Giáo án Lịch sử 8 chân trời Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Giáo án Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông sách Lịch sử và Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 chân trời Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

HS học về

  • Vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  • Đặc điểm môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
  • Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới và về một số tổ chức quốc tế có quan hệ thường xuyên với Việt Nam.
  • - Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

Năng lực địa lí:

  • Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  • Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
  • Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh, ảnh, video clip có liên quan đến nội dung bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung: GV trình chiếu video về cuộc sống của người dân ở Trường Sa và yêu cầu HS đưa ra nhận xét.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho phần khởi động và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video về cuộc sống của người dân ở Trường Sa:

https://youtu.be/Iq-fqY4XDSY?si=bJy6nm5Wfq5IGgag

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nghĩ của em về cuộc sống của người dân ở Trường Sa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý xem video và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV gọi ngẫu nhiên 1 – 2 HS xung phong chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem video.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi điểm, mỗi đảo trên quần đảo Trường Sa đều là những dấu son chủ quyền của lãnh hải Tổ quốc. Như bao gia đình Việt Nam khác, dù là nơi đầu sóng ngọn gió, những hộ gia đình đang sinh sống trên các đảo ở Trường Sa vẫn đang ngày đêm vun đắp cuộc sống với tình yêu biển đảo quê hương sâu sắc. Dù đảo xa còn nhiều khó khăn so với đất liền nhưng toàn bộ người dân trên đảo rất tự hào vì được đóng góp một phần công sức của mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta. Những năm gần đây, nhiều công trình cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội trên quần đảo Trường Sa đã và đang được đầu tư xây dựng khang trang.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cùng với phần đất liền, biển đảo là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Hiểu biết về biển đảo sẽ góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các vùng biển và hải đảo Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Xác định được vị trí địa lí và phạm vi các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

- Nêu được tên các huyện đảo của Việt Nam và xác định được vị trí của các huyện đảo đó trên bản đồ.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục 1, hình 2.1, bảng 2.1 SGK tr.162 – 164 kết hợp với hình 14.1, 14.4 SGK tr.143, 146 và trả lời các câu hỏi:

+ Xác định vị trí địa lí và phạm vi các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

+ Nêu tên và xác định trên bản đồ các huyện đảo của Việt Nam.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các vùng biển và hải đảo Việt Nam với chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục 1, hình 2.1, bảng 2.1 SGK tr.162 – 164 kết hợp với hình 14.1, 14.4 SGK tr.143, 146 và trả lời các câu hỏi:

+ Xác định vị trí địa lí và phạm vi các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

+ Nêu tên và xác định trên bản đồ các huyện đảo của Việt Nam.

STT

Đơn vị hành chính cấp huyện

Trực thuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương

Diện tích (km2)

1

Vân Đồn

Tỉnh Quảng Ninh

551,30

2

Cô Tô

Tỉnh Quảng Ninh

46,20

3

Cát Hải

Thành phố Hải Phòng

345,00

4

Bạch Long Vĩ

Thành phố Hải Phòng

2,50

5

Cồn Cỏ

Tỉnh Quảng Trị

2,50

6

Hoàng Sa

Thành phố Đà Nẵng

305,00

7

Lý Sơn

Tỉnh Quảng Ngãi

9,97

8

Trường Sa

Tỉnh Khánh Hòa

496,00

9

Phú Quý

Tỉnh Bình Thuận

16,00

10

Côn Đảo

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

75,15

11

Kiên Hải

Tỉnh Kiên Giang

30,00

12

Phú Quốc

Tỉnh Kiên Giang

589,23

Bảng 2.1. Các huyện đảo của nước ta, năm 2021

- GV cung cấp thêm hình ảnh, video về các vùng biển và hải đảo Việt Nam cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin, hình ảnh, video trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hiện nay, một số đảo và quần đảo của nước ta được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Các vùng biển và hải đảo Việt Nam

- Vùng biển:

+ Diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.

+ Tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

+ Bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

+ Đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định qua 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Vùng biển Nam Bộ gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo.

- Hải đảo: Một số đảo, quần đảo nước ta hiện nay được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang có diện tích lớn nhất (589,23 km2).

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ CÁC VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

Đảo Nam Du, Kiên Giang

Đảo Bình Ba, Khánh Hòa

Vịnh Ninh Vân, Nha Trang

Vịnh Lăng Cô, Thừa Thiên – Huế

Video về các huyện đảo ở Việt Nam: lấy từ đầu à 6p04s

https://youtu.be/VhnK8MgwFmU?si=9aukBbj6yt7I_hwG

Hoạt động 2: Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ phân tích được đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo của Việt Nam.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp chuyên gia (nhóm chuyên gia), yêu cầu HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 2 SGK tr.164 và tìm hiểu chủ đề: Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo của Việt Nam với chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 2 SGK tr.164 và thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV:

+ GV chọn 1 nhóm HS/nhóm HS xung phong làm chuyên gia và giao chủ đề cho nhóm chuyên gia chuẩn bị: Tìm hiểu những đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo Việt Nam.

+ GV yêu cầu các HS còn lại trong lớp đặt các câu hỏi cho nhóm chuyên gia về chủ đề học tập đã giao.

- GV gợi ý cho HS: Lấy ví dụ cụ thể về hiện trạng môi trường và tài nguyên biển, đảo Việt Nam.

- GV cung cấp thêm hình ảnh liên quan đến đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo (đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Nhóm chuyên gia trả lời câu hỏi mà các HS trong lớp đặt ra.

- GV bổ sung, đặt câu hỏi phụ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhìn chung, chất lượng nước trong môi trường biển của nước ta vẫn còn khá tốt. Tài nguyên ở vùng biển, đảo có tiềm năng rất lớn như tài nguyên khoáng sản, sinh vật, du lịch.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo

- Đặc điểm môi trường:

+ Nhìn chung chất lượng nước trong môi trường biển và chất lượng môi trường trầm tích biển còn khá tốt.

+ Ở một số nơi có tình trạng ô nhiễm nhưng không thường xuyên.

+ Diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi và tăng lên nhưng hệ sinh thái biển có xu hướng suy thoái ở một số nơi.

- Tài nguyên ở vùng biển, đảo: Có tiềm năng rất lớn.

+ Hàng nghìn loại hải sản, hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao.

+ Nhiều khoáng sản có giá trị, trữ lượng lớn: dầu mỏ, titan, cát trắng,…

+ Nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái biển,… thu hút khách du lịch.

 

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN

ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẢO

Nhiều loài động vật biển có giá trị dinh dưỡng cao

Các hoạt động đánh bắt thủy sản ở rừng ngập mặn

Khai thác than tại Quảng Ninh

Cảng nước sâu Chân Mây,

Thừa Thiên Huế

Hoạt động 3: Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ phân tích được những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 3, hình 2.2 SGK tr.165, 166 và trả lời câu hỏi: Phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và câu trả lời của HS về những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm chẵn và lẻ (4 – 8 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau:

Khai thác thông tin trong mục 3, hình 2.2 SGK tr.165, 166 và hoàn thành Phiếu học tập số 1Phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

+ Nhóm chẵn: Phân tích những thuận lợi, khó khăn của biển, đảo đối với phát triển kinh tế nước ta.

+ Nhóm lẻ: Phân tích những thuận lợi, khó khăn của biển, đảo đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG 3

NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI

PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN,

CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Đối với phát triển kinh tế

Thuận lợi

…………

…………

Khó khăn

…………

Đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Thuận lợi

…………

Khó khăn

……………

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó, lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận kết quả từ một nhóm khác để góp ý. Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong Phiếu học tập số 1.

- HS đọc và góp ý cho sản phẩm thảo luận của nhóm khác.

- HS xem và xử lí các ý kiến góp ý của các nhóm khác để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Sau khi hoàn thiện, các nhóm treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.

- GV bổ sung và đặt câu hỏi phụ cho các nhóm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam là một quốc gia ven biển, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Cùng với Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện đang là tiêu điểm của những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là điều luôn được quan tâm, chú trọng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 3.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG 3

NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Đối với phát triển kinh tế

Thuận lợi

- Khai thác và nuôi trồng hơn 3 triệu tấn hải sản/năm, thu hút hàng triệu khách du lịch đến vùng biển, đảo.

- Dễ dàng tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực.

- Hoạt động khai thác khoáng sản phát triển nhanh.

à Cung cấp lượng lớn thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Khó khăn

- Có nhiều thiên tai, hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,… gây thiệt hại về người và tài sản.

- Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

Đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Thuận lợi

- Luật Biển quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi (Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982) à căn cứ quan trọng trong hoạt động quản lí, sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường biển; tạo ra trật tự pháp lí trên biển, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho các nước.

- Ban hành Luật Biển Việt Nam phù hợp với Luật Biển quốc tế và tình hình cụ thể của đất nước à đóng góp hiệu quả hơn cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước Đông Nam Á khá ổn định.

Khó khăn

- Tồn tại việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và thềm lục địa của một số quốc gia có chung Biển Đông.

- Vấn đề an ninh phi truyền thống (tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường) có diễn biến phức tạp.

Hoạt động 4: Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

Phát triển được năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:

- Xác định được đơn vị hành chính của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa qua các thời kì lịch sử.

- Nhận thức được Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử đã có những hành động nào để khẳng định chủ quyền đổi với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 4, bảng 2.2, hình 2.3, 2.4, mục Em có biết SGK tr.166 - 169 và trả lời các câu hỏi:

+ Xác định đơn vị hành chính của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa qua các thời kì lịch sử.

+ Trình bày những hành động mà Nhà nước Việt Nam đã làm để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa qua các thời kì lịch sử.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 ...

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay