Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

Đề số 03

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Trong trường hợp nào công dân nữ phải tham gia nghĩa vụ quân sự?

A. Khi có chiến tranh xảy ra

B. Khi tự nguyện tham gia và đáp ứng điều kiện luật định

C. Khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông

D. Khi đủ 18 tuổi mà chưa có việc làm

Câu 2: Một người bị bắt giữ trái pháp luật nhưng không có bằng chứng rõ ràng. Bạn là nhân chứng trong vụ việc, bạn nên làm gì?

A. Giữ im lặng vì không muốn liên quan

B. Chủ động báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng và cung cấp lời khai

C. Chỉ nói sự thật nếu được công an yêu cầu

D. Chờ xem tình hình rồi mới quyết định có can thiệp hay không

Câu 3: Nếu công an muốn kiểm tra nhà bạn nhưng không có lệnh khám xét, bạn nên làm gì?

A. Từ chối và yêu cầu xuất trình lệnh khám xét hợp pháp

B. Để họ vào vì họ là công an

C. Chỉ cho họ vào nếu có người lớn ở nhà

D. Yêu cầu họ quay lại sau

Câu 4: Hành vi nào sau đây là xâm phạm bí mật thư tín của người khác?

A. Đọc trộm tin nhắn của người khác khi không được phép

B. Nhờ bạn đọc hộ tin nhắn vì đang bận tay

C. Công an kiểm tra tin nhắn của tội phạm theo quy định pháp luật

D. Nhìn lướt qua tin nhắn của bạn bè mà không cố ý

Câu 5: Một người hàng xóm liên tục vào nhà bạn mà không xin phép. Bạn có thể làm gì để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

A. Nhắc nhở người đó không được vào nhà mình khi chưa được phép

B. Báo với chính quyền địa phương nếu hành vi tiếp tục diễn ra

C. Cả A và B đều đúng

D. Không thể làm gì vì là hàng xóm với nhau

Câu 6: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của ai?

A. Toàn dân 

B. Cán bộ và Nhà nước 

C. Lực lượng vũ trang nhân dân 

D. Quân đội nhân dân Việt Nam 

Câu 7: Hành động nào được cho là trái với pháp luật? 

A. Dùng tiền để đút lót cho con khỏi phải đi nghĩa vụ quân sự 

B. Tuyên truyền sâu rộng về các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương nơi mình sinh sống và làm việc 

C. Đấu tranh chống lại các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến an ninh của Tổ quốc 

D. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong quân ngũ 

Câu 8: Theo em, ý kiến sau đây là đúng hay sai “Công dân đến tuổi chỉ cần tham gia nghĩa vụ quân sự nếu thật sự muốn tham gia”? 

A. Ý kiến trên là đúng vì đó là quyền tự do của mỗi cá nhân không ai ép buộc 

B. Ý kiến trên là đúng vì nếu công dân không muốn tham gia thì tinh thần rèn luyện trong quân ngũ sẽ không đảm bảo 

C. Ý kiến trên là sai vì đó là quyền và nghĩa vụ của công dân với Tổ quốc nên công dân cần nghiêm chỉnh thực hiện 

D. Ý kiến trên là sai vì công dân sẽ bị mất hết quyền nếu không tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu 9: Hành vi nào sau đay không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 

A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ

B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền

C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mời vào nhà họ 

D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng 

Câu 10: Chỉ được khám xét nhà của người khác khi nào?

A. Khi có quyết định của Tòa án hoặc người phê chuẩn của Viện Kiểm sát 

B. Khi nghi ngờ có hành vi phạm lỗi 

C. Khi có công văn của Tòa án 

D. Khi có công văn của Viện Kiểm sát 

Câu 11: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện cũ và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động của đó vi phạm về quyền nào sau đây?

A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể 

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng 

D. Quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm 

Câu 12: Quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể 

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 

C. Quyền dân chủ 

D. Quyền tự do cơ bản

Câu 13: Nếu tiết lộ hoặc làm phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của các thành viên trong gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?   

A. 1.000.000 – 1.500.000 đồng 

B. 1.000.000 – 2.000.000 đồng 

C. 500.000 – 1.000.000 đồng 

D. Không bị phạt 

Câu 14: Ý kiến nào sau đây đúng? 

A. Xem trộm thư mà không làm rách, không chiếm đoạt nội dung thư thì không được coi là vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện tín

B. Thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân để góp phần duy trì trật tự xã hội 

C. Học sinh còn nhỏ tuổi nên không có quyền được đảm bảo về thư tín, điện thoại, điện tín 

D. Trong trường hợp nhặt được thư không biết là của ai thì được phép xem thư 

Câu 15: Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?

A. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

B. Nhà nước nghiêm cấm người dân được phát biểu ý kiến của mình 

C. Nhà nước hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân 

D. Nhà nước chỉ cho phép công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trong các lĩnh vực cá nhân 

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1. Cho các thông tin sau:

“Chị N là một công dân sống tại thành phố Hồ Chí Minh, theo đạo Phật và tham gia sinh hoạt tôn giáo tại một chùa gần nhà. Một ngày, trong khi đang tham gia lễ hội Phật giáo, chị N nghe được thông tin từ một người bạn về một nhóm người tổ chức tôn giáo không chính thức, tự lập nhóm tôn giáo và phát tán tài liệu sai sự thật về các vấn đề tôn giáo trong cộng đồng. Chị N cảm thấy lo ngại vì nhóm này có thể gây ra những tác động xấu đến sự hòa hợp trong cộng đồng và ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng của những người khác.

Chị N quyết định báo cáo với chính quyền địa phương về nhóm tôn giáo này để giúp chính quyền có biện pháp kiểm tra, ngừng hành vi sai trái và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mọi công dân. Chị hiểu rằng tự do tín ngưỡng là quyền của mọi công dân, nhưng các hành vi lợi dụng tín ngưỡng để xâm phạm quyền lợi, trật tự xã hội sẽ không được bảo vệ.”

a) Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo đuổi tôn giáo của mình mà không bị ép buộc. 

b) Công dân không có quyền can thiệp vào các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhóm người khác nếu họ cảm thấy có hành vi sai trái.

c) Khi phát hiện hành vi sai trái lợi dụng tín ngưỡng, công dân có nghĩa vụ báo cáo với cơ quan chức năng để bảo vệ trật tự xã hội và quyền tự do tín ngưỡng của cộng đồng. 

d) Công dân có thể tự do tuyên truyền, phát tán tài liệu về tín ngưỡng, tôn giáo mà không cần tuân theo quy định pháp luật.

Câu 2. Cho các thông tin sau:

“Nam, một học sinh lớp 11, bị bạn Minh trong lớp dùng ghế nhựa đánh vào tay vì mâu thuẫn trong lúc tranh giành chỗ ngồi. Sự việc xảy ra ngay trong giờ ra chơi và có nhiều bạn chứng kiến. Nam bị đau tay và cảm thấy hoảng sợ nhưng không dám lên tiếng, lo sợ Minh sẽ trả thù. Các bạn trong lớp khuyên Nam nên báo sự việc với giáo viên chủ nhiệm và gia đình. Sau đó, thầy cô đã làm việc với Minh và phụ huynh của cả hai để giải quyết. Minh phải viết bản kiểm điểm và chịu xử lý kỷ luật từ nhà trường.”

a) Hành vi dùng ghế đánh người khác là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự nếu gây thương tích nghiêm trọng. 

b) Vì đây là chuyện mâu thuẫn nhỏ giữa học sinh, Nam không cần báo cáo mà tự chịu đựng để tránh phiền phức.

c) Việc Nam báo cáo sự việc với giáo viên và gia đình là đúng, giúp bảo vệ quyền lợi và an toàn cá nhân. 

d) Minh chỉ đánh nhẹ nên không bị coi là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của Nam.

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay