Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX

Giáo án Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX sách Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử (14.1, 14.2, 14.3), các thông tin trong phần Em có biết dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thức thành tựu và tác động của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật đến xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX; Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về thành tựu và tác động của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật đến xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX để liên hệ với thực tiễn đời sống trong xã hội hiện nay: Các thành tựu nào của khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại?
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái, trách nhiệm: Trân trọng những cống hiến, đóng góp vì sự tiến bộ của nhân loại, bảo vệ những công trình văn hóa, nghệ thuật vẫn còn đến ngày nay.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV tạo “câu chuyện tiếp tục” từ Bài 2 và dẫn dắt vấn đề.

- GV cho HS quan sát hình ảnh, video về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông mà em biết.

  1. Sản phẩm:

- HS liên hệ kiến thức đã học ở Bài 2.

- HS trình bày một số hiểu biết về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tạo “câu chuyện tiếp tục” từ Bài 2 và dẫn dắt: Thời đại văn minh công nghiệp đã tạo nên một thời kì phát triển rực rỡ của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật. Đem lại những cơ hội để con người thay đổi cách sống, cách làm việc, cách suy nghĩ,…

 

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và phát minh của ông:

  

https://www.youtube.com/watch?v=jwPc0kK9VHU

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ những hiểu biết của em về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Niu-tơn xuất thân trong một gia đình nông dân, cha mất sớm. Khi còn nhỏ, Niu-tơn thường ốm yếu. Từ khoảng năm 12 tuổi đến 17 tuổi, Niu-tơn học tiếng La-tinh và tiếng Hy Lạp tại trường trung học và có thể là một nền tảng quan trọng cho việc học toán. Đến năm 1661, Niu-tơn vào học Trường Đại học Cam-brít. Năm 27 tuổi, là Giáo sư Toán của trường và trở thành Chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh. Niu-tơn là người phát minh nhiều định luật trong Vật lí và Toán học, tiêu biểu là nguyên lí “Vạn vật hấp dẫn”.

+ Ông là nhà vật lí, nhà toán học nước Anh, được cả thế giới biết đến là Người sáng lập ra Vật lí học cổ điển. Ông được công nhận rộng rãi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất và nhà khoa học ảnh hưởng nhất mọi thời đại và là một hình ảnh điển hình trong cách mạng khoa học.

+ Nhắc tới I. Niu-tơn là nhắc đến câu chuyện “quả táo rơi vào đầu: đã làm nên thuyết vạn vật hấp dẫn. Không chỉ vậy, ông còn sở hữu nhiều phát minh vĩ đại, thú vị, giúp thay đổi thế giới:

  • Ý tưởng khẩu pháo bắn vào quỹ đạo.
  • Ba định luật về chuyển động của Newton.
  • Cha đẻ của các phép tính vi phân.
  • Kính viễn vọng phản xạ.
  • Sự mất nhiệt.
  • ….

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các thế kỉ XVIII – XIX, xã hội loài người đã có những thành tựu lớn về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật. Những thành tựu đó đã mang dấu ấn thời đại cũng như tác động đến đến đời sống con người như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Thành tựu về khoa học và kĩ thuật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả một số thành tựu tiêu biểu của khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

- Phân tích tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 14.1, mục Em có biết, Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1 SGK tr.60, 61 và trả lời câu hỏi: Mô tả một số thành tựu tiêu biểu của khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.2, thông tin mục 1b SGK tr.61, 62 và trả lời câu hỏi: Hãy lựa chọn hai phát minh mà em cho rằng có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người trong thế kỉ XVIII – XIX. Phân tích sự tác động đó.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thành tựu khoa học, kĩ thuật và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Những thành tựu chủ yếu về khoa học và kĩ thuật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 14.1, mục Em có biết, Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1 SGK tr.60, 61 và trả lời câu hỏi: Mô tả một số thành tựu tiêu biểu của khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu các phát minh về kĩ thuật.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu các phát minh trong ngành khoa học tự nhiên.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu các phát minh trong ngành khoa học xã hội.

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh thành tựu tiêu biểu về khoa học kĩ thuật, khoa học xã hội (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV mở rộng kiến thức, liên hệ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chọn một thành tựu mà em quan tâm nhất và giới thiệu cho các bạn tại lớp (tác giả, chi tiết về phát minh, hình ảnh của phát minh,…).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, mô tả một số thành tựu tiêu biểu của khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu thành tựu em yêu thích trước lớp (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Thành tựu về khoa học và kĩ thuật

a. Những thành tựu chủ yếu về khoa học và kĩ thuật

- Các phát minh về kĩ thuật:

+ Tàu thủy của R.Phơn-tơn.

+ Máy thu hoạch lúa mì của Mác Cây.

+ Máy điện thoại của A.G.Beo.

+ Máy đĩa nghe nhạc và bóng đèn của T.Ê-đi-xơn.

