Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 học kì 2 bộ sách chân trời sáng tạo bản 2. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 6. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
  2. Kiến thức
  • Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương; tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
  • Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  • Đề xuất được và tham gia thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
  • Thuyết trình được với các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.

- Năng lực riêng:

  • Đánh giá được một cách khách quan, công bằng sự đóng góp của bản thân và người khác khi tham gia hoạt động.
  • Rút ra được bài học kinh nghiệm và đề xuất được phương án cải tiến.
  • Lãnh đạo được bản thân và nhóm, tạo động lực và huy động sức mạnh nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch.
  • Lựa chọn được hoạt động thay thế cho phù hợp hơn với đối tượng, điều kiện và hoàn cảnh.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ: HS chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung.
  • Trách nhiệm: Có tinh thần và trách nhiệm trong học tập, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, SGV
  • Bài hát liên quan đến chủ đề bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
  • Tranh, ảnh liên quan đến bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
  • Các thẻ màu
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với HS:
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu
  • Yêu cầu HS chuẩn bị sản phẩm tuyên truyền của chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • Tham gia tuyên truyền cho HS toàn trường chung tay bảo vệ môi trường
  • Tham gia hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên do nhà trường tổ chức

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • Tập thuyết trình trước các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường
  • Tổ chức dọn vệ sinh, trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: GV tạo sự hào hứng, thoải mái cho HS, bước đầu giúp HS hiểu được nội dung chủ đề.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS khởi động và giới thiệu chủ đề.
  3. Sản phẩm: HS hát quyết liệt mạnh mẽ bài hát “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn” và nắm được mục tiêu của chủ đề.
  4. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1. Khởi động – Hát bài “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn”

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho cả lớp hát bài hát bảo vệ môi trường: “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn” của tác giả Vũ Kim Dung.

https://www.youtube.com/watch?v=cWXew-jIFTE

- GV đặt câu hỏi: Bài hát nói về vấn đề gì? Em có suy nghĩ và hành động gì sau hát bài hát đó?

Bước 2. HS thực hiện, báo cáo nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

- GV mời 2 – 3 bạn đứng dậy trả lời trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét tích cực về hoạt động (hát hay, quyết liệt, mạnh mẽ…)

*Nhiệm vụ 2. Giới thiệu chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu tên chủ đề: “Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên”

- GV giới thiệu mục tiêu chủ đề:

  • Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương; tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
  • Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  • Đề xuất được và tham gia thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
  • Thuyết trình được với các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tiếp nhận

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện

- GV cho biết thêm: Cùng với những mục tiêu cụ thể cả Hoạt động giáo dục theo chủ đề đã nêu ở trên, trong chủ đề còn hướng đến thực hiện các mục tiêu Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp và các không gian khác.

- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phân tích thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương và tác động của con người tới môi trường tự nhiên.

  1. Mục tiêu: Giúp HS phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương, tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ:
  • Khảo sát về thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương
  • Đánh giá thực trạng tác động của con người tới môi trường tự nhiên
  • Chia sẻ kết quả đánh giá thực trạng và tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
  1. Sản phẩm: HS nêu lên được thực trạng của môi trường hiện nay ở địa phương mình, biết được sự tác động của con người ảnh hưởng tới môi trường.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm từ 4 – 6 HS về các kết quả sơ bộ mà các em đã tìm hiểu và quan sát trước. Nhóm tổng hợp kết qủa nghiên cứu của nhóm mình và báo cáo trước lớp.

- GV tổ chức HS trưng bày các hình ảnh chụp thực trạng môi trường hiện nay.

- GV yêu cầu HS đánh giá thực trạng môi trường tự nhiê tại địa phương và chia sẻ kết quả trong bảng sau:

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, lần lượt thực hiện theo gợi ý.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả khảo sát của nhóm mình thu được.

