Kênh giáo viên » Lịch sử 9 » Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

BÀI 1: NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

(1 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.
  • Những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng trục thời gian 1.1, bảng 1.2, lược đồ 1.3, Hình 1.4 – 1.5, bảng 1.6 để tìm hiểu về những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập; những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập; trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học và sưu tầm thông tin qua internet để tìm hiểu về tình trạng quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và U-crai-na trong giai đoạn hiện nay (đầu thế kỉ XXI).
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 để mở rộng và nâng cao nhận thức.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
  • Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nước Nga và Liên Xô để lật mở mảnh ghép.
  4. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến thức đã học ở lớp dưới về Chủ đề nước Nga và Liên Xô.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Đêm 25/10 (7/11 theo dương lịch) năm 1917, một sự kiện vô cùng trọng đại đã diễn ra ở nước Nga là:

  1. V. I. Lê-nin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
  2. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của V. I. Lê-nin, quân cách mạng đã chiếm được Thủ đô Pê-tơ-rô-grat, bao vây Cung điện Mùa Đông.
  3. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Thủ đô.
  4. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát- xcơ-va.

Mảnh ghép số 2: Năm 1917, sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Nhà nước Liên Xô đồng thời cũng bị phê phán về một số sai lầm trong thời gian cầm quyền là:

  1. G. Xta-lin.
  2. L. Tờ-rốt-xkít.
  3. V.I. Lê-nin.
  4. Nga hoàng Ni-cô-lai II.

Mảnh ghép số 3: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:

“Giống như mặt trời chói lọi, ………………………chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, tr.387)

  1. Cách mạng Tháng Mười.
  2. Cung điện Mùa Đông.
  3. Đảng Bôn-sê-vích.
  4. Cách mạng Tháng Hai.

Mảnh ghép số 4: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất là cuộc cách mạng?

  1. Dân chủ tư sản kiểu mới.
  2. Xã hội chủ nghĩa.
  3. Tư sản.
  4. Giải phóng dân tộc.

Mảnh ghép số 5: Hình ảnh quốc kì và quốc huy dưới đây nói về:

Quốc kỳ

(1955–1991)

Quốc huy

(1956–1991)

  1. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).
  2. Các nước cộng hòa Ngoại Cáp-ca-dơ.
  3. Nước Nga Xô viết.
  4. U-crai-na.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: B

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: A

Mảnh ghép số 4: D

Mảnh ghép số 5: A

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử:

Hình ảnh Lá cờ Chiến thắng cắm trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức năm 1945

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hình ảnh lá cờ với màu đỏ tượng trưng cho cách mạng búa liềm, ngôi sao tượng trưng cho đoàn kết công – nông và Hồng quân Liên Xô đã gợi nhớ về một thời kí ức lịch sử vinh quang, đầy tự hào của nước Nga Xô viết giai đoạn 1918 – 1945. Vậy, nước Nga đã trải qua những năm tháng như thế nào trước khi Liên Xô được thành lập? Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thời kì này có những điểm gì nổi bật? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tình hình nước Nga Xô viết trước khi Liên Xô thành lập (1918 – 1922)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô thành lập (1918 – 1922).
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 1.2, Lược đồ 1.3, thông tin mục 1 SGK tr.8, 9 và trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết trong những năm 1920 – 1922.

- Theo em, sự kiện nào quan trọng nhất trong giai đoạn này của lịch sử nước Nga.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình nước Nga Xô viết trước khi Liên Xô thành lập (1918 – 1922) và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Năm 1918:

·        Chiến tranh đã phá hủy nền kinh tế Nga: nông nghiệp, công nghiệp lùi về mức thấp hơn so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất; thương mại bế tắc.

·        Xảy ra nội chiến, sự chống phá của quân Bạch vệ, sự can thiệp của các nước đế quốc.

+ Năm 1919: Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.

- GV nêu câu dẫn dắt: Vậy Tình hình nước Nga Xô viết trước khi Liên Xô thành lập trong những giai đoạn tiếp theo như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 1.2, Lược đồ 1.3, thông tin mục 1 SGK tr.8, 9 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết trong những năm 1920 – 1922.

+ Theo em, sự kiện nào quan trọng nhất trong giai đoạn này của lịch sử nước Nga?

- GV cung cấp một số tư liệu về liên quan đến tình hình nước Nga Xô viết trong những năm 1920 – 1922 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình tìm hiểu (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết trong những năm 1920 – 1922.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nội dung và kết quả đạt được của chính sách kinh tế mới (NEP).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nhờ thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP), đất nước từng bước được phục hồi. Tháng 12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập.

- GV mở rộng kiến thức: Chính sách kinh tế mới là một cống hiến lớn lao của V.I. Lê-nin vào lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là chính sách đúng đắn của Nhà nước vô sản trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm liên minh vững chắc về kinh tế và chính trị của giai cấp vô sản với giai cấp nông dân, bảo đảm việc xây dựng nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội.

- GV liên hệ, vận dụng: Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (năm 1994), Đảng ta đã chỉ rõ: “Phải vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng của Lê-nin về chính sách kinh tế mới, về chủ nghĩa tư bản nhà nước, sáng tạo nhiều hình thức quá độ, những nấc thang trung gian đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, cụ thể để đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc”.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tình hình nước Nga Xô viết trước khi Liên Xô thành lập (1918 – 1922)

- Năm 1920: cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài cơ bản kết thúc thắng lợi.

- Năm 1921:

+ Thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn.

+ Tháng 3/1921: Đảng Bôn-sê-vích thực hiện Chính sách kinh tế mới (Lê-nin) khởi xướng.

→ Là sự kiện quan trọng nhất trong giai đoạn này của lịch sử nước Nga.

·        Nông nghiệp: bãi bỏ chế độ trưng thu, trưng mua lương thực, thay bằng chế độ thu thuế.

·        Công nghiệp: chính phủ kiểm soát các ngành công nghiệp chính, cho phép tư nhân thuê, xây dựng nhà máy; khuyến khích đầu tư nước ngoài.

·        Thương nghiệp: thương nhân được tự do buôn bán, trao đổi hàng hóa

Tình hình chính trị xã hội ổn định.

- Cuối năm 1922: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập, gồm: Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ.

 

 

TƯ LIỆU 1:

Nội dung cơ bản của NEP là: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực; cho phép tự do buôn bán; sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tô nhượng. Thực hiện NEP trong bối cảnh nước Nga lúc bấy giờ tất yếu xuất hiện các thành phần kinh tế và tính chất đan xen phức tạp của nó. Lênin xác định các thành phần kinh tế ở nước Nga tiểu nông như sau:

1. Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên;

2. Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán bánh mì);

3. Chủ nghĩa tư bản tư nhân;

4. Chủ nghĩa tư bản nhà nước;

5. Chủ nghĩa xã hội.

Lê-nin là người khởi xướng

chính sách kinh tế mới

Hoạt động 2. Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1945

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Tư liệu 1.4 – 1.8, thực hiện nhiệm vụ:

- Hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu những thành tựu của Liên Xô trong giai đoạn 1922 – 1945. Hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là gì?

- Áp phích 1.4 thể hiện thành tựu nào của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thành tựu, hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, tháng 12/1925, Đại hội lần thứ XIV của Đảng Bôn-sê-vích xác định đường lối, nhiệm vụ:

+ Thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

+ Phát triển công nghiệp nặng.

+ Đưa Liên Xô trở thành nước công nghiệp.

+ Xóa bỏ hoàn toàn nền kinh tế nông nghiệp nhỏ, chuyển sang nền kinh tế tập thể lớn.

- GV nêu câu hỏi dẫn dắt: Vậy những đường lối, nhiệm vụ của Đảng Bôn-sê-vích đặt ra đạt được những kết quả gì?

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Tư liệu 1.4 – 1.8, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 2 SGK tr.9 – 11 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

1.4. “Hãy đến đây đồng chí ơi/ Tham gia nông trang cùng chúng tôi”

 

1.5. Tượng công – nông liên minh (1936), biểu tượng sự lớn mạnh của nước Nga Xô viết giai đoạn 1918 – 1945

1.8. Nhà máy thủy điện Đni-ép được xây dựng năm 1927

Đây là đập thủy điện lớn nhất châu Âu đương thời và được ca ngợi là một trong những thành tựu lớn nhất của chương trình công nghiệp hóa Liên Xô

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

LIÊN XÔ TỪ NĂM 1922 ĐẾN NĂM 1945

1. Thành tựu

Lĩnh vực

Thành tựu

Kinh tế

Công nghiệp

 

Nông nghiệp

 

Giáo dục

 

Xã hội

 

2. Hạn chế

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1945 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

Áp phích 1.4 thể hiện thành tựu nào của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày lần lượt các nội dung về thành tựu, hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi khai thác Tư liệu 1.4: Áp phích 1.4 thể hiện thành tựu về nông nghiệp (tập thể hóa nông nghiệp với hình thức nông trang tập thể) của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

- Trải qua các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932), 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937), Liên Xô đã đạt được thành tựu trên mọi lĩnh vực, trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ).

- Năm 1941, Liên Xô tạm ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3, tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

- GV trình chiếu trục thời gian, hướng dẫn HS chốt lại kiến thức toàn bài học về Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945.

2. Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1945

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

HÌNH ẢNH VỀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1922 ĐẾN NĂM 1945

Nhà máy thép Magnitogorsk (1930), biểu tượng của quá trình công nghiệp hóa

Lao động đang tiến hành đào kênh

“Máy kéo đầu tiên”, mô tả quá trình tập thể hóa và cơ giới hóa nông nghiệp

Tem thư của Liên Xô mô tả

về hệ thống y tế tại nước này

Nhà máy sản xuất máy kéo  Chelyabinsk, thập niên 1930

Năm 1940, nhà máy đã sản xuất 100.000 máy kéo và trong 4 năm thế chiến đã sản xuất 18.000 xe tăng cho Hồng quân.

 

TƯ LIỆU 2:

Sự tăng trưởng của tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô

trong thời gian 1928 - 1937

Sản lượng

1928

1932

1937

Tăng trưởng 1932 so với 1928 (%)
Kế hoạch 5 năm lần 1

Tăng trưởng 1937 so với 1928 (%)
Kế hoạch 5 năm lần 2

Xi măng, triệu tấn

1,8

3,5

5,5

194 %

306 %

Xe hơi, nghìn chiếc

0,8

23,9

200

2988 %

25000 %

Thép, triệu tấn

4,3

5,9

17,7

137 %

412 %

Than, triệu tấn

35,5

64,4

128

181 %

361 %

Sắt, triệu tấn

3,3

6,2

14,5

188 %

439 %

Máy công cụ, nghìn chiếc

2,0

19,7

48,5

985 %

2425 %

Kim loại đen, triệu tấn

3,4

4,4

13

129 %

382 %

Giấy, ngàn tấn

284

471

832

166 %

293 %

Giày dép, cặp xách

58,0

86,9

183

150 %

316 %

Đường, tấn

1283

1828

2421

165 %

189 %

Điện, tỷ KW/h

5,0

13,5

36,2

270 %

724 %

Dầu, triệu tấn

11,6

21,4

28,5

184 %

246 %

 

TƯ LIỆU 3:

Sự tăng trưởng của kinh tế Liên Xô thời kỳ 1928 – 1940

Năm

1932

1937

1940

Sản lượng công nghiệp

so với năm 1928

202%

446%

646%

Thu nhập quốc dân

so với năm 1928

182%

386%

513%

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

LIÊN XÔ TỪ NĂM 1922 ĐẾN NĂM 1945

1. Thành tựu

Lĩnh vực

Thành tựu

Kinh tế

Công nghiệp

Công nghiệp nặng đứng thứ nhất châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới, vượt Anh, Pháp, Đức (1937).

Nông nghiệp

- Thành công trong tập thể hóa nông nghiệp với hai hình thức chủ yếu là nông trang tập thể và nông trường quốc doanh.

- Cơ giới hóa thành công trong sản xuất nông nghiệp.

Giáo dục

- Xóa bỏ nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học trên toàn quốc và giáo dục Trung học cơ sở ở các thành phố .

- Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội phát triển.

Xã hội

- Xóa bỏ các giai cấp bóc lột, hình thành khối liên minh công – nông vững chắc, nền tảng của xã hội Xô viết.

- Xây dựng thành công nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

2. Hạn chế

- Đẩy nhanh tốc độ tập thể hóa nông nghiệp khi người dân chưa hoàn toàn sẵn sàng.

- Đầu tư tỉ lệ quá thấp cho công nghiệp nhẹ.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945.
  2. Nội dung:

- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945.

- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.11.

  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

Từ khóa: Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word lịch sử địa lí 9 sách chân trời sáng tạo, tải giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo, GA lịch sử địa lí 9 CTST 2024

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay