Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 10 học kì 2 bộ sách chân trời sáng tạo. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT

CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

BÀI 22. KHÁI QUÁT VỀ VI SINH VẬT

(1 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm vi sinh vật; kể tên được các nhóm vi sinh vật
  • Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
  • Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
  1. Về năng lực

-   Năng lực sinh học:

  • Nhận thức sinh học:

+ Nêu được khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật; kể tên được các nhóm vi sinh vật.

+ Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.

+ Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được khả năng sinh trưởng nhanh của vi sinh vật.

-         Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm : Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về vi sinh vật.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học trực quan.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK

- Kĩ thuật khăn trải bàn

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- Hình ảnh về các loài vi sinh vật

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với học sinh

- Vở ghi chép, giấy A4

- Biên bản thảo luận nhóm.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
  4. Nội dung: GV nêu vấn đề khơi gợi sự tò mò của HS; HS suy nghĩ và đưa ra dự đoán.
  5. Sản phẩm học tập: Dự đoán của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh về hiện tượng trái cây bị hư, thối do nấm mốc

- GV đặt vấn đề: Vì sao khi để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm thì dễ bị hư, thối? Vì sao chúng ta nên vệ sinh sạch đồ dung đượng trái cây, sữa, cơm?

- GV sử dụng kĩ thuật động não, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những suy luận.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra những dự đoán.

- GV định hướng cho HS nghiên cứu vấn đề theo hướng khoa học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để giải thích nguyên nhân vì sao để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm dễ bị hư, thôi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 122” Khái quát về vi sinh vật

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI SINH VẬT

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật

  1. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật; kể tên được các nhóm vi sinh vật.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được khả năng sinh trưởng nhanh của vi sinh vật.

- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật.

- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về vi sinh vật.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi và thảo luận các nội dung trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr.72) để tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của vi khuẩn

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Vi sinh vật là sinh vật đơn bào hay đa bào? 

+ Quan sát Hình 22.2 và cho biết vi sinh vật có kích thước như thế nào? 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi phần luyện tập trong SGK – tr107: Hãy cho biết những đặc điểm của vi sinh vật.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật như SGK – tr107

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ câu trả lời

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp kết quả thảo luận của nhóm

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

* Gợi ý:

1. Vi sinh vật là các loài sinh vật đơn bào, một số sống thành tập đoàn đơn bào.

2. Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ thường được quan sát bằng kính hiển vi.

LT. Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, có mặt ở khắp mọi nơi, có khả năng hấp thụ và chuyển hoá nhanh các chất dinh dưỡng, có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh trong môi trường. Phần lớn vi sinh vật là đơn bào, một số là tập đoàn đơn bào.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật

- Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, có mặt ở khắp mọi nơi, có khả năng hấp thụ và chuyển hoá nhanh các chất dinh dưỡng, có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh trong môi trường.

- Phần lớn vi sinh vật là đơn bào, một số là tập đoàn đơn bào.

 

  1. CÁC NHÓM VI SINH VẬT

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm vi sinh vật

  1. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật; kể tên được các nhóm vi sinh vật.

- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II (SGK tr.107) để tìm hiểu về các nhóm vi sinh vật

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về các nhóm vi sinh vật
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II (SGK tr.107) để tìm hiểu về các nhóm vi sinh vật và trả lời câu hỏi 3 trong SGK

+ Halobacteria, trùng Amip, Escherichia coli, Chlorella là những vi sinh vật thuộc nhóm nào trong Hình 22.3? 

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về các nhóm vi sinh vật như nôi dung trong SGK – tr107

- GV hướng dẫn HS đọc thêm về khả năng tồn tại của vi sinh vật ở những môi trường cực đoan

à HS nhận thấy được sự đa dạng về môi trường sống của vi sinh vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ để trả lời câu  hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

* Gợi ý:

Halobacteria, trùng Amip, Escherichia coli, Chlorella là những vi sinh vật thuộc nhóm:

- Halobacteria, Escherichia coli: Vi khuẩn. 

- Trùng Amip: Động vật nguyên sinh. 

- Chlorella: Vi tảo. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. Các nhóm vi sinh vật

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, vi sinh vật có thể được phân thành hai nhóm: gồm các đơn bào nhân sơ và đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực ( vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh)

  1. CÁC KIỂU DINH DƯỠNG CỦA VI SINH VẬT

Hoạt động 3: Tìm hiểu các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

  1. Mục tiêu:

- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được khả năng sinh trưởng nhanh của vi sinh vật.

- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật.

- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về vi sinh vật.

  1. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm gồm 3 – 4 HS), yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh mục III (SGK tr.107) để tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS  thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập): Mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp ý kiến cá nhân, sau đó cả nhóm thống nhất câu trả lời từ các ý kiến cá nhân và hoàn thành phiếu học tập.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật như nội dung trong SGK – tr108

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK, ghi nhanh ý kiến cá nhân vào giấy, sau đó trao đổi với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV thu lại phiếu học tập của HS.

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

* Gợi ý:

4. Hãy sắp xếp các loại vi sinh vật trong Hình 22.4 vào các kiểu dinh dưỡng cho phù hợp. 

- Quang tự dưỡng: Trùng roi xanh, tảo lam xoắn, tảo lục, tập đoàn Volvox, vi khuẩn lam. - Hoá tự dưỡng: Vi khuẩn. 

- Quang dị dưỡng: Vi khuẩn. 

- Hoả dị dưỡng: Vi khuẩn, trùng roi xanh, tập đoàn Volvox, nấm men. 

5. Hãy cho biết vi sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng sử dụng nguồn nguyên liệu nào cho sinh trưởng và phát triển.

- Quang tự dưỡng: dùng nguồn carbon là CO2

- Quang dị dưỡng: dùng nguồn carbon là chất hữu cơ.

LT.

Kiểu dinh dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn carbon

VD minh họa

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

CO

Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tím và màu lục.

Hóa tự dưỡng

Chất vô cơ

CO2

Vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá hydrogen, oxi hoa lưu huỳnh.

Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tím.

Hóa dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, kiểm tra mức độ hoàn thành bài tập của các nhóm thông qua phiếu học tập.

- GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

III. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

- Kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là cách sử dụng nguồn năng lượng và nguồn carbon để tổng hợp nên các chất sống cho tế bào.

- Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật gồm có: quang tự dưỡng, hoá tự dưỡng, quang dị dưỡng và hoá dị dưỡng.

 

  1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật.

- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về vi sinh vật.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi và thảo luận các nội dung trong SGK.
  2. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về một số phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục IV (SGK tr.109) để tìm hiều về một số phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

+ Hãy cho biết các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm.

+ Hãy tìm thêm các ví dụ về một số loại vi sinh vật cho các mục tiêu nghiên cứu vi sinh bật như:

·         Kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,...

·         Khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi trường lỏng, đặc. 

- Sau khi tìm hiểu về các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, GV hướng dẫn HS đọc thêm về các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật (SGK – tr109)

- GV yêu cầu HS đọc mục IV.2 trong SGK tìm hiểu về các kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật

+ Kể tên các kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm?

+ Hãy cho biết mục đích của mỗi kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật?

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật như nội dung trong SGK – tr 109

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và thực hiện yêu cầu của GV

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS đưa ra câu trả lời

- Các HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

* Gợi ý:

6. Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm. 

- Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi. 

- Phương pháp nuôi cấy. 

- Phương pháp phân lập vi sinh vật. 

- Phương pháp định danh vi khuẩn. 

LT. Ví dụ về một số loại vi sinh vật cho các mục tiêu nghiên cứu vi sinh bật như:

• Kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,... 

- Cầu khuấn: Staphylococcus, Diplococcus, Streptococcus,... 

- Phẩy khuẩn: Vibrio,... 

- Trực khuẩn: Bacillus subtilis,...

• Khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi trường lỏng, đặc. 

- Trong môi trường đặc, các vi khuẩn kị khí phát triển ở đáy của cột môi trường. 

- Trong môi trường lỏng, cần sục khí để cung cấp oxygen cho các vi khuẩn hiếu khí phát triển.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK tr.74. GV cho HS đọc phần Đọc thêm về ứng dụng quá trình quang hợp của cây để sạc pin cho điện thoại và chuyển sang nội dung tiếp theo.

IV. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

1. Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

- Có nhiều phương pháp, kĩ thuật được dùng để nghiên cứu vi sinh vật

- Một số phương pháp nghiên cứu:

+ Quan sát bằng kính hiển vi

+ Nuôi cấy

+ Phân lập vi sinh vật

+ Định danh vi khuẩn

 2. Các kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật

- Một số kĩ thuật nghiên cứu:

+ Kĩ thuật cố định và nhuộm màu

+ Kĩ thuật siêu li tâm

+ Kĩ thuật đồng vị phóng xạ.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Luyện tập sử dụng các kiến thức vừa học để hoàn thành các bài tập SGK.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, hoàn thành các bài tập luyện tập.

- HS thảo luận và làm bài tập vào vở.

  1. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

------------------Còn tiếp --------------------

Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 10 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo, Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo đầy đủ, Giáo án kì 2 sinh học 10 chân trời sáng tạo bản word

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Chat hỗ trợ
Chat ngay