- GV tổng kết và chia sẻ kết quả khảo sát về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và ghi nhận hoạt động của các nhóm, khuyến khích HS tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về nạn ô nhiễm môi trường ở địa phương để đưa ra những nguyên nhân và tác động của con người đối với môi trường.

 

*Nhiệm vụ 2. Đánh giá thực trạng tác động của con người tới môi trường tự nhiên.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 – 6 HS về nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường tự nhiên tại địa phương hiện nay.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, các thành viên suy nghĩ đóng góp ý kiến.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về nguyên nhân ô nhiễm môi trường trước lớp.

- GV yêu cầu HS đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên theo nhóm, mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tổng hợp các ý lên bảng, đánh giá, kết luận

 

*Nhiệm vụ 3. Chia sẻ kết quả đánh giá thực trạng và tác động của con người tới môi trường tự nhiên

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 – 6 HS, chia sẻ kết quả đánh giá thực trạng và tác động của con người tới môi trường tự nhiên ở địa phương.

- GV yêu cầu các nhóm viết lên giấy A0 kết quả đánh giá thực trạng và tác động của người tới môi trường tự nhiên tại địa phương mà nhóm đã khảo sát được.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ kết quả đánh giá

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét hoạt động

- GV kết luận về kết quả đánh giá thực trạng môi trường và tác động của con người tới môi trường tự nhiên ở địa phương.

1. Phân tích thực trạng môi trường tự nhiên…

*Khảo sát thực trạng

- HS khảo sát, ghi kết quả, lưu lại hình ảnh và báo cáo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đánh giá thực trạng tác động của con người tới môi trường tự nhiên

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tự nhiên hiện nay:

+ Ý thức của người dân chưa tốt

+ Chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của môi trường đến chất lượng cuộc sống con người

+ Thực thi quy định về xả chất thải chưa đúng yêu cầu.

- Đánh giá tác động:

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ kết quả đánh giá thực trạng và tác động của con người tới môi trường tự nhiên

- HS viết lên giấy và chia sẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2. Đánh giá những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Giúp HS phân tích, đánh giá được những hành vi, việc làm tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  2. Nội dung: GV lần lượt triển khai cho HS:
  • Chỉ ra ý nghĩa những việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  • Nhận xét, đánh giá những việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên qua các hoạt động.
  • Chia sẻ về hiệu quả mà các tổ chức, cá nhân đã thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
  1. Sản phẩm: HS chỉ ra hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chỉ ra ý nghĩa những việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận theo nhóm những việc làm, hành động của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở các địa phương này.

- GV yêu cầu các nhóm liệt kê vào bảng phụ

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm về ý nghĩa những việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên hiện nay.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa  ra việc làm, hành động.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV cho các nhóm liệt kê vào bảng phụ

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm và các nhóm trình bày trên giấy A0, đại diện của nhóm sẽ thuyết trình về ý nghĩa của những việc làm đó trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV kết luận về những việc làm, hành vi của cá nhân, tổ chức với việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

- GV nhận xét và ghi nhận hoạt động của các nhóm, khuyến khích HS tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về những việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

 

*Nhiệm vụ 2. Nhận xét, đánh giá những việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên qua các hoạt động

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đánh giá theo nhóm về những hoạt động của các tổ chức, cá nhân về việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên trong 2 hoạt động ở mục 2, trang 51 sgk:

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV đề nghị các nhóm trao đổi và thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày kết quả đánh giá trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đánh giá.

 

*Nhiệm vụ 3. Chia sẻ về hiệu quả mà các tổ chức, cá nhân đã thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận và chia sẻ theo nhóm về hiệu quả mà các tổ chức, cá nhân đã thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ hiệu quả mà các tổ chức, cá nhân đã thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV kết luận về ý nghĩa của những việc làm, hành vi của các cá nhân, tổ chức đã mang lại hiệu quả thiết thực cho môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.

2. Đánh giá những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

* Chỉ ra ý nghĩa những việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

- Những việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên:

+ Xây dựng và bảo vệ nơi trú ngụ, sinh sống cho các loài chim (vườn cò Tân Long, Sóc Trăng).

+ Phát triển vườn trái cây, tạo môi trường xanh và lưu giữ đặc sản địa phương (vườn cây Tám Sáng, Đồng Tháp).

+ Duy trì vẻ đẹp, bảo vệ tính toàn vẹn của di sản địa chất và văn hóa (cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang).

+ Tạo môi trường sống cho các loài sinh vật (vườn Cúc Phương, Ninh Bình)

- Ý nghĩa của việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên:

 

 

 

 

* Nhận xét, đánh giá những việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên qua các hoạt động

- Hoạt động 1.

+ Góp phần giảm tiêu thụ năng lượng

+ Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên

+ Rèn luyện thói quen tiết kiệm điện năng, tắt những thiết bị điện không cần thiết,…

+ Nâng cao nhận thức và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiê của người dân.

- Hoạt động 2.

+ Bảo vệ và duy trì sự cân bằng của các hệ sinh thái.

+ Giữ gìn môi trường sống cho các sinh vật ở các hệ sinh thái đang suy giảm.

 

 

 

 

 

 

 

* Hiệu quả mà các tổ chức, cá nhân đã thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

- Hiệu quả mang lại:

+ Bảo vệ được tài nguyên sinh vật: xây dựng các khu bảo tồn sinh vật, rừng quốc gia…

+ Bảo tồn được hệ sinh thái rừng: bảo tồn vẻ đẹp, nơi cư trú của các loài sinh vật…

+ Bảo vệ, giữ gìn được cấu trúc của các cảnh quan thiên nhiên.

- Ý nghĩa:

+ Nâng cao nhận thức và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên của người dân.

+ Lên tiếng góp ý khi chứng kiến việc làm ảnh hưởng đến cấu trúc của cảnh quan.

+ Giúp người dân sử dụng tài nguyên thiê nhiên hợp lí, tiết kiệm.

Hoạt động 3. Đề xuất và tham gia thực hiện một số giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Giúp HS tham gia thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhie và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận các nhiệm vụ:
  • Đề xuất một số việc làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
  • Đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường tự nhiên
  • Lựa chọn và thuyết trình về các giải pháp phù hợp với HS để bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  • Đóng vai và thực hiện một số giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên trong các tình huống.
  1. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ, tham gia các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Đề xuất một số việc làm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để: Đề xuất các việc làm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương hiện nay?

- GV yêu cầu các nhóm trình bày trên giấy A0

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, từng thành viên đóng góp ý kiến, thống nhất và trình bày lên giấy.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết việc làm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

 

*Nhiệm vụ 2. Đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường tự nhiên

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để đề xuất việc làm bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương hiện nay.

- Các nhóm trình bày lên giấy A0.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, từng thành viên đóng góp ý kiến, thống nhất và trình bày lên giấy.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và tổng kết nhiệm vụ.

 

*Nhiệm vụ 3. Lựa chọn và thuyết trình về các giải pháp phù hợp với HS để bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để đề xuất các giải pháp phù hợp với HS để bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương hiện nay.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức thảo luận và giải quyết vấn đề

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm và đại diện mỗi nhóm thuyết trình về một giải pháp mà nhóm lựa chọn.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tổng kết và kết luận.

 

*Nhiệm vụ 4. Đóng vai thực hiện một số giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên trong các tình huống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm về cách giải quyết các tình huống.

- GV yêu cầu các nhóm đóng vai nhân vật để giải quyết vấn đề trong tình huống và mời các nhóm diễn tình huống trước lớp.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ xử lí tình huống.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm đứng dậy trình bày trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động

3. Đề xuất và tham gia thực hiện một số giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

*Đề xuất việc làm

+ Trồng thêm nhiều cây xanh, duy trì thảm thực vật

+ Huy động người dân địa phương chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiê, phát hiện và xử lí sớm các hành vi vi phạm

+ Phát động chương trình bảo vệ cảnh quan thiên nhiên sâu rộng trong nhà trường và ngoài cộng đồng.

