Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 8: Phong trào Tây Sơn
Giáo án Bài 8: Phong trào Tây Sơn sách Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 8: Phong trào Tây Sơn
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: PHONG TRÀO TÂY SƠN
(2 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
HS học về:
- Một số nét chính của phong trào Tây Sơn: nguyên nhân, mô tả về một số thắng lợi tiêu biểu.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
- Biết thu thập thông tin từ tư liệu 8.1 dưới góc nhìn của một thương nhân nước ngoài.
- Giải mã được lược đồ 8.3, 8.4 về các trận chiến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Quanh sát tư liệu 8.2 về trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
- Giải mã được lời bài hịch của Nguyễn Huệ (khắc trên phiến đá ở Gò Đống Đa, Hà Nội) trước khi ra quân.
- Khai thác được phần Nhân vật lịch sử và phần Em có biết để có cái nhìn toàn diện hơn về phong trào Tây Sơn.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
- Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ và mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê; đánh bại quân Xiêm xâm lược (1785) và đại phá quân Thanh xâm lược (1789).
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Đánh giá được những đóng đóng góp của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII.
- Mô tả được ngắn gọn (khoảng 5 dòng) về một di tích lịch sử hay công trình tưởng niệm có liên quan đến phong trào Tây Sơn mà em biết.
- Phẩm chất
- Yêu nước: biết ơn và tự hào về những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong công cuộc thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nội dung: GV trình chiếu, đọc thông điệp của vua Quang Trung trong những ngày giáp Tết năm Kỷ Dậu 1789, yêu cầu HS trình bày nội dung, ý nghĩa của đoạn thông điệp đó.
- Sản phẩm: Hiểu biết của HS về nội dung, ý nghĩa thông điệp của vua Quang Trung.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh vua Quang Trung và thông điệp của vua Quang Trung nói thay cho cả dân tộc trong những ngày giáp Tết năm Kỷ Dậu 1789:
“Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa lời thông điệp của Quang Trung.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Lời thông điệp “Ðánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” của Quang Trung có ý nghĩa: đánh để lịch sử (là các thế hệ sau của bọn giặc phương Bắc) biết nước Nam anh hùng có chủ, tức là đánh để bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc, đánh để cho muôn đời thấy rõ tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
+ Việc Nguyễn Huệ khẳng định nước Nam đã có chủ nghĩa là sự khẳng định đất nước đã được thống nhất hoàn toàn. Sau khi quét sạch quân Mãn Thanh và vua Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Huệ đã làm chủ trên thực tế được cả đất nước Đại Việt, sáng lập ra một triều đại mới là Tây Sơn với niên hiệu Quang Trung.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 8 – Phong trào Tây Sơn.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 8.1, đọc thông tin mục 1 SGK tr.40 và trả lời câu hỏi:
- Em hãy cho biết tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ.
- Theo em, tại sao phong trào Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trình chiếu và hướng dẫn HS khai thác Tư liệu 8.1 SGK tr.40: - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu tư liệu: + Thương nhân này đến Đàng Trong vào thời kì trị vì của chúa Nguyễn nào? + Việc buôn bán của người Pháp ở Đàng Trong như thế nào? + Nếu muốn việc buôn bán trôi chảy thì họ phải làm gì? + Nếu không làm vậy thì họ phải đối mặt với vấn đề gì? - GV hướng dẫn HS khai thác thêm thông tin mục 1 SGK tr.40 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết tại sao phong trào Tây Sơ bùng nổ? - GV cung cấp thêm cho HS tư liệu: Nhận xét về hệ thống thu thuế của chúa Nguyễn thế kỉ XVIII, Lê Quý Đôn viết: “…đến nay có chỗ một xã có đến 16 hay 17 tướng thần (nhân viên thu thuế) và hơn 20 xã trưởng, đều được làm việc,… Ở các xã ven biển trấn Thuận Hóa, gián hoặc có xã theo nghề đánh cá thì thu thuế mắm, lấy số người hoặc lấy có lưới hay không có lưới làm chuẩn”. (Lê Quý Đôn toàn tập, tập 1 – Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977 tr.148, 229) - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, tại sao phong trào Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ? - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS: + Ai là người khiến đời sống của nhân dân Đàng Trong rơi vào cực khổ? + Việc Tây Sơn ngay từ đầu nêu cao khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” đã có tác dụng gì? + Phong trào Tây Sơn nổi lên lật đổ chúa Nguyễn có đáp ứng nguyện vọng của nhân dân không? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, hình ảnh và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn là do tình trạng chế độ phong kiến bị khủng hoảng trầm trọng, kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân đói khổ triền miên, mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn - Tình hình chính quyền phong kiến Đàng Trong: + Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. + Quan lại nhũng nhiễu dân chúng. + Nhiều thứ thuế mới xuất hiện. - Đời sống nhân dân: vô cùng cực khổ. - Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ: bất bình trước chính quyền phong kiến suy đồi, phong trào Tây Sơn bùng nổ cuối thế kỉ XVIII.
|
Hoạt động 2: Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được những nét chính về quá trình lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê – Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Mô tả được chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785.
- Mô tả được trận Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, làm việc nhóm, khai thác Hình 8.2 – 8.4, mục Em có biết và thông tin mục 2 SGK tr.41, 42, trả lời câu hỏi:
- Nêu những nét chính về quá trình lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê – Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Mô tả lại chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785.
- Hãy mô tả lại trận Ngọc Hồi – Đông Đa năm 1789. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì đối với chiến thắng quân Thanh năm 1789?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thắng lợi tiêu biêu của phong trào Tây Sơn và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Nhiệm vụ 1: Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê – Trịnh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa. + Xây dựng căn cứ: · Ban đầu, ở vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai). · Sau đó, chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định). + Thu hút đông đảo nhân dân Đàng Trong tham gia. Ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 2a SGK tr.41 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu những nét chính về quá trình lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê – Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, khai thác thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu những nét chính về quá trình lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê – Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thắng lợi đầu tiên của phong trào Tây Sơn chỉ trong thời gian ngắn đã lật đổ 3 tập đoàn phong kiến (Nguyễn, Trịnh, Lê) tồn tại hàng trăm năm. - GV mở rộng kiến thức: + Phong trào Tây Sơn bùng nổ và giành được thắng lợi nhanh chóng vì đã nói lên tiếng nói bất bình với chính quyền, khát vọng tìm kiếm cuộc sống mới và ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân cả nước. + Cùng với sự lớn mạnh của nghĩa quân Tây Sơn, dưới tài chỉ huy của Nguyễn Huệ là sự mục ruỗng của chính quyền Lê – Trịnh sau hơn 30 năm phải đương đầu với các cuộc khởi nghĩa nông dân, sau đó là nạn kiêu binh, tạo điều kiện thuận lợi để quân Tây Sơn quét sạch chỉ trong vòng 3 năm (1786 – 1788). - GV đặt vấn đề và chuyển sang nhiệm vụ mới: Phải chăng, việc lật nhào 3 tập đoàn phong kiến đã mở ra cơ hội cho đất nước? | 2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn a. Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê – Tịnh Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Nhiệm vụ 1. | ||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| |||||||||||
Nhiệm vụ 2: Chiến thắng quân xâm lược Xiêm (1785) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu và hướng dẫn HS khai thác tư liệu 8.2: + Bức tranh cho biết địa hình chiến đấu như thế nào? + Quân Tây Sơn gồm những bộ phận nào tham gia tác chiến? + Các cánh rừng dừa nước hai bên ven sông và các con rạch có hỗ trợ gì cho quân Nguyễn Huệ không? + Ngoài các vũ khí thông thường, quân Tây Sơn còn sử dụng vũ khí nào? + Dụng ý của Nguyễn Huệ khi sử dụng thuyền nhỏ là gì? + Khói lửa nghi ngút xuất hiện từ phía quân Xiêm cho biết kết quả gì? - GV trình chiếu và hướng dẫn HS khai thác lược đồ Hình 8.3: + Nguyễn Huệ đã bố trí quân lực như thế nào? + Doanh trại của nghĩa quân Tây Sơn đóng ở đâu? + Trận chiến chính diễn ra ở đoạn sông nào của sông Tiền? + Làm sao để quân Xiêm rơi vào trận địa mai phục của nghĩa quân Tây Sơn? - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, kết hợp Hình 8.2, 8.3 vừa khai thác và trả lời câu hỏi: Mô tả lại chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785. - GV lưu ý và cung cấp thêm thông tin cho HS: + Về lực lượng hai bên: có sự chênh lệch về quân số giữa Xiêm – Nguyễn với Tây Sơn: + Về đoạn sông Rạch Gầm – Xoài Mút: “Đoạn sông này chỉ dài 6 km, rộng chừng vài km. Giữa sông có cù lao Thái Sơn, hai bên bờ sông cây cỏ rậm rạp, phía Bắc là Đồng Tháp Mười rộng mênh mông. Nguyễn Huệ quyết định bố trí một trận địa mai phục lớn ở đây. Thủy binh giấu quân sâu trong các nhánh sông như Rạch Gầm, Xoài Mút và những dòng sông nhỏ giữa các cù lao. Bộ binh và pháo binh mai phục bên bờ và trên cù lao giữa sông”. - GV cho HS xem thêm video về trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút: https://www.youtube.com/watch?v=wREgKak9V9I Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, hình ảnh, video, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Chiến thắng quân xâm lược Xiêm (1785) - Chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Phúc Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu. - Tháng 7/1784: vua Xiêm phái 5 vạn quân, chiếm đóng gần hết Tây Nam Bộ. - Tháng 1/1785: Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí trận địa trên đoạn sông từ Rạch Gầm tới Xoài Mút.. - 19/1/1785: + Quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trân địa mai phục. + Thủy binh, bộ binh phối hợp tấn công từ các hình vào quân Xiêm. + Trong vòng 1 ngày, 4 vạn quân Tiêm bị tiêu diệt. + Quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định. | ||||||||||
Nhiệm vụ 3: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
| c. Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây