tí, thằng Dần cùng vỗ tay reo: (4) - A! (5) Thầy đã về! (6) A! (7) Thầy đã về! ... (8) Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. (9) Rồi lão đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên chiếc chiếu rách.

(10) Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu. (11) Chị Dậu ôm con ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi: (12) - Thế nào? (13) Thầy em có mệt lắm không? (14) Sao chậm thế? (15) Trán đã nóng lên đây mà! (Ngô Tất Tố)

c) (1) Một người thở dài. (2) Người khác khẽ thì thầm hỏi: - (3) Ai đây nhỉ?... (4) Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên? - ( 5) Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu. - (6) Quái nhỉ? - (7) Im một lúc, có người bỗng cười lên rung rúc: - (8) Hay là vợ anh cu Tràng? (9) Ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để. - (10) Ôi chao! (11 ) Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. (12) Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không? (Kim Lân)

2. Tìm câu cảm thán trong các câu sau, chỉ ra dấu hiệu, chỉ ra các cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị.

a. Ôi quê hương! Mối tình tha thiết

Cả một đời gắn chặt với quê hương

b. Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

c. Con này gớm thật!

d. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.

e. Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế? Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.

h. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ. Tội nghiệp thầy!

3. Nêu mục đích cụ thể của những câu kể dưới đây:

a.(1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. ( 2) Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất.

b.(1) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện(2) Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

c.Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì nó luôn bị chính nó bôi bẩn.

d. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

e. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.

g. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng Người Pháp ép – phen thiết kế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra những lưu ý khi sử dụng câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra những lưu ý khi sử dụng câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, , câu khẳng định câu phủ định.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những lưu ý khi sử dụng câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, , câu khẳng định câu phủ định.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định và câu phủ định

a. Khái niệm

- Câu hỏi câu có những từ để hỏi (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ,có, không, đã, chưa,…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến. Câu cầu khiến dùng để: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

- Câu kể: thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,… một sự vật sự việc nào đó.

- Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,… Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),… hay cụm từ có ý nghĩa phủ định. Thông báo, xác nhận sự không có mặt của sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

b. Đặt câu theo bức tranh

- Câu hỏi: Sau này, cậu có muốn trở thành đầu bếp không?

- Câu kể: Hôm nay, các bác sĩ của bệnh viện quân y đã lên đường vào Nam để hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid bởi dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp và khó khăn.

- Câu cảm thán: Ôi, những cán bộ phòng cháy chữa cháy đã phải trải qua biết bao là khó khăn, vất vả, hiểm nguy để dập tắt những ngọn lửa bùng lên từ đám cháy!

- Câu khẳng định: Trồng cây gây rừng chắc chắn là một biện pháp hữu hiệu để phủ xanh những đồi trọc, cải thiện bầu không khí và chống xói mòn hiệu quả.

- Câu phủ định: Những chiến sĩ hải quân không phải là không nhớ nhà, không nhớ người thân yêu nhưng các anh đã gác lại nỗi nhớ để bảo vệ biển đảo thân yêu của Tổ quốc.

- Câu cầu khiến: Hãy chăm chỉ và chú ý lắng nghe những bài giảng trên lớp, vì điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu kĩ bài học hơn.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

* Xác định cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán và câu trần thuật

Đoạn a:

- Câu trần thuật: 1, 3, 4, 10, 11

- Câu nghi vấn: 2

- Câu cảm thán: 5, 7, 8, 12, 14

- Câu cầu khiến: 9, 13

Đoạn b:

- Câu trần thuật: 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 15

- Câu nghi vấn: 12, 13

- Câu cảm thán: 4, 6

Đoạn c:

- Câu trần thuật: 1, 2, 7, 9

- Câu nghi vấn: 3, 4, 6, 8, 12

- Câu cảm thán:10, 11

- Câu phủ định: 5

* Xác định câu cảm thán, dấu hiệu và cảm xúc của mỗi câu:

a. Ôi quê hương!

- Dấu hiệu: từ “ôi”, dấu “!”.

- Thể hiện cảm xúc yêu mến tha thiết dành cho quê hương.

b. Ôi thôi, chú mày ơi!

- Dấu hiệu: từ “ôi”, dấu “!”.

- Thể hiện cảm xúc xót xa, thương cảm.

c. Con này gớm thật!

- Dấu hiệu: từ “thật”, dấu “!”.

- Thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ.

d. Khốn nạn! 

- Dấu hiệu: dấu “!”.

- Thể hiện cảm xúc tức giận, phẫn uất.

e. Đồ ngu! Trời!

- Dấu hiệu: dấu “!”, từ “trời”.

- Thể hiện cảm xúc tức giận, bực bội.

h. Tội nghiệp thầy!

- Dấu hiệu: dấu “!”.

- Thể hiện cảm xúc thương xót, đồng cảm, buồn bã.

* Mục đích của những câu trần thuật:

a. Câu kể có mục đích kể lại sự việc.

b. Câu kể có mục đích miêu tả lại sự vật.

c. Câu kể có mục đích giới thiệu.

d. Câu kể có mục đích miêu tả, nhận xét hành động.

e. Câu kể có mục đích thông báo sự việc.

g. Câu kể có mục đích giới thiệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổng kết

Một số lưu ý khi sử dụng câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, , câu khẳng định câu phủ định:

- Cần nắm rõ đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của câu.

- Phân loại câu cho đúng theo mục đích nói để diễn đạt cho hợp lý, hợp ngữ cảnh và tránh bị hiểu lầm.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định câu phủ định.

--------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

THÔNG TIN GIÁO ÁN DẠY THÊM:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án đầy đủ cả năm
  • Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
  • Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
  • PPCT, file word lời giải SGK

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

Chat hỗ trợ
Chat ngay