 

 

 

 

 

* Đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường tự nhiên

+ Phủ xanh đất trống, đồi trọc

+ Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường

+ Tiết liệm điện năng, nước

+ Đi bộ hoặc đi xe đạp

+ Phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Giải pháp phù hợp với HS để bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.

- Tham gia chiến dịch trồng cây, gây rừng.

- Tổng vệ sinh, làm vệ sinh và cảnh quan.

- Xây dựng quỹ bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên.

 

 

 

 

 

 

*Xử lí giải quyết vấn đề

- Tình huống 1.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân bằng những bảng nhắc nhở cụ thể tại cảnh quan.

+ Góp ý trực tiếp khi thấy khách tham quan có việc làm gây ảnh hưởng đến cấu trúc của cảnh quan.

- Tình huống 2: Nhắc nhở người thân phân loại rác đúng cách trước khi thải ra môi trường.

Tổng kết:

Là người chủ tương lai của đất nước, mỗi HS cần nỗ lực rèn luyện và lựa chọn để thực hiện các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiê của địa phương.

Hoạt động 4. Tuyên truyền bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS biết cách xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền và rèn luyện kĩ năng tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Từ đó, thuyết trình được với các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên.
  2. Nội dung: GV triển khai các nhiệm vụ, yêu cầu HS thực hiện:
  • Xây dựng kế hoạch tuyên truyền
  • Thực hiện tuyên truyền và kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
  • Thuyết trình trước các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
  • Đánh giá việc thực hiện kế hoạch và chia sẻ những việc làm khác của em để bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
  1. Sản phẩm: HS biết cách xây dựng, thiết kế kế hoạch, thuyết trình để chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời HS chia sẻ về kĩ năng tuyên truyền.

- GV dặn dò HS chú ý rèn luyện và phát triển các kĩ năng để có thể tuyên truyền cho bạn bè, gia đình và cộng đồng về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

- GV tổ chức cho HS rèn luyện kĩ năng và các nhóm thể hiện trước lớp, nêu ra thuận lợi và khó khăn khi rèn luyện kĩ năng.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Mỗi nhóm dựa trên sản phẩm cá nhân đã chuẩn bị ở nhà, thống nhất kế hoạch tuyên truyền bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên trên giấy A0 theo gợi ý trang 53 sgk.

- GV dặn dò HS, chú ý rèn luyện, phát triển các kĩ năng để có thể tuyên truyền cho bạn bè, gia đình, cộng đồng về bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, thảo luận, trao đổi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét các nhóm thực hiện kĩ năng và khuyến khích HS tự rèn luyện thường xuyên để ngày càng hoàn thiện kĩ năng hơn.

- GV mời đại diện nhóm lên trình bày kế hoạch đã thiết kế trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét mức độ khả thi của kế hoạch và ghi nhận hoạt động của HS.

 

*Nhiệm vụ 2. Thực hiện tuyên truyền và kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện tuyên truyền trong nhóm về việc chung tay bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

- GV dặn HS chú ý rèn luyện, phát triển các kĩ năng để có thể tuyên truyền cho bạn bè, gia đình, cộng đồng để bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, thực hiện tuyên truyền

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét các nhóm, ghi nhận, động viên HS và đưa ra những gợi ý khi tuyên truyền trong thực tiễn.

 

*Nhiệm vụ 3. Thuyết trình trước các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức HS thảo luận theo nhóm 4 – 6 HS về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên trong cộng đồng dân cư ở địa phương.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trong nhóm luyện tập, thực hiện thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên và thực hiện thuyết trình trước lớp và cộng đồng.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổ chức cuộc thi thuyết trình giỏi trên lớp thông qua các bài thuyết trình trên lớp và các video clip thuyết trình ở cộng đồng.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét các nhóm, ghi nhận, động viên, đánh giá và trao đổi.

