Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 17: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Giáo án Bài 17: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sách Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 17: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
BÀI 17: NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Xác định được vị trí địa lí của Trung Quốc trên bản đồ hoặc lược đó.
Nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Trung Quốc.
Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,...), tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc: Vạn Lý Trường Thành và Cố cung Bắc Kinh,...
Sưu tầm và kể lại một số câu chuyện về Vạn Lý Trường Thành, Kiến trúc sư Nguyễn An và Cố cung Bắc Kinh......
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: Làm việc theo cặp, nhóm, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Tự chủ, tự học: Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp và trình bày về một công trình kiến trúc hoặc một nhân vật trong lịch sử.
Năng lực riêng:
Năng lực lịch sử và địa lí :
+ Xác định được vị trí địa lí của Trung Quốc trên bản đồ hoặc lược đó.
+ Nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Trung Quốc.
+ Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,...), tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc: Vạn Lý Trường Thành và Cố cung Bắc Kinh,...
+ Sưu tầm và kể lại một số câu chuyện về Vạn Lý Trường Thành, Kiến trúc sư Nguyễn An và Cố cung Bắc Kinh......
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các công trình kiến trúc nói riêng, các di sản văn hóa nói chung.
Chăm chỉ: Thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp và về nhà và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu powerpoint.
Lược đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Cánh diều.
Bảng con, giấy A4, bút viết,...
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 5 bộ sách Cánh diều.
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua Hoạt động, HS: - Kết nối được kiến thức HS đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài. - Tạo hứng thú cho HS tiếp nhận bài học mới. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu và nêu nhiệm vụ cho HS: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) không chỉ là đất nước đông dân bậc nhất trên thế giới mà còn còn nơi có nhiều công trình nổi tiếng. Hãy kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc mà em biết. - GV gợi ý cho HS: nêu cảnh đẹp, loài thú đặc trưng, các tiểu thuyết, câu chuyện, phim truyền hình nổi tiếng, các công trình kiến trúc cổ hoặc hiện đại... - GV mời một số HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV khen ngợi HS, ghi nhận những câu trả lời hợp lí. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa chia sẻ những điều chúng ta biết về đất nước Trung Quốc. Để tìm hiểu sâu hơn về đất nước này, chúng ta sẽ cùng nhau đến với bài - Bài 17: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí của Trung Quốc. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí của Trung Quốc trên bản đồ hoặc lược đồ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin mục 1 và quan sát hình 1 SGK tr.79-80: Xác định vị trí địa lí của Trung Quốc trên lược đồ. - GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á và ở phí Bắc Việt Nam. + Là nước lớn, diện tích đứng thứ 4 trên thế giới. + Phía Đông giáp biển, các phía còn lại giáp nhiều quốc gia khác gồm Triều Tiên, Liên bang Nga, Mông Cổ, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam với đường biên giới chủ yếu là núi cao và hoang mạc. - GV trình chiếu cho HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021. - GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu tên các tỉnh của nước ta có đường biên giới với Trung Quốc? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các tỉnh của nước ta có đường biên giới với Trung Quốc là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. - GV cho HS xem video về “Hệ thống cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc” https://youtu.be/qK71Suf2P_c (0:00 đến 2:51) - GV đặt câu hỏi cho HS: + Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc có độ dài là bao nhiêu? + Việt Nam, Trung quốc có một cột mốc biên giới chung với quốc gia nào? + Hệ thống cột mốc biên giới Việt Trung có những loại nào? - GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: + Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc có độ dài 1449,566 km. + Việt Nam, Trung quốc có một cột mốc biên giới chung với Lào. + Hệ thống cột mốc biên giới Việt Trung gồm có hai loại: do Việt Nam cắm và do Trung Quốc cắm - GV mở rộng kiến thức cho HS về cột mốc: + Cột nơi giao nhau giữa biên giới 3 nước Việt Nam – Trung Quốc và Lào chính là điểm cực Tây của Việt Nam. + Nơi đây còn gọi là mốc A Pa Chải, ngã 3 biên giới, mốc 3 biên, mốc số 0, nằm trên đỉnh Khoang La San cao 1.866,23m, thuộc bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, Huyện Mường Nhé, Điện Biên. - GV cho HS xem video về điểm cực Tây của đất nước: https://youtu.be/2zW3F0QlLuk (0:00 đến 0:46) Hoạt động 2: Tìm hiểu về tự nhiên, dân cư Trung Quốc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư Trung Quốc. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (4 HS) quan sát hình 1 và 2 SGK tr.80: Trình bày một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Trung Quốc. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Thiên nhiên Trung Quốc rất đa dạng, có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây. + Miền Đông có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ; khí hậu gió mùa với lượng mưa lớn vào mùa hạ, thường gây ngập lụt. + Miền Tây gồm các dãy núi và sơn nguyên cao đồ sộ, xen lẫn với các bồn địa; khí hậu lục địa khắc nghiệt tạo nên các sa mạc, hoang mạc rộng lớn. - GV yêu cầu các nhóm nhìn trên lược đồ hình 1: Tìm và chỉ một số dãy núi, sơn nguyên, cao nguyên, hoang mạc, đồng bằng, sông lớn của Trung Quốc. - GV mời một số đại diện các nhóm trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Các dãy núi cao: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn. + Sơn nguyên: Tây Tạng. + Cao nguyên: Hoàng Thổ. + Bồn địa: Ta-rim, Duy Ngô Nhĩ, Tứ Xuyên. + Sa mạc: Gô-bi, Tác-la Ma-can. - GV trình chiếu một số hình ảnh cho HS quan sát:
- GV chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu 2 nhóm trả câu hỏi sau: + Nhóm 1: Con sông nào bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua các nước Đông Nam Á? + Nhóm 2: Đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà thế giới thuộc dãy núi nào? - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày câu trả lời và hiểu biết trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án đúng: + Sông Mê Kông: ………………. |
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS làm việc nhóm.
- Các HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS xem video.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS quan sát.
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu. ……………… |
------------------------------
---------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây