Giáo án KHTN 9 kết nối bài 43: Nguyên phân và giảm phân

Giáo án bài 43: Nguyên phân và giảm phân sách Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 kết nối bài 43: Nguyên phân và giảm phân

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 43: NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm nguyên phân, lấy được ví dụ. Nêu được ý nghĩa về mặt di truyền học của nguyên phân và giảm phân.

  • Phân biệt được nguyên phân, giảm phân và mối liên hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính.

  • Thông qua sơ đồ lai hai cặp gene, trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp trong giảm phân và thụ tinh.

  • Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền, vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

  • Trình bày được các ứng dụng của nguyên phân và giảm phân trong thực tiễn.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi liên quan đến nguyên phân và giảm phân.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về nguyên phân và giảm phân.

  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về nguyên phân và giảm phân.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến nguyên phân và giảm phân.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức sinh học: 

    • Nêu được khái niệm nguyên phân, lấy được ví dụ. Nêu được ý nghĩa về mặt di truyền học của nguyên phân và giảm phân.

    • Phân biệt được nguyên phân, giảm phân và mối liên hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính.

    • Thông qua sơ đồ lai hai cặp gene, trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp trong giảm phân và thụ tinh.

    • Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền, vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được các ứng dụng của nguyên phân và giảm phân trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến nguyên phân và giảm phân.

  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  • Phiếu học tập.

  • Hình ảnh 43.1 - 43.5 và các hình ảnh liên quan.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức. 

  • Tìm hiểu trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS trả lời câu hỏi khởi động.

c. Sản phẩm học tập: Những ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi khởi động.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi theo hộp Khởi động SGK tr.178: Tại sao từ một quả trứng gà ban đầu chỉ chứa một tế bào hợp tử, sau thời gian được gà mẹ ấp sẽ nở ra một gà con gồm hàng tỉ tế bào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm ra câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 43: Nguyên phân và giảm phân

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên phân

a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm nguyên phân và ý nghĩa về mặt di truyền học của nguyên phân.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục I SGK trang 186 - 187, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

c. Sản phẩm học tập: Khái niệm, kết quả và ý nghĩa di truyền học của nguyên phân.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu một số ví dụ về quá trình nguyên phân trong thực tiễn:

   

                   a)                                 b) 

Sinh trưởng ở sinh vật (a) và tái tạo da, làm lành vết thương (b)     

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu về quá trình nguyên phân.

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 – 5 HS.

- GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin mục I, quan sát Hình 43.1, kết hợp video về quá trình nguyên phân (1:10 - 2:58), thảo luận thực hiện Hoạt động SGK tr.186 - 187: 

Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 43.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Cho biết từ một tế bào mẹ, qua một lần nguyên phân tạo ra bao nhiêu tế bào con.

2. So sánh bộ NST ở các tế bào con với bộ NST ở tế bào mẹ.

3. Cho biết nguyên phân là gì.

- Sau khi hình thành về khái niệm nguyên phân, GV đặt câu hỏi: Nguyên phân diễn ra ở những tế bào nào? Từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con trải qua những giai đoạn nào?

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung mục I.2: Bộ NST giống nhau ở các tế bào con hình thành sau nguyên phân có ý nghĩa gì về mặt di truyền?

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu cá nhân HS trả lời Câu hỏi và bài tập SGK tr.187: Nêu thêm ví dụ về nguyên phân mà em biết. 

- GV yêu cầu HS chốt câu trả lời chính xác cho câu hỏi Khởi động SGK tr.186.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS thảo luận, quan sát hình ảnh, video và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời nhóm đại diện trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động SGK tr.186: Thông qua nguyên phân, kết hợp với sự biệt hóa tế bào đã hình thành các mô, cơ quan, hệ cơ quan tạo nên một cơ thể gà con hoàn chỉnh gồm hàng tỉ tế bào.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

I. Nguyên phân

1. Khái niệm nguyên phân

- Xảy ra ở hầu hết tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản đang ở giai đoạn sinh trưởng.

- Quá trình nguyên phân diễn ra qua hai giai đoạn: 

+ Phân chia nhân: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

+ Phân chia tế bào chất: diễn ra đồng thời với kì cuối của phân chia nhân.

- Kết quả của quá trình nguyên phân: 

Từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.

Khái niệm: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào mà trong đó các tế bào con được tạo ra có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.

- Ví dụ: 

Nguyên phân diễn ra mạnh ở đỉnh chồi và đỉnh rễ là cây cao lên, rễ dài ra

Đuôi tái sinh nhờ quá trình nguyên phân ở thạch sùng

2. Ý nghĩa di truyền học của nguyên phân

- Đối với cơ thể đa bào:

+ Đảm bảo duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào.

+ Cơ sở của quá trình sinh trưởng và phát triển.

+ Cơ sở của sinh sản vô tính.

        

  Sinh sản ở thủy tức        Giâm cành

- Đối với cơ thể đơn bào nhân thực, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về giảm phân

a. Mục tiêu: 

  • Nêu được khái niệm giảm phân và ý nghĩa về mặt di truyền học của giảm phân.

  • Thông qua sơ đồ lai hai cặp gene, trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp trong giảm phân và thụ tinh.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS tìm hiểu mục II SGK tr.187 - 188 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Khái niệm, kết quả và ý nghĩa di truyền học của giảm phân.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu một số ví dụ về quá trình giảm phân trong thực tiễn: Sự hình thành tinh trùng và trứng ở người khi đến tuổi dậy thì

 

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 - 8 HS. 

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như sau:

+ Trạm 1. Khái niệm giảm phân: Đọc mục II.1, quan sát Hình 43.2, kết hợp video về quá trình giảm phân và tìm hiểu về khái niệm và kết quả của quá trình giảm phân.

+ Trạm 2. Ý nghĩa di truyền học của giảm phân: Đọc mục II.2, quan sát Hình 43.3 kết hợp kiến thức đã học, tìm hiểu về ý nghĩa di truyền học của giảm phân.

- Các nhóm thực hiện nhiệm theo thứ tự từ trạm 1 → trạm 2 và thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

- Sau khi HS trình bày Phiếu học tập số 1, GV yêu cầu HS khái quát kiến thức về khái niệm, kết quả và ý nghĩa di truyền học của giảm phân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS đọc hiểu mục II tr.187 - 188 SGK, thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm đại diện trình bày Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép. 

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. Giảm phân

1. Khái niệm giảm phân

- Xảy ra ở các tế bào sinh dục giai đoạn chín.

- Quá trình giảm phân gồm hai phần phân chia tế bào kế tiếp nhau (giảm phân I và giảm phân II).

- NST chỉ nhân đổi một lần trước khi tế bào bước vào giảm phân I.

- Kết quả của quá trình giảm phân: từ một tế bào mẹ tạo ra bốn tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa.

Khái niệm: Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào tham gia sinh sản hữu tính, từ một tế bào mẹ tạo ra bốn tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa, các tế bào con chứa tổ hợp NST khác nhau.

- Ví dụ:

Hình thành giao tử ở cây thông

2. Ý nghĩa di truyền học của giảm phân

- Giảm phân kết hợp với thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST của loài.

- Giảm phân tạo ra các giao tử chứa tổ hợp NST khác nhau nên trong thụ tinh, các giao tử đực và cái kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp. 

- Sự đa dạng về kiểu gene và kiểu hình cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quần thể sinh vật.

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Giảm phân

Câu 1: Quan sát Hình 43.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Cho biết từ một tế bào mẹ, qua giảm phân tạo ra bao nhiêu tế bào con.

2. So sánh bộ NST ở các tế bào con so với bộ NST ở tế bào mẹ.

3. Bộ NST ở trạng thái đơn hay trạng thái kép khi kết thúc giảm phân I và khi kết thúc giảm phân II?

4. Cấu trúc các NST ở trong các tế bào con khi kết thúc giảm phân có giống nhau không?

3. Cho biết giảm phân là gì.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 2: Nêu thêm ví dụ về giảm phân mà em biết.

……………………………………………………………………………………………

Câu 3: Quan sát Hình 43.3 kết hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

1. Thế hệ F1 có bao nhiêu loại kiểu gene và kiểu hình mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ?

2. Những quá trình nào đã làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở phép lai này? Giải thích.

……………………………………………………………………………………………..

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay