Giáo án Lịch sử 11 kết nối: Thực hành chủ đề 6

Giáo án Thực hành chủ đề 6 sách Lịch sử 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 11 kết nối: Thực hành chủ đề 6

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 6:

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 6 – Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
  • Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức về Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông để giải thích lịch sử qua bài tập vận dụng.
  • Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 6 – Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 11, Giáo án.
  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực Chủ đề 6– Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi Nhà sử học thông thái, bốc thăm câu hỏi cho nhóm mình và trả lời câu hỏi:

- Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông có tác động như thế nào đến sự hợp tác và xung đột trong khu vực thời gian gần đây?

- Nêu ý nghĩa của việc ra đời Luật Biển Việt Nam.

- Công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay?

  1. Sản phẩm:
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS làm 3 nhóm, tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà sử học thông thái.

- GV tổ chức cho 3 nhóm bốc thăm câu hỏi cho nhóm mình và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông có tác động như thế nào đến sự hợp tác và xung đột trong khu vực thời gian gần đây?

Câu hỏi 2: Nêu ý nghĩa của việc ra đời Luật Biển Việt Nam.

Câu hỏi 3: Công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm thuyết trình trước lớp câu hỏi của nhóm đã bốc thăm được.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Câu hỏi 1: Tác động của Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông đến sự hợp tác và xung đột trong khu vực thời gian gần đây:

- Biển Đông là một trong những vùng biển chiến lược quan trọng trên thế giới. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều yếu tố khó lường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột, tác động lớn đến môi trường hòa bình ổn định của khu vực, chủ quyền và lợi ích của nhiều nước.

- Các nước ASEAN đều mong muốn thông qua quan hệ song phương và đa phương với các nước lớn để cân bằng quyền lực với Trung Quốc, giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bằng con đường hòa bình, tạo dựng môi trường hòa bình ổn định và phát triển ở khu vực.

- Đối với thế giới, Biển Đông có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng, an ninh biển của nhiều nước, nhất là các cường quốc hải dương, các quốc gia có tiềm lực kinh tế, quốc phòng phụ thuộc vào biển.

- Biển Đông được coi là “nút thắt” sống còn của châu Á, nơi có các tuyến đường huyết mạch của thế giới. Kiểm soát được Biển Đông sẽ giúp các cường quốc giành ưu thế hải quân tại Tây Thái Bình Dương. Kiểm soát được Biển Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập vai trò quốc gia đối với cả một khu vực rộng lớn ở Đông Á và Đông Nam Á.

- Biển Đông có hai khu vực trọng yếu là eo Ma-lắc-ca và khu vực quần đảo Trường Sa. Hầu hết các tuyến đường không, đường biển quqa Biển Đông đều phải đi qua hai khu vực này. Nếu giành quyền kiểm soát được một trong hai khu vực này sẽ trực tiếp khống chế được toàn bộ khu vực từ eo biển Ma-lắc-ca đến Nhật Bản, khống chế được nhiều tuyến đường giao thông đường không, đường biển từ Xin-ga-po sang Hồng Công, từ Quảng Đông đến Ma-ni-la, từ châu Phi sang châu Á, từ Đông Nam Á sang Nam Á.

→ Với vị trí địa chính trị kinh tế đặc biệt quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, Biển Đông có vai trò hết sức to lớn không chỉ đối với các quốc gia ven biển, các quốc gia có tuyên bố chủ quyền mà còn đặc biệt quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, liên quan trực tiếp đến an ninh của khu vực và thế giới.

  

Các khu vực xảy ra xung đột ở Biển Đông

Câu hỏi 2: Ý nghĩa của việc ra đời Luật Biển Việt Nam

- Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lí liên quan đến biển, đảo nước ta. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lí các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng trong việc quản lí, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.

- Kết hợp hài hòa các quy định luật pháp quốc gia với các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, chuyển một thông điệp quan trọng tới quốc tế: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982, thể hiện quyết tâm của nước ta phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

Câu hỏi 3: Ý nghĩa của công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay:

- Việt Nam có một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Địa hình của Việt Nam hẹp về chiều ngang, bờ biển trải dài khoảng 3 260 km, được Biển Đông bao bọc toàn bộ sườn phía đông và phía nam, thềm lục địa rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

- Biển Đông là “lá chắn sườn” trong hệ thống phòng thủ quan trọng, bảo vệ đất nước. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi đặt các trạm thông tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu,… phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông, giao thương với thị trường và quốc tế.

- Tuy nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện đang là tiêu điểm của những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hết sức phức tạp và nhạy cảm…. Vì vậy, phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh, thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông là nhiệm vụ trọng yếu, có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là yếu tố quan trọng để Việt Nam phát triển bền vững.

Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Trường Sa

- Việc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông phải gắn kết với sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là hướng phát triển bền vững của Việt Nam để trở thành quốc gia biển hùng mạnh.

- Kinh tế phát triển là cơ sở để xây dựng nền quốc phòng hùng mạnh. Việt Nam đang tổ chức lại hoạt động khai thác biển theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ; phát triển nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản và môi trường biển, phát triển các khu công nghiệp ven biển, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, xuất khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dầu khí, vận tải biển,…

- Phát triển kinh tế các đảo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãn thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ  động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Nội dung thực hành Chủ đề 6 – Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1. Vẽ sơ đồ tư duy về lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS về quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- GV hướng dẫn cho HS lựa chọn một số sơ đồ tư duy khác nhau để HS lựa chọn, tránh trùng lặp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy và hoàn thành sơ đồ tư duy vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày được quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo sơ đồ tư duy.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ:

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Thiết kế áp phích hoặc vẽ tranh cổ động, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 8 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Thiết kế áp phích hoặc vẽ tranh cổ động, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông.

- GV trình chiếu cho HS quan sát mẫu một số áp phích hoặc vẽ tranh cổ động, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông:

  
  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sưu tầm trên sách, báo, internet và thực hiện theo nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ những sản phẩm tốt.

- GV giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, biển đảo cho HS.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại các kiến thức đã học trong Chủ đề 6 – Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra cuối năm học.

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH  SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay