Giáo án HĐTN 7 cánh diều tuần 25 + 26: HĐGD - Ứng phó với các tình huống nguy hiểm
Giáo án tuần 25 + 26: HĐGD - Ứng phó với các tình huống nguy hiểm HĐTN 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 7 cánh diều tuần 25 + 26: HĐGD - Ứng phó với các tình huống nguy hiểm
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TUẦN 25 + 26. ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
- MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nhận diện được các tình huống nguy hiểm.
- Biết cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm.
- Biết cách xử lí những tình huống nguy hiểm cụ thể khi gặp phải.
- Có cách ứng phó phù hợp với các tình huống có thể gặp trong cuộc sống.
- Năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
* Năng lực riêng:
- Chủ động, tích cực tìm hiểu về những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.
- Có khả năng giao tiếp, tương tác với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Biết cách thiết kế, tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Phẩm chất:
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người khi họ gặp tình huống nguy hiểm.
- Chăm chi: nỗ lực tự tìm hiều những thông tin về các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp, của cộng đồng.
- Trách nhiệm: thực hiện những hành vi tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống nguy hiểm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sưu tầm tài liệu về về các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống và cách ứng phó với những tình huống đó.
- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.
- Máy tính, máy chiếu (Tivi)
- 4 lá thăm ghi tên 4 tình huống (sử dụng trong hoạt động 3):
- Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm khi tắm ao, hồ, sông, suối.
- Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm khi gặp thiên tai.
- Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông đưởng bộ.
- Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm khi bị động vật cắn/côn trùng đốt.
- Giấy A0, A4, giấy nhớ, băng dính/nam châm dính bảng, bút dạ, bút màu.
- Đối với học sinh
- Tìm hiểu những thông tin về các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.
- Tiến hành trao đổi, chia sẻ với thầy cô, bạn bè.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chiếc hộp bí mật.
- Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi nhiệt tình, chuẩn bị tâm thế hứng khởi để bắt đầu bài học.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chiếc hộp bí mật.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: GV mời một HS lên bảng và cho HS đó xem một đồ vật (băng dính y tế, gạc, cồn, dầu gió, bánh xà phòng,...). Sau đó yêu cầu HS miêu tả đồ vật đó bằng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ hình thể nhưng không được nói trực tiếp ra tên của đồ vật. Các bạn trong lớp sẽ đoán tên của đồ vật đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi, suy nghĩ để tìm ra đáp án đúng.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận
- GV kiểm tra đáp án.
- GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung – Ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.
- Mục tiêu: HS chia sẻ tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua.
- Nội dung: GV tổ chức HS trao đổi, chia sẻ, hình thành kiến thức.
- Sản phẩm học tập: Câu chuyện về những tình huống nguy hiểm của người khác hoặc của bản thân HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu nhiệm vụ cho HS: Chia sẻ về tình huống nguy hiểm mả em biết hoặc đã trải qua. - HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách chia sẻ cặp đôi với bạn bên cạnh trong 10 phút theo gợi ý: + Tình huống đó diễn ra khi nào? Ở đâu? + Dấu hiệu nhận biết đó là tình huống nguy hiểm? + Tình huống đó diễn ra như thế nào? + Em hoặc nhân vật trong tình huống đó đã xử lí ra sao? + Cảm xúc của em hoặc nhân vật khi trải qua tình huống nguy hiểm đó? - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - GV mời một số HS phát biểu cảm nhận sau khi lấng nghe chia sẻ của các bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả và kết luận. | 1. Khó khăn của em - HS chia sẻ theo gợi ý của GV. Kết luận: Những tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc đối với người như: tổn hại về súc khoẻ và tinh thần, bị thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người,… Vì vậy chúng ta cần nhận biết được các mối nguy hiểm có thể xảy ra để biết cách ứng phó hiệu quả. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều theo công văn mới nhất