Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo Sinh học 9 kết nối tri thức này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác


PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

SINH HỌC 9 - KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

—----------------------------------------------------✂—-------------------------------------------------

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Di truyền là

  1. hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
  2. hiện tượng con sinh ra có các đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ.
  3. hiện tượng vật chất di truyền của bố mẹ hòa trộn với nhau trong tế bào của cơ thể con.
  4. hiện tượng tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể sinh vật.

Câu 2. Lai phân tích là phép lai giữa

  1. cơ thể mang tính trạng trội, có kiểu gene đồng hợp với cơ thể mang tính trạng lặn.
  2. cơ thể mang tính trạng trội, có kiểu gene dị hợp với cơ thể mang tính trạng lặn.
  3. cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cơ thể mang tính trạng lặn.
  4. cơ thể mang tính trạng lặn với cơ thể cũng mang tính trạng lặn tương ứng.

Câu 3. Cho sơ đồ lai sau: AABB × aabb → F1: AaBb. F1 không có giao tử

  1. Ab. B. aB. C. Aa. D. AB.

Câu 4. Nucleic acid là những phân tử sinh học cấu tạo từ các nguyên tố

  1. C, N, O, P. B. C, H, O, N. C. C, K, N, P. D. C, O, P, K.

Câu 5. Cho trình tự các nucleotide trên một đoạn của DNA như sau:

…A–G–T–C–A–T–C–G–C–C–A…

Trình tự các nucleotide trên mạch bổ sung với mạch trên là

  1. …T–C–A–G–A–A–G–C–G–G–T… B. …T–C–A–G–T–A–C–G–G–C–T…
  2. …A–C–A–C–T–A–G–C–G–G–T… D. …T–C–A–G–T–A–G–C–G–G–T…

Câu 6. Tổ hợp toàn bộ gene trong tế bào của cơ thể sinh vật được gọi là

  1. tính trạng. B. allele. C. dòng thuần. D. kiểu gene.

Câu 7. Dạng RNA nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?

  1. mRNA. B. tRNA. C. rRNA. D. cRNA.

Câu 8. Kí hiệu G có nghĩa là

  1. cặp bố mẹ thế hệ xuất phát. B. phép lai.
  2. giao tử. D. thế hệ con.
  3. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1. a) Hãy mô tả cấu trúc phân tử DNA.

  1. b) Một đoạn gene có chiều dài là 4080 Å, số nucleotide loại thymine (T) chiếm 20%. Tính số lượng từng loại nucleotide và số liên kết hydrogen trên đoạn gene đó.

Câu 2. a) Trình bày nội dung quy luật phân li độc lập.

  1. b) Ở cá kiếm tính trạng mắt đen là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ. Cho cá kiếm mắt đen thuần chủng lai với cá kiếm mắt đỏ thu được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Cho F1 tự giao phối thu được F2.

- Viết sơ đồ lai từ P đến F2.

- Làm thế nào để xác định được cá kiếm mắt đen có thuần chủng hay không?

 

BÀI LÀM

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

SINH HỌC 9 - KẾT NỐI TRI THỨC

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

C

B

D

D

A

C

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

a) Cấu trúc phân tử DNA:

- Gồm bốn đơn phân: adenine (A), thymine (T), cytosine (C) và guanine (G).

- Cấu trúc xoắn kép, gồm hai mạch song song, ngược chiều xoắn quanh một trục (tưởng tượng) từ trái sang phải (xoắn phải).

- Trong mỗi mạch, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạo thành chuỗi polynucleotide theo chiều 3’ - 5’.

- Giữa hai mạch đơn, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung.

 

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

b) Tổng số nucleotide là  

Số nucleotide từng loại là

T = A = N × 20% = 480.

G = X = (2400 - 480 × 2) / 2 = 720.

Số liên kết hydrogen là 2A + 3G = 2×480 + 3×720 = 3120.

0,25

 

0,25

0,25

0,25

Câu 2

(3 điểm)

a) Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp allele) quy định các tính trạng khác nhau. Trong quá trình hình thành giao tử, cặp allele này phân li độc lập với cặp allele khác.

1

b) Quy ước:

+ A: quy định tính trạng mắt đen.

+ a: quy định tính trạng mắt đỏ.

Sơ đồ lai:

Ptc:    Cá kiếm mắt đen (AA)     ×      Cá kiếm mắt đỏ (aa)

GP:               (A) (A)                                      (a) (a)

F1:                       100% cá kiếm mắt đen (Aa)

GF1:                                           (A) (a)

F2:

                           ♂

A

a

A

AA

Aa

a

Aa

aa

Vây kết quả ở F2:

Kiểu gene: 1AA : 2Aa : 1aa.

Kiểu hình: 3 cá kiếm mắt đen : 1 cá kiếm mắt đỏ

* Để biết cá kiếm mắt đen có thuần chủng hay không ta dùng phép lai phân tích.

0,25

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

 

0,5

 

 

0,25

0,25

0,25

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

SINH HỌC 9 - KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 36. Khái quát về di truyền học

3

 

 

 

 

 

 

 

3

 

1,5

Bài 37. Các quy luật di truyền của Mendel

1

1 ý

1

 

 

1 ý

 

 

2

1

4,0

Bài 38. Nucleic acid và gene

2

 

1

1 ý

 

 

 

1 ý

3

1

4,5

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

 

1

 

1

8

2

12

Điểm số

3,0

1,0

1,0

2,0

 

2,0

 

1,0

4,0

6,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

SINH HỌC 9 - KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

 

TN

CHƯƠNG XI. DI TRUYỀN HỌC MENDEL, CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

4

8

2

8

1. Khái quát về di truyền học

Nhận biết

- Nêu được khái niệm di truyền, biến dị.

- Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học.

- Nêu được ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền là cơ sở cho những nghiên cứu về gene.

- Nêu được các thuật ngữ trong nghiên cứu các quy luật di truyền..

 

3

 

C1

C6

C8

2. Các quy luật di truyền của Mendel

Nhận biết

- Phát biểu được quy luật phân li, phân li độc lập.

- Trình bày được thí nghiệm lai phân tích.

- Nêu được vai trò của phép lai phân tích.

1

1

C2a

C2

Thông hiểu

Giải thích được kết quả thí nghiệm theo Mendel.

 

1

 

C3

Vận dụng

Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.

1

 

C2b

 

Nucleic acid và gene

Nhận biết

- Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA và RNA.

- Nêu được chức năng của DNA.

- Nêu được khái niệm gene.

- Trình bày được cấu trúc RNA.

 

2

 

C4

C7

Thông hiểu

- Mô tả được DNA với cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là bốn loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa hai mạch theo nguyên tắc bổ sung.

- Giải thích được vì sao chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân từ DNA.

- Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng.

1

1

C1a

C5

Vận dụng

- Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...

- Tính được tổng số nucleotide, số liên kết hydrogen,... trên một đoạn gene dựa trên cấu trúc của DNA.

1

 

C1b

 

 

Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi sinh học 9 kết nối tri thức có ma trận

Đang cập nhật....

=> Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 sinh học 9 kết nối tri thức, đề thi cuối kì 1 sinh học 9 kết nối tri thức, đề thi khoa học tự nhiên 9 sinh học sách kết nối tri thức, đề thi sinh học 9 sách KNTT mới

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay