Trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức

Trắc nghiệm Tin học 9 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Tin học 9 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CUỘC SỐNG

BÀI 1: THẾ GIỚI KĨ THUẬT SỐ

(18 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Phương án nào sau đây là ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong thương mại?

  1. A. Máy chiếu trong lớp học.
  2. Máy chụp X-quang.
  3. Hệ thống thanh toán trong siêu thị.
  4. Hệ thống phun tưới vận hành tự động.

Câu 2: Robot lắp ráp là thiết bị có gắn bộ xử lí được sử dụng trong lĩnh vực nào?

  1. Công nghiệp.
  2. Giao thông.
  3. Xây dựng.
  4. Giải trí.

Câu 3: Phương án nào sau đây là ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực y tế?

  1. Mô phỏng dòng chảy của chất lỏng.
  2. Chẩn đoán bệnh.
  3. Điều khiển ô tô tự động lái.
  4. Dự báo thời tiết.

Câu 4: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong giải trí?

  1. Nghe nhạc.
  2. Xem phim.
  3. Đọc truyện.
  4. Nấu ăn.

Câu 5: Máy tính không có khả năng nào sau đây?

  1. Kết nối toàn cầu với tốc độ cao.
  2. Lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn.
  3. Cảm thụ văn học.
  4. Tính toán nhanh.

Câu 6: Phương án nào sau đây là ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong giáo dục?

  1. Tủ lạnh.
  2. Máy bán hàng tự động.
  3. Robot hút bụi.
  4. Máy chiếu trong lớp học.

 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Phương án nào sau đây không phải là tác động tích cực khi sử dụng thư điện tử?

  1. Giảm bớt sự phụ thuộc vào không gian và thời gian.
  2. Dễ dàng tiếp cận thông tin.
  3. Chứa nhiều nội dung thông tin trong một lần gửi.
  4. Thông tin được bảo mật.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Máy tính được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của khoa học kĩ thuật và đời sống.
  2. Nhiều dữ liệu hiện có trên Internet là miễn phí.
  3. Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực đến con người và xã hội nhiều hơn so với tác động tích cực.
  4. Cần sử dụng công nghệ thông tin đúng cách để tránh những tác động tiêu cực đến cuộc sống.

Câu 3: Phương án nào sau đây không phải là tác động tích cực của công nghệ thông tin lên giáo dục?

  1. Rút ngắn khoảng cách, kết nối con người nhanh chóng.
  2. Cổ vũ thái độ sống tích cực.
  3. Mở rộng phạm vi tiếp cận giáo dục.
  4. Dễ dàng chia sẻ kiến thức, kĩ năng.

Câu 4: Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực như thế nào đến sức khoẻ thể chất của con người?

  1. Khiến con người trở nên thụ động.
  2. Gây giảm thị lực.
  3. Giảm tương tác giữa người với người.
  4. Thông tin giả tràn lan.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Công nghệ thông tin được con người sử dụng để khám phá tri thức mới, kết nối cá nhân với thế giới, hỗ trợ họ trong học tập và lao động.
  2. Công nghệ thông tin giúp con người dễ dàng chuyển giao và tiếp cận thông tin.
  3. Ngày nay, mọi người có thể bổ sung sự hiểu biết của mình về bất kì lĩnh vực nào, ở mọi nơi và vào mọi lúc bằng cách sử dụng Internet.
  4. Công nghệ thông tin không có tác động tiêu cực đến sức khoẻ thể chất của con người.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Bộ xử lí không chỉ xuất hiện trong máy tính hay điện thoại thông minh mà còn được gắn vào các thiết bị khác để hỗ trợ xử lí bất kì loại thông tin nào có thể số hoá được.
  2. Thiết bị được gắn bộ xử lí hiện diện xung quanh ta.
  3. Hệ thống thu phí tự động trên đường cao tốc là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong sản xuất công nghiệp.
  4. Hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong lĩnh vực giao thông.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Công nghệ thông tin tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?

  1. Tạo ra thông tin sai lệch và tin tức giả mạo.
  2. Rác thải từ những sản phẩm công nghệ lỗi thời.
  3. Tăng nguy cơ thất nghiệp.
  4. Bạo lực mạng.

Câu 2: Biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ thông tin đến sức khoẻ thể chất của con người là

  1. cẩn trọng khi chia sẻ thông tin trên Internet và mạng xã hội.
  2. rèn luyện các kỹ năng tìm kiếm và đánh giá độ tin cậy của các thông tin nhận được.
  3. cập nhật các thông tin về tiến bộ công nghệ.
  4. dành thời gian giao lưu với người thân, bạn bè, chơi thể thao, tham gia các hoạt động ngoại khoá, …

Câu 3: Thiết bị bay không người lái để gieo hạt giống, phun thuốc trừ sâu,… là thiết bị có gắn bộ xử lí được sử dụng trong lĩnh vực nào?

  1. Giao thông.
  2. Sinh học.
  3. Nông nghiệp.
  4. Công nghiệp.

Câu 4: Trong y tế, máy tính giúp chẩn đoán hình ảnh như thế nào?

  1. Dựa trên hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể đo được tương đối chính xác kích thước các tạng đặc trong ổ bụng (gan, lách, thận, tuỵ,…) và phát hiện các khối bất thường nếu có.
  2. Dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ hạt nhân, bác sĩ xác định được một số bệnh lí ở sọ não.
  3. Dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp, bác sĩ xác định chính xác hơn các hình thái và các khối bất thường trong cơ thể.
  4. Dựa trên hình ảnh X-quang, bác sĩ có thể xác định cấu trúc, kích thước các buồng tim, van tim và các mạch máu lớn.

Câu 5: Kính viễn vọng không gian Hubble là ứng dụng của máy tính trong nghiên cứu

  1. vật lí.
  2. vũ trụ.
  3. giao thông.
  4. hoá học.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: “Não của chúng ta hoạt động ít dần vì sự xuất hiện của công nghệ cao”, nhà thần kinh học Michael Merzenich cho biết trong cuốn sách “The Shallows: What The Internet Is Doing To Our Brains”, cảnh báo tác động của công nghệ đối với trí thông minh của con người, nguy hiểm tới mức không tưởng. Vậy theo em, công nghệ thông tin tác động lên não của chúng ta như thế nào?

  1. Đạo đức suy giảm.
  2. Tỉ lệ thất nghiệp tăng.
  3. Chênh lệnh giàu nghèo ngày càng lớn.
  4. Giảm độ tập trung.

 

Trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án tin học 9 kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm tin học 9 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập tin học 9 KNTT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay