Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)

Dưới đây là giáo án bản word môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)

Bản xem trước: Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
  • Thể hiện được những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở nhà trường.
  • Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với bạn bè và hài lòng về mối quan hệ này.
  • Hợp tác được với bạn bè để thể hiện thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.

PHẦN 1. SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý tuần 1: Biểu diễn văn nghệ chủ đề Mái trường mến yêu

- Nhà trường tổ chức cho HS tham gia các hoạt động văn nghệ theo chủ đề Mái trưởng mến yêu. Các tiết mục văn nghệ đế từ HS tất cả các lớp

- GV gửi ban tổ chức nhạc cho tiết mục văn nghệ

- HS chuẩn bị sẵn sàng tâm thế, chỉnh sửa trang phụ để chờ đến tiết mục biểu diễn của lớp mình

- GV động viên HS bình tĩnh, biểu diễn tiết mục của lớp mình

- GV và các học sinh còn lại cổ vũ và xem tiết mục văn nghệ

=>Trọn bộ giáo án word + Powerpoint hoạt động trải nghiệm 6 bộ cánh diều đã được Kenhgiaovien biên soạn đầy đủ chi tiết tất cả các bài trong chương trình giảng dạy. Bộ giáo án tải về và chỉnh sửa được sẽ giúp thầy cô rút ngắn thời gian soạn. Kenhgiaovien soạn đầy đủ tất cả các môn của các bộ lớp 6 sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo.

Gợi ý tuần 2: Phát động thi đua “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”

- Nhà trường, thầy cô Tổng phụ trách Đội phổ biến và phát động tuần lễ thi đua Giữ gìn trường lớp sạch đẹp giữa các khối lớp HS trong toàn trường với các tiêu chí thi đua cụ thể đảm bảo tính phù hợp, khả thi, dễ quan sát, dễ đánh giá.

- Ví dụ:

  • Xác định các hành vi giữ gìn trường lớp sạch đẹp, số điểm thưởng cho mỗi hành vi tích cực.
  • Xác định được các hành vi không giữ gìn trường lớp sạch đẹp, số điểm phạt cho mỗi hành vi tiêu cực.
  • Thời gian giám sát: Nhà trường/ thầy cô Tổng phụ trách Đội công bố danh sách ban giám sát tuần lễ thi đua giữ gin trường lớp sạch đẹp (đại diện Ban giám hiệu, đại diện Liên đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đội cờ đỏ/ xung kích…)

Gợi ý tuần 3: Những người bạn quanh tôi

- Sáng tác về chủ đề Những người bạn quanh tôi

  • Phát động cuộc thi sáng tác nghệ thuật với chủ đề Những người bạn quanh tôi.
  • Các hình thức lựa chọn: bài viết cảm nhận, quay một video clip hoặc chụp ảnh, làm thơ, vẽ tranh, thiết kế trang fanpage…
  • Nội dung: Về những người bạn của mình, tình cảm bạn bè...
  • Yêu cầu sản phẩm: sáng tạo, chân thực, thẩm mĩ.
  • Thời gian nộp sản phẩm: Sau 1 tuần

- Triển lãm tranh, ảnh về những khoảnh khắc đẹp của tình bạn.

  • GV phổ biến về triển lãm tranh, ảnh về chủ đề tình bạn từ tuần truocs đó để HS có thời gian chuẩn bị, ghi lại khoảnh khắc tình bạn.
  • Tổ chức triển lãm bằng cách: để giá ảnh, khu vực căng dây treo ảnh.
  • Tổ chức chấm và công bố tranh, ảnh xuất sắc được giải…

=> Giáo viên có thể xem bất kì bài giáo án HDTN 7 trong chương trình: Giáo án hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều và Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 cánh diều. Hệ thống có đầy đủ tất cả các bài soạn  giáo viên củng cố kiến thức thêm cho học sinh

PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 1. TỰ HÀO TRƯỜNG EM

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Nắm được những nét truyền thống và nổi bật của nhà trường.
  • Biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.
  1. Năng lực:

* Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

*Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu về truyền thống và những nét nổi bật của nhà trường thông qua các thông tin trên mạng của nhà trường hoặc tìm hiểu ở phòng truyền thống.
  • Đề xuất được những ý tưởng phát huy truyền thống nhà trường
  • Xây dựng và thực hiện được buổi tọa đàm Phát huy truyền thống nhà trường.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước: Yêu môi trường, cảnh quan của nhà trường, tự hào về truyền thống nhà trường.
  • Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô
  • Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung
  • Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt
  • Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường
  • SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.
  • Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
  • Máy tính, máy chiếu (Tivi)
  • Giấy A4, giấy nhớ, bút chì, bút màu các loại.
  1. Đối với học sinh
  • Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật của nhà trường trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục - thể thao trên website của nhà trường, ở phòng truyền thống, qua trao đổi với thầy cô.
  • Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có kết quả nổi bật trong hoạt động dạy học, văn nghệ, thể dục – thể thao....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.
  4. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo(môn dạy)  trong trường và các bạn trong lớp học. Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS tìm hiểu vào nội dung bài mới: Tự hào trường em.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu truyền thống nhà trường

  1. Mục tiêu: Nêu được những điều mà HS thấy tự hào về trường, thể hiện được niềm tự hào của bản thân về nhà trường.
  2. Nội dung: GV trình bày nội dung, tổ chức HS chia sẻ theo nhóm, thảo luận, hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm: HS nêu được một số truyền thống của nhà trường
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm (tùy theo đặc điểm của từng trường lớp cụ thể mà GV tổ chức cho HS trao đổi theo cặp đôi hoặc nhóm theo bàn hoặc HS hai bàn quy lại với nhau) về những điều khiến em tự hào về nhà trường.

- GV mời một sô HS chia sẻ những điều mình tự hào về nhà trường mà các bạn đã trao đổi với nhau.

- GV đặt thêm một số câu hỏi cho HS trình bày. Ví dụ: Em biết những thông tin đó từ đâu?...

- GV mời một số HS chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường:

Gợi ý:

+ Điều em tự hào nhất về nhà trường?

+ Vì sao em cảm thấy tự hào?

+ Em cần làm gì để lan tỏa niềm tự hào đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nội dung, hoạt động theo nhòm, thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp.

- GV quan sát, hướng dẫn quá trình HS thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS giới thiệu những truyền thống qua sản phẩm của nhóm đã được chuẩn bị từ trước bằng một số hình thức: trưng bày sản phẩm, thuyết trình, biểu diễn văn nghệ…

- GV mời HS chia sẻ cảm xúc khi tìm hiểu

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

1. Tìm hiểu truyền thống nhà trường

Gợi ý:

- Lịch sử nhà trường:

·        Tên trường

·        Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường

·        Sự vật nổi bật liên quan đến trường

·        ….

- Tấm gương thầy cô, học sinh:

·        Trong hoạt động dạy và học

·        Trong hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao

·        Trong các hoạt động khác (nghiên cứu khoa học, hoạt động cộng đồng)

=> Kết luận: Mỗi một ngôi trường đều có những nét nổi bật, đáng nhớ và khiến HS tự hào. Chia sẻ niềm tự hào đó cho mọi người cũng chính là cách các em thể hiện tình yêu với trường – ngôi nhà thứ hai của mình.

=> Bắt đầu từ năm học 2023 -2024. Chương trình hoạt động trải nghiệm lớp 8 thay đổi chương trình mới. Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều đã được soạn chi tiết: Giáo án wordgiáo án Powerpoint. Ngoài ra, kenhgiaovien có đủ giáo án của các môn của 3 bộ sách: Kết nối, Chân trời, Cánh diều

Hoạt động 2. Phát huy truyền thống nhà trường

  1. Mục tiêu: HS lên kế hoạch và tổ chức được buổi tọa đàm “truyền thống nhà trường”.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS nhập vai mô phỏng buổi tọa đàm.
  3. Sản phẩm: HS tổ chức được buổi tọa đàm.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường.

- GV gợi ý cho HS:

+ Xác định mục tiêu buổi tọa đàm

+ Xác định nội dung chính của buổi tọa đàm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nội dung, hoạt động theo nhòm, thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp.

- GV quan sát, hướng dẫn quá trình HS thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày ý kiến.

- GV tập hợp tất cả các ý kiến, chốt lại những nội dung cần thực hiện

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thực hiện buổi tọa đàm, cử một bạn HS làm người dẫn chương trình trong buổi tọa đàm Phát huy truyền thống của nhà trường theo kế hoạch đã thực hiện:

+ Chuẩn bị một chiếc bàn và 6 chiếc ghế, trên bàn đặt các biển tên.

+ Các nhân vật tham gia buổi tọa đàm đến ngồi theo đúng vị trí biển tên.

+ Người dẫn chương trình giới thiệu mục đích buổi tọa đàm và các thành phần tham gia buổi tọa đàm.

+ Người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện các tổ chức, cá nhân nêu lên những ý kiến về các công việc cần làm, những điều cần lưu ý để phát huy truyền thống nhà trường.

+ Sau khi các cá nhân trình bày hết ý kiến, người dẫn chương trình tổng kết lại nội dung buổi tọa đàm và kết thúc.

- GV mời HS phát biểu cảm nhận sau khi đóng vai các nhân vật

- GV kết luận lại nội dung.

2. Phát huy truyền thống nhà trường

Gợi ý:

- Mục tiêu của buổi tọa đàm:

+ Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường.

+ Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường.

+ Tích cực đưa ra những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường.

- Những nội dung chính của buổi tọa đàm:

+ Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.

+ Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường.

=> Kết luận:

- Mỗi trường đều có những truyền thống, thành tích nổi bật trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục,thể thao, mà học sinh cảm thấy tự hào.

- Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được góp phần phát huy truyền thống nhà trường - nơi mà các em đang theo học.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được kế hoạch cụ thể cho bản thân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về học tập, văn nghệ, thể dục - thể thao của em trong năm học này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và đưa ra kế hoạch cho bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đại diện trình bày kế hoạch của bản thân đặt ra trong năm học này.

Gợi ý:

+ Về học tập:

  • Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức.
  • Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường, kiến thức,….

+ Về văn nghệ, thể dục - thể thao: tích cực tham gia vào các hội diễn văn nghệ, hội thao,….vào các dịp như Ngày 8/3, 20/10, 20/11…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khuyến khích HS cố gắng thực hiện được kế hoạch bản thân đã đề ra.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao ở trường em hoặc trường khác mà em biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.

+ Tên bạn học sinh.

+ Kết quả nổi bật của bạn về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

+ Em học được điều gì từ bạn.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng dậy chia sẻ trước lớp,  GV nhận xét, đánh giá.

*Hướng dẫn về nhà:

- Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: Giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch đẹp

  • Ghi lại các hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ ở lớp, ở trường của các bạn.
  • Ghi lại kết quả thực hiện hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của nhóm trong tuần vừa qua.

- Hoà đồng hợp tác với các bạn

- Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn.

 

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 2: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP GỌN GÀNG, SẠCH SẼ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Nắm được những thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ ở trường.
  • Biết được cách khắc phục thói quen chưa ngăn nắp, gọn gàng.
  1. Năng lực:

* Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

*Năng lực riêng:

  • Quan sát và đánh giá bản thân và các bạn trong việc thể hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường.
  • Đề xuất các cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
  • Đưa ra các ý tưởng cho hoạt động góp phần xây dựng trường lớp ngày càng ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ.
  1. Phẩm chất:
  • Nhân ái: Sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động, tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
  • Trung thực: Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm, tọa đàm.
  • Chăm chỉ: Chủ động quan sát, nhận biết các hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của các bạn khi tham gia các hoạt động ở trường, tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể.
  • Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.
  • Giấy A0, A4
  • Bút dạ, nam châm dính bảng hoặc băng dính trắng.
  • Một số dụng cụ lao động như chổi, hót rác, bình tưới cây…
  1. Đối với học sinh
  • Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật tìm hiểu những thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ ở trường
  • Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có thói quen ngăn nắp, gọn gàng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Ai nhiều hơn
  4. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhiều hơn

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các hoạt động góp phần xây dựng trường lớp ngăn nắp, gọn gàng sạch . Đội nào viết được nhiều hoạt động đúng thì đội đó giành được chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên bố đội chiến thắng và dẫn dắt HS tìm hiểu vào nội dung bài mới: Giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch sẽ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường

  1. Mục tiêu: HS chia sẻ những hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của HS trong quá trình tham gia các hoạt động của nhà trường.
  2. Nội dung: GV trình bày nội dung, tổ chức HS chia sẻ theo nhóm, thảo luận, hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm: HS nêu được hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Việc giữ gàng, sạch sẽ luôn được các thầy cô hướng dẫn, giáo dục cho học sinh ngay từ trong ghế nhà trường, những thói quen mà học sinh hình thành luôn là những vấn đề quan trọng, thực tế.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Hãy nêu những thói quen của em về sự gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ khi ở trường

? Chia sẻ thói quen mà em nên sửa khi ở trường.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Nêu hành vi thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường

+ Nêu hành vi không thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS

1. Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường

Gợi ý:

- Hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

+ Bọc sách vở cẩn thận

+ Sắp xếp ghế sau giờ chào cờ.

+ Hàng ngày trực nhật lớp học

+ Tham gia các hoạt động vệ sinh của lớp, của trường.

+ Sắp xếp sách vở, dụng cụ học tập gọn gàng, ngăn nắp trong ngăn bàn….

- Hành vi không ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

+ Vứt đồ dùng học tập bừa bãi

+ Bôi mực lên quần áo, bàn ghế

+ Vứt rác không đúng nơi quy định.

+ Vẽ bẩn lên tường lớp học, trường học…

=> Kết luận:

Quan sát các hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ trong hoạt động học tập và trong các hoạt động khác của các bạn sẽ giúp em đánh giá được việc giữ gìn trường lớp sạch sẽ là tốt hay chưa.

Hoạt động 2. Đánh giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường

  1. Mục tiêu: HS đánh giá được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của bản thân ở trường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS đánh giá
  3. Sản phẩm: HS liên hệ bản thân và đánh giá trung thực.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tự đánh giá thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của bản thân theo 3 mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng và chưa bao giờ.

Hành vi

Mức độ

Sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng.

 

Để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

 

Không viết, vẽ lên bàn học

 

Làm trực nhật

 

Bỏ rác đúng nơi quy định.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc kĩ các nội dung và tự đánh giá

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS thống kê số lượng ành vi ở các mức độ theo hai khía cạnh cá nhân và tổ.

- GV tuyên dương các tổ, cá nhân thể hiện tốt nhất những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận: Việc tự đánh giá những hành vi thể hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường của bản thân sẽ giúp các em ý thức được hành vi mình đã làm, từ đó có cách thức để phát huy những hành động đẹp và hạn chế những hành vi chưa đẹp.

2. Đánh giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường

Hoạt động 3. Cách khắc phụ những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

  1. Mục tiêu: HS đề xuất được cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, hình thành kiến thức
  3. Sản phẩm: HS biết cách khắc phục, hoàn thiện bản thân.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm để thảo luận về các khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường theo các gợi ý sau:

+ Những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

+ Nguyên nhân dẫn đến những hành vi chưa đẹp đó

+ Cách khắc phục

+ Cách rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết luận: Biết cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trưởng thể hiện ý thức, trách nhiệm của các em trong việc góp phần thực hiện xây dựng nhà trường xnh – sạch – đẹp.

2. Cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

(Gợi ý trả lời:

- Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: không bọc, dán nhãn sách vở cẩn thận.

- Nguyên nhân: do sự lười biếng của bản thân.

- Cách khắc phục:

+ Cùng anh/chị/em trong nhà bóc, dán nhãn sách vở chuẩn bị cho năm học mới.

+ Chọn những loại bọc, nhãn vở phù hợp với sở thích của bản thân.

- Cách rèn luyện thói quen:

+ Nhận biết thói quen bản thân cần rèn luyện (ví dụ: sắp xếp đồ dùng cá nhân ở trường).

+ Tìm hiểu bối cảnh hoàn cảnh thường diễn ra thói quen đó (ví dụ: khi đến lớp, Sau khi kết thúc giờ học).

+ Xác định các hành động phù hợp cần thực hiện trong bối cảnh hoàn cảnh đó Mí dụ: đế đã dũng cả nhân đúng nơi quy định).

+ Chú ý thực hiện các hành động đô mỗi ổn, lặp đi lặp lại nhiều lẫn (ví dụ: thực hiện sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân sau mỗi tiết học)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường, lớp thưởng xuyên để hình thành thói quen tích cực
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và thực hành theo
  4. Sản phẩm học tập: HS có ý thức tham gia vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường, lớp theo nhiệm vụ
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phổ biến từng nhiệm vụ cho từng tổ HS

+ Tổ 1: chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của trường

+ Tổ 2: Vệ sinh lớp học

+ Tổ 3: Tham gia làm sạch đẹp sân trường,...

+ …

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện hằng ngày, hằng tuần để hình thành thói quen ngăn nắp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV phân công các nhóm theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét

- GV kết luận: Để hình thành thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, chúng ta cần chăm chỉ, thường xuyên thực hiện các hành động nhỏ nhưng cụ thể, thiết thực, có ý nghĩa.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và lập kế hoạch của bản thân nghiên cứu cách khắc phục những hành vi chưa thể hiện những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Nguyên nhân của hành vi đó đến từ đâu.

+ Cách khắc phục hành vi đó như thế nào.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc nội dung.

*Hướng dẫn về nhà:

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Hoà đồng hợp tác với các bạn

  • Cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với bạn
  • Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 3: HÒA ĐỒNG VÀ HỢP TÁC VỚI CÁC BẠN

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Phát triển được các mối quan hệ hòa đồng với bạn bè và hài lòng về mối quan hệ này.
  • Hợp tác được với bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

Năng lực riêng: 

  • Chủ động tìm hiểu các thông tin về tình bạn, các cách ứng xử phù hợp trong mối quan hệ bạn bè.
  • Tương tác, trao đổi chỉa sẻ với các bạn trong học tập, vỉ chơi và các hoạt động khác. Hợp tác với bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động nhóm và giải quyết các vấn đề nảy sinh.
  • Linh hoạt trong xử lý các tình huống nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè. Đề xuất các cách thức xây dựng tình bạn đẹp. Thích ứng với cuộc sống: Biết cách điều chỉnh bản thân để đáp ứng những yêu cầu, nội quy của trường, lớp…
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động, tôn trọng, yêu quý bạn bè và trân trọng những tình bạn đẹp.
  • Trung thực: Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm không bao che cho những hành vi sai trái của bạn bè (nếu có).
  • Chăm chỉ: Chủ động, tích cực, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, bảo vệ bạn bè, không đổ lỗi cho bạn
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sưu tầm một số câu chuyện, câu danh ngôn ca ngợi tình bạn đẹp. 
  • SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.
  • Máy tính, máy chiếu (Tivi)
  • Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng hoặc băng dính trắng...
  1. Đối với học sinh
  • SGK Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều, Sách bài tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: HS chơi trò chơi “Đố bạn là ai”
  4. Sản phẩm học tập: HS mở rộng được các mối quan hệ khi tham gia trò chơi
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi  “Đố bạn là ai”

- GV phổ biến luật chơi: GV mời một bạn đứng dậy nói hai câu, mô tả đặc điểm, tính cách của một bạn bất kì trong lớp. Xong hỏi cả lớp “Đố bạn là ai?”. Lần  lượt các HS khác đứng dậy mô tả đặc điểm về các thành viên khác trong lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe luật chơi, hào hứng tham gia chơi trò chơi.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- GV nhận xét, kết luận: Ghi nhớ tên một ai đó là bước đầu tiên để chúng ta làm quen với một người. Vậy để hòa đồng với một người, một tập thể, chúng: Hòa đồng và hợp tác với các bạn

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hòa đồng với các bạn

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được các biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời HS chí sẻ về tình huống mà em đã thể hiện sự hòa đồng với các bạn (thời gian cho hoạt động là 5 phút)

- GV gợi ý:

+ Trong giao tiếp

+ Trong học tập

+ Trong các hoạt động tập thể

- GV tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi để nêu biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn trong tình hướng đã được các bạn chia sẻ ở trên

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi cặp đôi để nêu biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn trong tình hướng đã được các bạn chia sẻ ở trên.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời học sinh chia sẻ trước lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV lắng nghe, nhận xét

- GV kết luận: Sự thân thiện và cởi mở sẽ giúp các em duy trì mối quan hệ tốt với bạn bè. Đó chính là sự hòa đồng trong quá trình giao tiếp với các bạn. Biết cách cư xử phù hợp trong mối quan hệ bạn bè chính là cách chúng ta nuôi dưỡng tình bạn đó bền lâu.

1. Hòa đồng với các bạn

 

(Gợi ý trả lời:

a. Gợi ý một tình huống mà em đã thể hiện sự hoà đồng với các bạn: bạn quên mang sách giáo khoa, em đã cho bạn xem chung để cùng nhau học bài.

b. Biểu hiện của sự hoà đồng trong tình huống đã chia sẻ: sẵn sàng cho bạn xem chung sách).

Hoạt động 2: Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết các thể hiện sự hòa đồng với bạn bè trong học tập, giao tiếp trong các hoạt động khác
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm

 - Các nhóm thảo luận về cách thể hiện sự hoà đồng với các bạn trong một số trường hop sau:

+ Tính huống 1: Đầu năm học, lớp em có một bạn HS mới chuyển đến. Bạn chưa quen nên hầu như không nói chuyện với ai.

+ Tình huống 2: Lớp em tổ chức buổi tham quan dã ngoại. Một số bạn không 111ôn tham gia.

+ Tình huống 3: Cô giáo chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm một du ản học tập và báo cáo kết quả sau một tuần. Trong nhóm em, một số bạn luôn hoàn thành dự án mà không cần sự tham gia của các bạn khác.

Gợi ý:

+ Các trường hợp trên nói về cách thể hiện sự hoà đồng với các bạn trong lĩnh vực nào?

+ Vấn đề nảy sinh trong các trường hợp trên?

+ Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề đó có thể là gì?

+ Cách giải quyết các vấn đề đó như thế nào?

- GV tổ chức cho HS thực hành thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong học tập, giao tiếp và trong các hoạt động chung/hoạt động tập thể

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Sau 10 phút thảo luận, GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác có thể bổ sung ý kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết luận: Có rất nhiều cách để chúng ta thể hiện sự hòa đồng với bạn bè. Tuy nhiên, chúng ta luôn nhớ rằng, trong tình bạn luôn cần có sự lắng nghe, tin tưởng, hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau

2. Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn

(Gợi ý câu trả lời:

Cách thể hiện sự hoà đồng với các bạn trong các trường hợp:

  • Trường hợp 1: thể hiện thái độ cởi mở, thân thiện, chủ động bắt chuyện và làm quen với bạn.
  • Trường hợp 2: hỏi lí do sau đó tích cực vận động, thuyết phục các bạn tham gia cùng lớp.
  • Trường hợp 3: khuyên các bạn nên có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc chung thay vì tự tách ra làm riêng lẻ.)

Hoạt động 3: Hợp tác với các bạn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được biểu hiện của sự hợp tác với các bạn và ý nghĩ của sự hợp tác với các bạn trong cuộc sống
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm để tìm hiểu biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về những tình huống, việc làm của các em mà ở đó thể hiện sự hợp tác với các bạn.

+ Tình huống, việc làm đó diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào?

+ Em đã làm gì để thể hiện sự hợp tác với các bạn?

+ Kết quả công việc/ hoạt động đạt được sau khi em hợp tác với các bạn?

+ Cảm xúc của em và các bạn lúc đó là gì?

 - GV cho học sinh chia những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm cùng nhau thảo luận, phân tích tình huồng trong SGK trang 14 và chỉ ra biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C

- HS chia sẻ về những tình huống, việc làm của bản thân mà ở đó thể hiện sự hợp tác với các bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng liệt kê những biểu hiện hợp tác của các bạn trong tình huống. Nhóm nào liệt kê được nhiều biểu hiện hơn sẽ dành chiến thắng

- GV mời các bạn lên chia sẻ về những tình huống, việc làm của bản thân mà ở đó thể hiện sự hợp tác với các bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết luận: Khi làm việc, nếu chúng ta nhận được sự hợp tác của bạn bè thì chúng ta sẽ thấy vui vẻ hơn, nhẹ nhàng hơn, công việc cũng đạt kết quả tốt hơn và ngược lại.

3. Hợp tác với các bạn

(Gợi ý câu trả lời:

Biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống:

  • Cả lớp thống nhất thi đua học tốt, giành nhiều hoa điểm 10.
  • Mỗi tổ đều chủ động nhận nhiệm vụ.
  • Tổ 1: cả tổ họp và lên ý tưởng làm báo tường, sau đó thông báo cả lớp để cùng sưu tầm, viết,...
  • Tổ 2: trao đổi về cách trang trí lớp học và cùng nhau thực hiện.
  • Tổ 3: phân công cụ thể công việc cho từng bạn và hỗ trợ nhau cùng thực hiện.)

 

 

(Gợi ý:

- Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất,...)

Hoạt động 4: Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung

  1. Mục tiêu: HS liệt kê được các cách thức hợp tác với bạn vè trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. HS đánh giá được hiệu quả của sự hợp tác với bạn bè trong thực hiện nhiệm vụ chung
  2. Nội dung: HS lựa chọn một nhiệm vụ chúng, đề xuất cách thức hợp tác để thực hiện nhiệm vụ
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS biết cách hợp tác với bạn để giải quyết về các vấn đề nảy sinh

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng cuốn Thực hành để thực hiện nhiệm vụ được giao

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV đi xung quanh để quan sát học sinh làm việc cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV kết luận: Không chỉ trong hoạt động trong học tập mà trong các hoạt động khác ở nhà trường, chúng ta đều nên hợp tác với bạn bè để cùng hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

4. Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung

Gợi ý:

Hoạt động 5: Hợp tác giải quyết vấn đề

  1. Mục tiêu: HS biết cách hợp tác để giải quyết các vấn đề nảy sinh
  2. Nội dung: HS thảo luận, dóng vai xử lí tình huống
  3. Sản phẩm học tập: HS sử dụng các kiến thức đã học để xử lí tình huống
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm để đóng vai tình huống trong SGK

- GV cho các nhóm tự lựa chọn một vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn và thảo luận để giải quyết theo các bước gợi ý trong SGK. Gợi ý:

+ Vấn đề nảy sinh trong học tập

+ Vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè

+ Vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với thầy cô

+ Vấn đề nảy sinh trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận và đóng vai xử lí tình huống theo các bước đã được gợi ý trong SGK, trang 14

- Các nhóm tự lựa chọn một vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn và thảo luận để giải quyết theo các bước gợi ý trong SGK

- Các nhóm thảo luận cách thức hợp tác với bạn bè để giải quyết vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mới các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét

- GV kết luận: Với mỗi tình huống, mỗi vấn đề khác nhau, chúng ta cần có sự chủ động linh hoạt để lựa chọn cách thức hợp tác với bạn bè một cách phù hợp nhất để giải quyết vấn đề hiệu quả.

5. Hợp tác giải quyết vấn đề

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS thể hiện được năng lực thẩm mĩ khi thiết kế Số tay niềm vui tình bạn. HS thể hiện và lưu giữ, phát triển những cảm xúc tích cực với bạn bè. HS vui vẻ, hứng khởi khi tham gia hoạt động
  3. Nội dung: HS thiết kế làm Sổ tay niềm vui tình bạn
  4. Sản phẩm học tập: HS làm được Sổ tay niềm vui tình bạn một cách độc đáo
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS lên ý tưởng và thiết kế Số tay niềm vui tình bạn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Sau khi thiết kế xong, HS ghi lại những niềm vui, cảm xúc tích cực của mình khi giao tiếp, hợp tác với các bạn trong học tập, trong các hoạt động tập thể. HS cũng có thể ghi lại những câu chuyện tình bạn của các em vào cuốn sổ; ghi những câu nói hay, câu danh ngôn về tình bạn,...

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, GV có thể mời một số bạn chia sẻ những câu chuyện thú vị trong mối quan hệ bạn bè của các em trong tuần vừa qua.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV lắng nghe, nhận xét và đưa ra kết luận:

+ Tình bạn là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người

+ Hợp tác với bạn sẽ giúp các em phát triển mối quan hệ bạn bè hòa đồng và thực hiện những nhiệm vụ chung hiệu quả.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tìm hiểu những tình bạn và mối quan hệ bạn bè, ứng xử phù hợp với bạn, cách thức phát triển mối quan hệ hòa đồng với bạn bè, cách thức hợp tác với bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết vấn đề nảy sinh trong các hoạt động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3, 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc nội dung bài học.

*Hướng dẫn về nhà:

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Hoà đồng hợp tác với các bạn

  • Cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với bạn
  • Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn.

 

PHẦN 3. SINH HOẠT LỚP

Gợi ý tuần 1: Chia sẻ những mong muốn của em trong năm học mới

- Chia sẻ những mong muốn của em trong năm học mới:

  • Mong muốn trong năm học mới của em là gì?
  • Em cần phải làm gì để thực hiện được những mong muốn đó?
  • ……

Gợi ý tuần 2: Chia sẻ kinh nghiệm, kết quả rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của em ở trường

  • Em đã sửa đổi tính tính ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của em ở trường như thế nào?
  • Điều gì khiến em cần phải thay đổi và rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ?
  • Em sẽ làm gì để bảo vệ trường lớp của mình ngày càng khang trang, đẹp đẽ?

Gợi ý tuần 3: Chia sẻ về tình bạn

- Chia sẻ về tình bạn của em:

  • Hoàn cảnh em và các bạn làm quen nhau
  • Những kỉ niệm đáng nhớ của em với bạn
  • Điều khiến em hài lòng về mối quan hệ này
  • Điều em muốn mình và bạn điều chỉnh để xây dựng tình bạn đẹp và bền vững hơn.

- Kể những câu chuyện thể hiện sự hòa đồng, hợp tác với các bạn

- Chia sẻ ý nghĩa của sự hòa đồng và hợp tác.

 

Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: giáo án HĐTN 7, giáo án hướng nghiệp 7 cánh diều, giáo án lớp 7 cánh diều, giáo án cánh diều hướng nghiệp 7

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay