Phiếu trắc nghiệm sinh học 9 kết nối Bài 43: nguyên phân và giảm phân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 43: nguyên phân và giảm phân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
BÀI 43: NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Qúa trình này là ở kì nào của nguyên phân?
- Kì đầu.
- Kì giữa.
- Kì sau.
- Kì cuối.
Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
- Kì trung gian.
- Kì đầu.
- Kì giữa.
- Kì sau.
Câu 3: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?
- 1 hàng.
- 2 hàng.
- 3 hàng.
- 4 hàng.
Câu 4: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?
- Đóng xoắn cực đại.
- Bắt đầu đóng xoắn.
- Dãn xoắn.
- Bắt đầu tháo xoắn.
Câu 5: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là
- lưỡng bội ở trạng thái đơn.
- lưỡng bội ở trạng thái kép.
- đơn bội ở trạng thái đơn.
- đơn bội ở trạng thái kép.
Câu 6: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kì sau của nguyên phân là
- 12.
- 48.
- 46.
- 45.
Câu 7: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
- Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
- Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
- Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.
- Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 8: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở
- tế bào sinh dưỡng.
- tế bào sinh dục vào thời kì chín.
- tế bào mầm sinh dục.
- hợp tử và tế bào sinh dưỡng.
Câu 9: Điều nào sau đây đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào?
- NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần.
- NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần.
- NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần.
- NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần.
Câu 10: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là
- lưỡng bội ở trạng thái đơn.
- đơn bội ở trạng thái đơn.
- lưỡng bội ở trạng thái kép.
- đơn bội ở trạng thái kép.
Câu 11: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở
- kì trung gian của lần phân bào I.
- kì giữa của lần phân bào I.
- kì trung gian của lần phân bào II.
- kì giữa của lần phân bào II.
Câu 12: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là
- nhân đôi NST.
- tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng.
- phân li NST về hai cực của tế bào.
- co xoắn và tháo xoắn NST.
Câu 13: Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào của giảm phân?
- Kì đầu I.
- Kì giữa I.
- Kì đầu II.
- Kì giữa II.
Câu 14: Giảm phân I làm cho
- số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
- số lượng nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
- số lượng nhiễm sắc thể được giữ nguyên nhưng tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
- số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa nhưng không tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
Câu 15: Trong giảm phân, kì sau I và kì sau II đều xảy ra hiện tượng nào sau đây?
- Các chromatid tách nhau ra ở tâm động.
- Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng.
- Các nhiễm sắc thể di chuyển về 2 cực của tế bào.
- Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng.
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Giảm phân và nguyên phân giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
- Đều có 2 lần phân bào liên tiếp.
- Đều có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
- Đều có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
- Đều có sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
.Câu 2: Giảm phân có thể tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới do
- sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.
- sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
- sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
- sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.
Câu 3: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra
- 4 tinh trùng.
- 1 tinh trùng.
- 2 tinh trùng.
- 3 tinh trùng..
Câu 4: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh trứng sẽ tạo ra
- 4 tế bào trứng.
- 2 tế bào trứng và 2 thể cực.
- 1 tế bào trứng và 3 thể cực.
- 3 tế bào trứng và 1 thể cực.
Câu 5: Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể?
- 1.
- 2.
- 4.
- 3.
Câu 6: Bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ
- sự phối hợp của quá trình nguyên phân và giảm phân.
- sự phối hợp của quá trình nguyên phân và thụ tinh.
- sự phối hợp của quá trình giảm phân và thụ tinh.
- sự phối hợp của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 7: Tại sao có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất tại kì giữa của nguyên phân?
- Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn cực đại.
- Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại.
- Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi tạo thành nhiễm sắc kép.
- Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li về hai cực của tế bào.
Câu 8: Hai tế bào mới sinh ra sau nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể giống nhau là nhờ
- sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.
- sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.
- sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.
- sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân.
Câu 9: Ở người 2n = 46. Số NST có trong một tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là:
- 23
- 92
- 46.
- 45.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa đực là con la. Con la sẽ có bộ nhiễm sắc thể là
- 2n = 62.
- 2n = 64.
- 2n = 63.
- 2n = 126.
Câu 2: Cho các vai trò sau:
(1) Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển.
(2) Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.
(3) Là cơ chế sinh sản của nhiều sinh vật đơn bào.
(4) Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính.
Số vai trò của quá trình nguyên phân là
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 3: Một tế bào gà có 78 NST nguyên phân 3 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con? Mang bao nhiêu NST?
- 8 tế bào con – 624 NST.
- 3 tế bào con – 234 NST.
- 6 tế bào con – 468 NST.
- 4 tế bào con – 312 NST.
Câu 4: ở lúa nước (2n = 24). Có 20 hợp tử nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 3360 NST đơn mới. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?
- 3
- 4
- 5
- 6
Câu 5: 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 322 NST đơn. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài? Và cho biết đó là loài nào?
- 2n = 48, tinh tinh.
- 2n = 8, ruồi giấm.
- 2n = 24, lúa nước.
- 2n = 46, người.
=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 43: Nguyên phân và giảm phân