+ Xuất hiện đại bác, súng trường, tàu vỏ thép trọng tải lớn, ngư lôi,…

- Phát minh trong ngành khoa học tự nhiên:

+ Năm 1859: Thuyết tiến hóa của Đác-uyn.

+ Năm 1860: Nghiên cứu về di truyền thông qua các thí nghiệm trên thực vật của Men-đen.

+ Năm 1869: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Men-đê-lê-ép.

+ Năm 1898: Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri tìm ra năng lượng phóng xạ, đặt nền tảng cho ngành nguyên tử học.

- Phát minh trong ngành khoa học xã hội:

+ Khảo cổ học, Nhân chủng học, Xã hội học có bước phát triển vượt bậc.

+ Tâm lí học mới xuất hiện. Tiên phong là Páp-lốp và Dích-mum.

+ Phát minh lớn nhất là Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăng-ghen.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT

Sơ đồ tàu thủy của R.Phơn-tơn

Chiếc đèn của Ê-đi-xơn đã thắp lên ánh sáng cho lịch sử của nhân loại

Lý thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người cho rằng con người

được tiến hoá từ loài vượn

Men-đen - Ông tổ ngành di truyền

Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

 của Men-đê-lê-ép

Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri

tìm ra năng lượng phóng xạ

  

Thí nghiệm trên chú chó của nhà khoa học Páp-lốp

tạo cách mạng trong ngành tâm lý

  

Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học được sáng lập bởi

C.Mác và Ph.Ăng-ghen.

Giới thiệu chi tiết về một phát minh tiêu biểu

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được phát minh trong giai đoạn đầu bởi các nhà khoa học người Nga là Men-đê-lê-ép và Lô-thơ Mây-ơ vào thế kỷ XIX.

- Năm 1869, Men-đê-lê-ép và Lô-thơ Mây-ơ độc lập nhau đưa ra các phiên bản sơ khai của bảng tuần hoàn dựa trên cấu trúc hóa học của các nguyên tố. Men-đê-lê-ép đã xây dựng bảng tuần hoàn dựa trên sự sắp xếp các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử và các tính chất hóa học tương tự của chúng. Mây-ơ đưa ra một bảng tuần hoàn dựa trên sự sắp xếp các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử và tính chất vật lý của chúng.

- Bảng tuần hoàn của Men-đê-lê-ép được chấp nhận rộng rãi hơn vì nó có thể giải thích các tính chất hóa học của các nguyên tố trong nhóm và chu kỳ.

Men-đê-lê-ép đã dự đoán rất chính xác về các nguyên tố

Nhiệm vụ 2: Tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 14.2, thông tin trong mục 2 SGK tr.61, 62 và trả lời câu hỏi: Phân tích tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu:

Các phát minh kĩ thuật:

+ Làm cho xã hội phát triển trên nhiều lĩnh vực: 1 – 5.

+ Tạo ra những thay đổi trong đời sống hằng ngày: 6.

+ Thay đổi trong cấu trúc xã hội đương thời: 7.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, liên hệ, vận dụng và thực hiện nhiệm vụ: Hãy lựa chọn hai phát minh mà em cho rằng có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người trong thế kỉ XVIII – XIX. Phân tích sự tác động đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS phân tích tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS phân tích tác động của hai phát minh tiêu biểu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX

* Tích cực:

- Mang đến hiểu biết sâu sắc về thế giới tự nhiên và xã hội loài người.

- Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp:

+ Máy móc thay thế lao động chân tay.

+ Cuộc sống tiện nghi hơn.

+ Dân số phát triển.

- Các nước Tây Âu trở nên thịnh vượng, tầng lớp người giàu xuất hiện.

* Tiêu cực:

- Người nghèo trong xã hội ngày càng đông hơn.

- Khói bụi của công nghiệp tác động trực tiếp đến môi trường sống của con người.

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HAI THÀNH TỰU

 ĐẾN XÃ HỘI TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

STT

Phát minh

Phân tích tác động

1

Năm 1859: Thuyết tiến hóa của Đác-uyn

Đưa ra những quan điểm hoàn toàn mới, khác với niềm tin phổ biến về nguồn gốc con người và tạo vật trong xã hội lúc bấy giờ.

2

Những năm 1890: Páp-lốp phát hiện ra phản xạ có điều kiện

Mang đến nhận thức: hành vi của con người là sự phản ứng với các tác động từ bên ngoài và có thể thay đổi bằng cách huấn luyện.

Hoạt động 2. Thành tựu về văn học và nghệ thuật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được một số thành tựu tiêu biểu về văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

- Nêu được tác động của sự phát triển văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác mục Em có biết, thông tin mục 2a SGK tr.62, 63 và trả lời câu hỏi: Trình bày một số thành tựu tiêu biểu về văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 14.3, thông tin mục 2b SGK tr.63 và trả lời câu hỏi: Phân tích tác động của sự phát triển văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thành tựu văn học, nghệ thuật và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay