Giáo án Lịch sử 11 kết nối Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Giáo án Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông sách Lịch sử 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 11 kết nối Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

BÀI 12: VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí của Biển Đông trên bản đồ. Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giaio thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.
  • Xác định được vị trí các đảo, quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ. Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Tìm hiểu được tư liệu lịch sử về vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông; Xác định được vị trí của Biển Đông trên bản đồ; Xác định được vị trí các đảo và quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển; Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Đánh giá được vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông; Rút ra bài học lịch sử cho công cuộc bảo vệ biển, đảo Tổ quốc hiện nay.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh, bảo vệm, xây dựng đất nước của dân tộc.
  • Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ biển đảo Tổ quốc hiện nay.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Lịch sử 11, Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực,
  • Tập bản đồ và Tư liệu lịch sử 11.
  • Tài liệu tham khảo về vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông trong lịch sử Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, HS tìm hiểu và trả lời các ô chữ hàng, ô chữ chủ đề liên quan đến biển đảo Việt Nam.
  4. Sản phẩm: Các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề liên quan đến biển đảo Việt Nam.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ GV đặt câu hỏi liên quan đến chủ đề liên quan đến biển đảo Việt Nam.

+ HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu các ô chữ liên quan đến biển đảo Việt Nam.

- GV lần lượt đọc các gợi ý ô chữ cho HS:

+ Ô chữ số 1 ( (5 chữ cái): Vùng biển đẹp ở miền Trung Việt Nam, được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh trong năm 2006.

+ Ô chữ số 2 (10 chữ cái): Đảo có tiềm năng dầu khí to lớn thuộc vịnh Bắc Bộ, có diện tích 2.5km2 cách đất liền Việt Nam 110 km.

+ Ô chữ số 3 (8 chữ cái): Hệ thống đảo tiền tiêu thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Ô chữ số 4 (6 chữ cái): Vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các anh hùng, chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

+ Ô chữ số 5 (7 chữ cái): Quần đảo ở Việt Nam được xem là một thế giới san hô với hơn 100 loài, tạo thành một phần của vòng cung san hô ngắm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á.

+ Ô chữ số 6 (9 chữ cái): Vịnh nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông, phía Tây được bao bọc bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam.

+ Ô chữ số 7 (11 chữ cái): Vịnh nằm ở Việt Nam nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

+ Ô chữ số 8 (5 chữ cái): Bãi biển thuộc thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố 20km về hướng Đông Nam.

+ Ô chữ chủ đề (8 chữ cái): Biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tập của bản thân, tìm ra các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt HS đọc đáp án các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

M

K

H

Ê

 

 

 

 

 

 

2

B

C

H

L

O

N

G

V

Ĩ

 

3

 

T

R

Ư

N

G

S

A

 

 

4

 

C

Ô

N

Đ

O

 

 

 

 

5

 

H

O

À

N

G

S

A

 

 

 

6

V

N

H

B

C

B

 

 

7

V

N

H

T

H

Á

I

L

A

N

8

 

Đ

S

Ơ

N

 

 

 

 

 

Ô chữ chủ đề: BIỂN ĐÔNG.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biển, đảo có trong các ô chữ:

Biển Mỹ Khê (Đà Nẵng)

Đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

Đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Quần đảo Hoàng Sa

(Quảng Nam, Đà Nẵng)

Vịnh Bắc Bộ

Vịnh Thái Lan

Biển Đồ Sơn (Hải Phòng)

  

Biển Đông

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Biển Đông là một trong những biển lớn và là đường vận chuyển huyết mạch của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vậy, Biển Đông có vị trí như thế nào? Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược ra sao? Các đảo, quần đảo ở Biển Đông, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí của Biển Đông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí của Biển Đông trên lược đồ, kể được tên quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp Biển Đông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.74, 75 và trả lời câu hỏi: Xác định vị trí của Biển Đông. Kể tên các vùng và lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HSvề vị trí của Biển Đông và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV tổ chức cho các nhóm quan sát nhanh Hình 2, thông tin mục 1 SGK tr.74, 75 và chơi trò chơi Nhà sử học thông thái.

- GV nêu câu hỏi, HS trả lời mỗi câu hỏi trong vòng 20 giây:

+ Biển Đông có diện tích bao nhiêu? Lớn thứ mấy trên thế giới ? 

+ Biển Đông nằm ở đại dương nào? Trải dài trên những vĩ độ nào?

+ Xác định các quốc gia và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với nước ta.

 

- GV cung cấp thêm cho HS lược đồ, video, hướng dẫn HS tổng hợp, chốt lại kiến thức và trả lời câu hỏi:

+ Xác định vị trí của Biển Đông.

+ Kể tên các vùng và lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông.

Bản đồ Biển Đông

https://www.youtube.com/watch?v=ySOz3-RVC28

(Từ đầu đến 0s31p).

- GV mở rộng kiến thức, kết hợp khai thác mục Em có biết SGK tr.75, tiếp tục thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Nêu tác động vị trí địa lí đối với việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của khu vực Biển Đông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm xác định vị trí và kể tên các vùng, lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Tác động vị trí địa lí đối với việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của khu vực Biển Đông:

+ Biển Đông có cấu trúc địa lí như đảo san hô, bãi cạn, bãi ngầm,…

+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với nhiệt độ, lượng mưa theo vĩ độ và mùa.

+ Là khu vực hình và hoạt động của nhiều áp thấp nhiệt đới, bão, sóng thần. Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão hình thành và hoạt động trên Biển Đông (từ tháng 5 đến hết tháng 10).

→ Vị trí, địa lí và khí hậu đặc biệt tạo cho vùng Biển Đông sự đa dạng sinh học điển hình trên thế giới về cấu trúc thành phần loài động thực vật, hệ sinh thái và nguồn gen.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Vị trí của Biển Đông

- Vị trí của Biển Đông:

+ Biển Đông là biển thuộc Thái Bình Dương.

+ Trải rộng từ khoảng 3°N đến 26°B và khoảng 100°Ð đến 121°Đ trải dài khoảng 3 000 km theo trục đông bắc - tây nam.

+ Nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong những biển lớn nhất thế giới, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2 (gấp khoảng 1,5 lần diện tích Địa Trung Hải và 8 lần Biển Đen,...).

+ Là biển tương đối kín vì các đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều có đảo, quần đảo bao bọc.

- Vùng và lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông:

Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia, một vùng lãnh thổ là Đài Loan.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được tầm quan trọng của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đối với thế giới và khu vực.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho 3 nhóm hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- Nhóm 1: Giải thích vai trò quan trọng chiến lược của Biển Đông trong giao thông hàng hải.

- Nhóm 2: Giải thích vì sao Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương.

- Nhóm 3: Phân tích vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt và nêu câu hỏi định hướng: Là một trong những biển lớn nhất thế giới, trải dài khoảng 3 000 km với độ sâu trung bình khoảng 1 140 m, Biển Đông có tầm quan trọng như thế nào?

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Hoàn thành Phiếu học số 1, tìm hiểu về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.

+ Nhóm 1:

Khai thác thông tin mục 2a SGK tr.75 và trả lời câu hỏi: Giải thích vai trò chiến lược của Biển Đông trong giao thông hàng hải quốc tế.

+ Nhóm 2:

Khai thác mục Em có biết, thông tin mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.75, 76 và trả lời câu hỏi: Giải thích vì sao Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng ở Châu Á – Thái Bình Dương.

+ Nhóm 3:

Khai thác Hình 3, Hình 4, tư liệu, thông tin mục 2c SGK tr.76, 77 và trả lời câu hỏi: Phân tích vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Vai trò của Biển Đông

Nội dung

Tuyến đường giao thông biển huyết mạch

 

Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

 

Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển

 

- GV cung cấp thêm một số hình ảnh, video liên quan đến tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV tổ chức hoạt động nối tiếp, cho HS cả lớp chơi trò chơi Nhà hải dương học - Nhìn biểu tượng và đoán tên các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.

- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:

Hình 1……………………

Hình 2……………………

Hình 3……………………

Hình 4……………………

Hình 5…………………….

Hình 6…………………….

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo nội dung được phân công.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm trình bày tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện lần lượt HS nêu đáp án trò chơi:

Hình 1: cá ngừ.

Hình 2: san hô.

Hình 3. dầu khí.

Hình 4: rùa biển.

Hình 5: rong biển.

Hình 6: rái cá.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH  SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay