Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 4

Dưới đây là giáo án bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 4. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 chân trời bài: Ôn tập thực hành tiếng việt bài 4

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về nghĩa tường minh – hàm ẩn của câu, từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương.
  • Luyện tập về nghĩa tường minh – hàm ẩn của câu, từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu.
  • Nhận biết được chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương, vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong giao tiếp.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm bày những kiến thức về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu; từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS kiến thức về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu; từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu học sinh chia lớp thành 2 nhóm và kẻ bảng sau vào vở

K

W

L

 

 

 

GV đưa ra các câu hỏi gợi mở:

  1. Cột K: Các em đã học nghĩa tường minh và hàm ẩn của câu cũng như từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương, các em hãy nhớ lại và cho biết: Nghĩa tường minh là gì? Nghĩa hàm ẩn là gì? Từ ngữ toàn dân là gì? Từ ngữ địa phương là gì?
  2. Cột W: Các em muốn biết thêm điều gì về chức năng và giá trị của nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu, hay về từ ngữ toàn dân và từ địa phương?
  3. Cột L: Các em đánh dấu những ý tưởng trả lời cho cột W, đề xuất đề nghị của em và rút ra những lưu ý…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời bất kì 2 - 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong quá trình sáng tác văn chương hay giao tiếp hàng ngày, chúng ta phải luôn chú trọng việc sử dụng ngôn từ và các hàm ý cho phù hợp với ngữ cảnh, để không gây khó hiểu và hiểu lầm không đáng có. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về nghĩa tường minh – hàm ẩn của câu, từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức nghĩa tường minh – hàm ẩn của câu, từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập nghĩa tường minh – hàm ẩn của câu, từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về nghĩa tường minh – hàm ẩn của câu, từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu và từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, dựa vào kiến thức đã học về nghĩa tường minh – hàm ẩn của câu, từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương hệ thống lại kiến thức bằng những yêu cầu sau:

- Nhóm 1: Trình bày khái niệm của nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu. Loại nào thường được sử dụng nhiều hơn trong sáng tác văn chương và đời sống hàng ngày? Lấy ví dụ minh họa.

- Nhóm 2:  Trình bày chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Lấy ví dụ minh họa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS đại diện 2 nhóm trình bày các nội dung:

+ Nhóm 1: Trình bày khái niệm của nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu. Loại nào thường được sử dụng nhiều hơn trong sáng tác văn chương và đời sống hàng ngày? Lấy ví dụ minh họa.

Nhóm 2: Trình bày chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Lấy ví dụ minh họa.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV yêu HS trả lời những câu hỏi sau:

+ Tìm câu có chứa hàm ý trong những đoạn hội thoại dưới đây?

(1) - Anh nói nữa đi. – Ông giục.

- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ.

 – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

(2) Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.

+ Hãy tìm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu in đậm trong đoạn văn sau:

Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.

+ Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhan, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra một số lưu ý khi sử dụng nghĩa hàm ẩn của câu từ ngữ địa phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra một số lưu ý khi sử dụng nghĩa hàm ẩn của câu từ ngữ địa phương.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số lưu ý khi sử dụng nghĩa hàm ẩn của câu từ ngữ địa phương.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu và từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương

a. Khái niệm nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu

- Nghĩa tường minh: là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.

- Nghĩa hàm ẩn: là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thực sự muốn đề cập đến.

=> Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống hằng ngày.

Ví dụ 1:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

=> Nghĩa tường minh:

+ Nhiễu điều: tấm vải đỏ.

+ Giá gương: bàn thờ.

Ý cả câu là tấm vải đỏ được phủ lên bàn thờ. Các mô tả này gắn với khung cảnh hiện ra thể hiện sự uy nghiêm, thiêng liêng.

 => Hàm ý: Câu nói khuyên nhủ chúng ta – những công dân của tổ quốc hãy biết yêu thương, san sẻ, đùm bọc nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất. Xây dựng sự đoàn kết, đùm bọc và thương yêu lẫn nhau. Cùng nhau giúp cho đất nước, quê hương của mình phát triển giàu đẹp, văn minh hơn. Chính nhờ sự đoàn kết, đồng lòng mà đất nước mới có được các sức mạnh và giá trị như ngày hôm nay.

Ví dụ 2:

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.”

– Nghĩa tường minh:

+ Mực có màu đen, đây là màu đặc trưng của nó. Khi mực tiếp xúc trên các bề mặt đều để lại màu đen khó mà làm sạch. Do đó, thực tế thì để thứ gì gần mực thì sẽ bị mực làm cho đen đi.

+ Ngược lại đèn phát sáng, nó có thể làm sáng cho không gian xung quanh. Ngay cả trong bóng tối, nhờ có ánh đèn mà ta có thể nhìn rõ mọi vật. Như vậy, để thứ gì gần đèn sẽ được ánh sáng chiếu làm cho nó trở nên sáng sủa hơn.

– Hàm ý: Mực trong câu tục ngữ này dùng để sự tối tăm, mù mịt, cái đen tối có thể làm ảnh hưởng đến những thứ tiếp xúc xung quanh nó. Mực tượng trưng cho những điều xấu, những thói quen, đức tính không tốt trong cuộc sống của con người. Nếu gần các thói quen xấu đó, rồi có ngày chúng ta cũng bị tác động, bị ảnh hưởng tiêu cực.

b. Chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương

- Từ toàn dân: là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.

- Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

- Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, từ ngữ địa phương được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sinh động hơn.

Ví dụ 1:

Bố: Là người Huế đến Hà Nội thì cần phải nhớ một số từ phổ thông để có thể dễ dàng nói chuyện với người ta. Chẳng hạn như, “tê” là “kia”, “răng” là “sao”, “mô” là “đâu”,…

Con: Vâng ạ. Thế bố ơi, nếu bị “tê răng” thì con phải nói là bị “kia sao” ạ?

=> Từ toàn dân: kia, sao, đâu

=> Từ địa phương: tê, răng, mô

Ví dụ 2:

Từ toàn dân

Từ địa phương

Mùng

Màn

Bố

Tía

Nhanh

Lẹ

Kính

Kiếng

Dứa

Thơm

Nón

Lợn

Heo

Đắt

Mắc

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Câu có chứa hàm ý trong những đoạn văn

(1) Năm phút nữa là mười.

(2) Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.

b. Hàm ý của câu in đậm trong đoạn văn

- Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn.

- Hàm ý: Không hài lòng vì việc bệnh nhân tới muộn

c. Trong đoạn văn, có chỗ tác giả dùng từ “mẹ”, có chỗ lại dùng “mợ” vì

- “Mẹ” và “mợ” là hai từ đồng nghĩa.

- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ.

- Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổng kết

- Lưu ý khi sử dung nghĩa hàm ẩn: 

+ Nghãi hàm ẩn có thể đoán được và hiểu nghĩa 1 cách dễ dàng, người nghe chỉ cần tập trung 1 chút vào câu chuyện thôi là đã có thể nắm bắt được ý chính đó rồi.

 + Nghĩa hàm ẩn cũng có thể chối bỏ được vì người nói sẽ không phải chịu trách nhiệm với nghĩa hàm ẩn đó. Chính vì thế nên khi giao tiếp, chúng ta  cần hết sức lưu ý đến ngôn ngữ biểu đạt cũng như hoàn cảnh cụ thể để sử dụng sao cho phù hợp.

 + Nghĩa hàm ẩn thường được dùng trong văn chương và giao tiếp hơn. Tuyệt đối không nên dùng nghĩa hàm ẩn trong các văn bản hành chính.

 + Có đôi khi, trong các hành động tưởng chừng như bình thường cũng chứa nghĩa hàm ẩn sâu sa, đây là cách dùng “hình ảnh” cụ thể, sinh động để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.

- Lưu ý khi sử dụng từ địa phương:

+ Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

+ Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

Chat hỗ trợ
Chat ngay