 

*Nhiệm vụ 4. Đánh giá thực hiện kế hoạch và chia sẻ những việc làm khác của em để bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về những thuận lợi và khó khăn của bản thân khi tham gia tuyên truyền với các đối tượng khác nhau. Đồng thời, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động tuyên truyền của các thành viên trong nhóm.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trong nhóm chia sẻ lẫn nhau

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp

- GV dặn dò HS, chú ý rèn luyện kĩ năng để có thể tuyên truyền cho bạn bè, gia đình và cộng đồng về bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tổng kết hoạt động: Tuyên truyền nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân và chính mình về bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Đó cũng là một việc làm quan trọng để tham gia thực hiện bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên của mỗi HS. Vì vậy, các em cần thường xuyên rèn luyện các kĩ năng tuyên truyền để thực hiện thường xuyên và hiệu quả hơn.

4. Tuyên truyền bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên

* Xây dựng kế hoạch tuyên truyền

- HS lên kế hoạch tuyên truyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thực hiện tuyên truyền và kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên

- Xác định các đối tượng tuyên truyền và kêu gọi.

+ HS toàn trường

+ Cộng đồng nơi em sống.

- Làm sản phẩm tuyên truyền

+ Tranh vẽ, PPT, video clip, thơ, truyện ngắn, tạo thông điệp…

+ Thiết kế pa nô, áp phích…

+ Chương trình văn nghệ

- Thực hiện tuyên truyền:

+ Tuyên truyền qua loa phát thanh của trường, thôn, xã …

+ Tuyên truyền bằng pa nô, áp phích….

 

 

 

*Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên

+ Bảo vệ sức khỏe của con người

+ Bảo vệ đa dạng sinh học

+ Ngăn ngừa suy giảm kinh tế

+ Đảm bảo an ninh xã hội

+ Bảo vệ không gian sống của sinh vật…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đánh giá thực hiện kế hoạch và chia sẻ những việc làm khác của em để bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên

- HS tự liên hệ và đánh giá

Hoạt động 5. Đánh giá kết quả trải nghiệm

  1. Mục tiêu: Giúp GV và HS nhìn lại các hoạt động của chủ đề, các kĩ năng HS có được qua chủ đề và phát triển năng lực tự đánh giá cho HS; trên cơ sở đó, GV có thể đánh giá phù hợp hơn.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng
  3. Sản phẩm: HS nhận những điều mình đã làm được và chưa làm được để có sự điều chỉnh phù hợp với bản thân.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Đánh giá đồng đẳng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu mỗi HS nói cho bạn trong nhóm về

+ Thực trạng môi trường tự nhiên

+ Ý nhĩa của việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

+ Xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

+ Biện pháp bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên…

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp lẫn nhau.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lên chia sẻ xem mình đã nhận được gì từ các bạn trong nhóm và cảm xúc của mình thế nào.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét hoạt động.

 

*Nhiệm vụ 2. Đánh giá kết quả cả lớp

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bảng kết quả tự đánh giá, yêu cầu HS tự đánh giá và cộng điểm của mình theo thang điểm (tốt: 3 điểm, đạt: 2 điểm, chưa đạt: 1 điểm).

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đánh giá kết quả thực hiện của mình

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả của mình trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét kết quả dựa trên số liệu tổng hợp được của HS và khích lệ những việc đã làm được, động viên các em tiếp tục rèn luyện.

4. Đánh giá kết quả trải nghiệm

 

*Hướng dẫn về nhà:

  • Hoàn thành bài tập SBT
  • Rèn luyện các hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
  • Xem trước nội dung chủ đề 7.
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 10 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 bản 2 chân trời sáng tạo, Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chân trời sáng bản 2 tạo đầy đủ, Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 bản 2 chân trời sáng tạo bản word

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Chat hỗ trợ
Chat ngay