Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Giáo án Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 sách Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14: CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri (De Castries),..).
Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn…..).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: Làm việc theo cặp, nhóm
Tự chủ, tự học: Sưu tầm tư liệu lịch sử liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Năng lực riêng:
Năng lực lịch sử và địa lí :
+ Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri (De Castries),..).
+ Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn…..).
3. Phẩm chất
Yêu nước: Tự hào về lịch sử quê hương, đất nước.
Chăm chỉ: Thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp và về nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu powerpoint.
Lược đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Cánh diều.
Bảng con, giấy A4, bút viết,...
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 5 bộ sách Cánh diều.
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua Hoạt động, HS: - Kết nối được kiến thức HS đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài. - Tạo hứng thú cho HS tiếp nhận bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS quan sát hình 1 SGK tr.67 và chia sẻ ít nhất một điều em biết về những chiếc xe đạp thồ và chiến dịch Điện Biên Phủ. - GV gợi ý cho HS: + Các nhân vật trong hình đang làm gì? + Họ đang vận chuyển những gì? + Họ vận chuyển để làm gì? + Theo em, trong quá trình vận chuyển, họ sẽ gặp những khó khăn gì? - GV mời một số HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS. + Đây là đoàn người vận chuyển lương thực, vũ khí,...bằng xe đạp đến khu tập kết để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên phú. + Để chuẩn bị cho chiến dịch, hàng vạn xe đạp thồ được trưng dụng để chở đạn đại bác. Các khẩu pháo được tháo rời ra để vận chuyển từng bộ phận bằng xe đạp đến vị trí tập kết và lắp ráp. + Từng đoàn xe đạp chở đầy lương thực, súng đạn, hàng nghìn bè mảng lướt trên sông, chở hàng đến nơi tập kết. tại đó, hàng vạn dân công tiếp tục khiêng gánh trên những đoạn đường mà mà xe đạp, thuyền bè không đi được. tất cả đều cố gắng dốc hết sức người, sức của và tinh thần phục vụ cho chiến dịch. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa tìm hiểu về những chiếc xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Để tìm hiểu sâu hơn về chiến dịch này, chúng ta sẽ cùng nhau đến với bài - Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ Nhiệm vụ 1: Kể lại diễn biến chính quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được diễn biến chính quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ quan tranh ảnh và câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình 2 và câu chuyện Kéo pháo ở Điện Biên SGK tr.68. và chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau: + Liệt kê các hoạt động của bộ đội, dân công đã làm để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. + Tìm các cụm từ thể hiện kéo pháo là công việc khó khăn và vất vả trong câu chuyện. + Tại sao sau khi kéo pháo vào trận địa, các chiến sĩ lại được lệnh kéo pháo ra? + Ai đã hi sinh thân mình để cứu pháo? + Viết một câu thể hiện cảm nghĩ của em về công việc kéo pháo ở Điện Biên Phủ? - GV mời đại diện 2 - 3 nhóm HS trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Các hoạt động của bộ đội, dân công đã làm để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ: mở đường, vận chuyển vũ khí, lương thực, xây dựng trận địa,... + Các cụm từ thể hiện kéo pháo là công việc khó khăn và vất vả trong câu chuyện:
+ Sau khi kéo pháo vào trận địa, các chiến sĩ lại được lệnh kéo pháo ra vì do nhận thấy chiến dịch chưa thể bắt đầu. + Anh hùng Tô Vĩnh Diện đã hi sinh thân mình để cứu pháo. + Kéo pháo chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ là công việc gian nan, vất vả, các chiến sĩ phải đổ cả mồ hôi và xương máu. - GV cho HS xem video “Những câu hò kéo pháo thấm mồ hôi, nước mắt và máu” https://youtu.be/7H184k7EtcU - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: + Pháp bất ngờ trước bước đi nào của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ? + Quân dân ta đã làm cách nào để đưa pháo vào trận địa? + Đối mặt với khó khăn trùng trùng, vì sao quân dân ta có thể làm được những điều phi thường đó? + Em có nhận xét gì về tinh thần dũng cảm, quyết tâm của bộ đội trong chiến dịch? - GV mời đại diện một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Pháp bất ngờ khi quân dân ta đã di chuyển những khẩu pháo vào trận địa hiểm trở của Điện Biên Phủ. + Quân ta đã buộc dây, chèn pháo, cùng nhau kéo các khẩu pháo vượt qua núi, dốc, địa hình hiểm trở để đưa vào trận địa. + Chính nhờ tinh thần đoàn kết, lòng quyết tâm đánh thắng quân giặc đã giúp quân ta thực hiện được điều tưởng chừng như không thể thực hiện được. - GV cho HS nghe bài hát “Hò kéo pháo” (nhạc sĩ Đỗ Nhuận): https://youtu.be/caCFq21IyCw Nhiệm vụ 2: Kể lại một số câu chuyện về anh hùng trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại một số câu chuyện về anh hùng trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn...) b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện “Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng” SGK tr.69. - GV trình chiếu hình ảnh cho HS quan sát: - GV gợi ý cho HS kể lại câu chuyện bằng các từ khóa sau đây: + Năm 1953. + Chu Văn Pù. + Chưa bắn được. + Bế Văn Đàn. + Đặt khẩu súng trung liên lên vai. + Do dự. + Hai tay ghì chặt chân súng. + Hi sinh. - GV mời đại 2 – 3 HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án của HS: Chân dung anh hùng Bế Văn Đàn + Năm 1953, trong trận chiến ở Mường Pồn, súng của đồng chí Chu Văn Pù chưa bắn được vì không có chỗ kê súng. + Đồng chí Bế Văn Đàn đã đặt khẩu súng trung liên lên vai, lấy mình làm giá súng để đồng đội tiêu diệt địch. + Trong khi đồng chí Pù còn do dự, thì anh Đàn nói “Kẻ thù trước mặt, đồng chí thương tôi thì bắn đi!. + Anh Bế Văn Đàn đã hi sinh khi hai tay vẫn ghì chặt chân súng trên vai. - GV cho HS xem video “Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn: sống mãi với non sông, đất nước” https://youtu.be/CSCcoNybWNA (0:00 đến 1:17) - GV giới thiệu thêm cho HS một số tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ: + Anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo của. https://youtu.be/yQoW1iO_9Eo (0:00 đến 0:38) Chân dung anh hùng Tô Vĩnh Diện + Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai https://youtu.be/Cjq0oycIYts Chân dung anh hùng Phan Đình Giót - GV đặt câu hỏi cho HS: + Em có cảm nhận gì về những tấm gương của anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954? + Hiện tại được sống trong hòa bình, các em nhận thấy bản thân cần phải có trách nhiệm gì? - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). ………………….. |
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- Các HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS xem video.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. …………………. |
------------------------------
---------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây