Giáo án KHTN 9 kết nối bài 50: Cơ chế tiến hóa

Giáo án bài 50: Cơ chế tiến hóa sách Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 50: CƠ CHẾ TIẾN HÓA

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa.

  • Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa.

  • Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn).

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi liên quan đến cơ chế tiến hóa.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về cơ chế tiến hóa.

  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về cơ chế tiến hóa.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến cơ chế tiến hóa.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức sinh học: 

    • Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa.

    • Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa.

    • Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn).

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến đột biến cơ chế tiến hóa.

  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  • Phiếu học tập.

  • Hình ảnh 50.1 - 50.4 và các hình ảnh liên quan.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức. 

  • Tìm hiểu trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS trả lời câu hỏi khởi động.

c. Sản phẩm học tập: Những ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi khởi động.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

BÀI 50: CƠ CHẾ TIẾN HÓA

- GV sử dụng câu hỏi Khởi động SGK tr.214 để dẫn dắt HS vào bài học: Sâu bọ rất đa dạng về hình thái và màu sắc. Nguyên nhân và cơ chế nào đã tạo nên sự đa dạng đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để có câu trả lời đầy đủ và chính xác cho câu hỏi trên, chúng ta cùng vào - Bài 50: Cơ chế tiến hóa

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa

a. Mục tiêu: Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục I SGK trang 214 - 215, thực hiện nhiệm vụ. 

c. Sản phẩm học tập: Quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp của Lamarck: Jean Baptiste Lamarck (1744 – 1829) là nhà tự nhiên học người Pháp, ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm về tiến hóa của sinh giới vào năm 1809. 

BÀI 50: CƠ CHẾ TIẾN HÓA

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS.

- GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin mục I, thảo luận nhóm thực hiện Hoạt động SGK tr.215: Quan sát Hình 50.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Lamarck.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành loài hươu cao cổ?

BÀI 50: CƠ CHẾ TIẾN HÓA

- Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS nêu quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa và nêu hạn chế của Lamarck trong quan điểm của ông về tiến hóa.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi và bài tập SGK tr.215: Nêu hạn chế nổi bật nhất trong quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, gợi ý (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV báo cáo kết quả thảo luận (Đính kèm dưới hoạt động).

- GV sử dụng kĩ thuật 3 : 2 : 1 tổ chức cho HS nhận xét và đánh giá.

- HS xung phong trả lời Câu hỏi và bài tập SGK tr.215 (Đính kèm dưới hoạt động).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép.

- GV mở rộng thông qua mục Em có biết SGK tr.218.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

I. Quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa

- Quan điểm tiến hóa của Lamarck với cơ chế tiến hóa là sự biến đổi và tích lũy các đặc tính thu được do tác động của ngoại cảnh.

Hướng dẫn trả lời Hoạt động SGK tr.215:

1. Quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan niệm của Lamarck: Ban đầu cổ hươu ngắn, không ăn được lá cây trên cao, hươu phải vươn cao cổ lên để ăn được lá cây trên cao. Do cổ hươu được hoạt động theo hướng vươn dài ra nên cổ hươu ngày càng dài. Biến đổi cổ vươn dài được di truyền, tích lũy qua các thế hệ và kết quả hình thành loài hươu cổ cao.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành loài hươu cao cổ: Do điều kiện sống thay đổi chậm chạp, cổ hươu vươn dài để phù hợp. Cổ là cơ quan thường xuyên hoạt động nên phát triển dài ra. Đặc điểm cổ dài được di truyền, tích luỹ và hình thành loài hươu cao cổ.

Hướng dẫn trả lời Câu hỏi và bài tập SGK tr.215:

Hạn chế trong quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hoá:

Lamarck cho rằng sinh vật luôn chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan, do đó không có loài nào bị đào thải, tức là mọi biến đổi trên cơ thể sinh vật đều di truyền, tích luỹ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa

a. Mục tiêu: Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS tìm hiểu mục II SGK tr.215 - 216 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục II SGK tr.215: Tóm tắt nhanh cuộc đời sự nghiệp của Darwin.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

- Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS khái quát quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa dưới dạng sơ đồ.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi và bài tập SGK tr.216: Trình bày những hạn chế trong quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS đọc hiểu mục II tr.215 - 216 SGK, thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm đại diện trình bày Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

- HS xung phong trả lời Câu hỏi và bài tập SGK tr.216: Darwin cho rằng, trong quá trình sinh sản hữu tính phát sinh nhiều biến dị cá thể là các biến dị vô hướng và di truyền được, chứng tỏ Darwin chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền, chưa xác định được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các biến dị.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép. 

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. Quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa

- Charles Darwin (1809 – 1882) là nhà tự nhiên học người Anh. 

BÀI 50: CƠ CHẾ TIẾN HÓA

+ Tác phẩm Nguồn gốc các loài (On the Origin of Species), công bố vào năm 1859 đã đưa ra thuyết tiến hóa.

BÀI 50: CƠ CHẾ TIẾN HÓA

- Quan điểm tiến hoá của Darwin với cơ chế tiến hoá là sự tích lũy các biến dị cá thể có lợi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên (được chọn lọc bởi môi trường) qua nhiều thế hệ, dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

BÀI 50: CƠ CHẾ TIẾN HÓA

 

Thông tin bổ sung

Quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa

- Đấu tranh sinh tồn là các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn. Biến dị xác định liên quan trực tiếp với những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh thì không di truyền được nên ít có ý nghĩa trong tiến hoá. Biến dị không xác định hay biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính là những biến dị di truyền được và có vai trò quan trọng trong tiến hoá. Biến dị và di truyền được xem là nhân tố bên trong, là cơ sở của quá trình tiến hoá, trong đó biến dị cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc và di truyền là điều kiện cần thiết để tích lũy các biến dị có lợi qua nhiều thế hệ.

- Chọn lọc tự nhiên là quá trình gồm hai mặt song song: vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải các biến dị có hại đối với bản thân sinh vật trong điều kiện môi trường xác định.

Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự sống sót của những cá thể mang đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường.

- Sự hình thành đặc điểm thích nghi: Đặc điểm thích nghi hình thành do kết quả của chọn lọc tự nhiên qua nhiều thế hệ.

- Sự hình thành loài mới: Trên cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên có thể diễn ra theo nhiều hướng khác nhau. Ở mỗi hướng, chọn lọc tự nhiên giữ lại những đặc điểm thích nghi nhất, qua nhiều thế hệ dẫn đến sự khác biệt nhau ngày càng nhiều và mất dần các dạng trung gian, tạo nên các dạng mới khác nhau và khác dạng ban đầu gọi là quá trình phân li tính trạng. Các loài mới được hình thành từ một loài ban đầu bằng con đường phân li tính trạng, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên trên cơ sở của tính biến dị và di truyền của sinh vật.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa

Quan sát Hình 50.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Darwin.

2. Để giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ, quan điểm của Darwin khác với quan điểm của Lamarck như thế nào?

………………………………………………………………

Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa

Quan sát Hình 50.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Darwin.

2. Để giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ, quan điểm của Darwin khác với quan điểm của Lamarck như thế nào?

1. Quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan niệm của Darwin: Trong quá trình sinh sản phát sinh nhiều biến dị sai khác giữa các cá thể, trong đó có biến dị về kích thước cổ hươu. Những lá non ở dưới thấp hết dần, những con hươu cổ ngắn không có thức ăn nên bị chết, những con hươu cổ dài lấy được thức ăn trên cao nên sống sót, sinh sản hình thành loài hươu cổ cao.

2. Quan điểm của Darwin về sự hình thành loài hươu cao cổ khác với quan điểm của Lamarck, cụ thể: Darwin cho rằng không phải mọi biến đổi trên cơ thể đều được di truyền, tích luỹ mà chỉ có những biến dị di truyền có lợi cho bản thân sinh vật mới được chọn lọc tự nhiên giữ lại tạo điều kiện cho nó trở nên phổ biến trong loài.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số luận điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

a. Mục tiêu: Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn).

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS tìm hiểu mục III SGK tr.216 - 218 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Một số luận điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

d. Tổ chức hoạt động:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 (SINH HỌC) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG XI. DI TRUYỀN HỌC MENDEL. CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 36: Khái quát về di truyền học
Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel
Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 38: Nucleic acid và gene
Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA
Giáo án KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học bài Ôn tập giữa học kì 1
Giáo án KHTN 9 kết nối bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng
Giáo án KHTN 9 kết nối bài 41: Đột biến gene

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG XII. DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THẾ

Giáo án KHTN 9 kết nối bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
Giáo án KHTN 9 kết nối bài 43: Nguyên phân và giảm phân
Giáo án KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học bài Ôn tập học kì 1
Giáo án KHTN 9 kết nối bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế các định giới tính
Giáo án KHTN 9 kết nối bài 45: Di truyền liên kết
Giáo án KHTN 9 kết nối bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG XIII. DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG

Giáo án KHTN 9 kết nối bài 47: Di truyền học với con người
Giáo án KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học bài Ôn tập giữa học kì 2
Giáo án KHTN 9 kết nối bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG XIV. TIẾN HOÁ

Giáo án KHTN 9 kết nối bài 49: Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc
Giáo án KHTN 9 kết nối bài 50: Cơ chế tiến hóa
Giáo án KHTN 9 kết nối bài 51: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
Giáo án KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học bài Ôn tập học kì 2

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 (SINH HỌC) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG XI. DI TRUYỀN HỌC MENDEL. CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 36: Khái quát về di truyền học
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 38: Nucleic acid và gene
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài Ôn tập giữa học kì 1
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 41: Đột biến gene

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG XII. DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THẾ

Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 43: Nguyên phân và giảm phân
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài Ôn tập học kì 1
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế các định giới tính
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 45: Di truyền liên kết
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG XIII. DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG

Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 47: Di truyền học với con người
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài Ôn tập giữa học kì 2
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG XIV. TIẾN HOÁ

Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 49: Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 50: Cơ chế tiến hóa
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài 51: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Sinh học Bài Ôn tập học kì 2

Chat hỗ trợ
Chat ngay