Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 9 » Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo

Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn Khoa học tự nhiên lớp 9 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án KHTN 9 chân trời sáng tạo. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 48: PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái quát sự phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất.
  • Mô tả được nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ.
  • Mô tả được sự xuất hiện và sự đa dạng hóa của sinh vật đa bào.
  • Trình bày được khái quát sự hình thành loài người.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tchủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi về sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến vấn đề phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức sinh học:
    • Trình bày được khái quát sự phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất.
    • Mô tả được nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ.
    • Mô tả được sự xuất hiện và sự đa dạng của sinh vật đa bào.
    • Trình bày được khái quát sự hình thành loài người.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các hiện tượng trong sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Hình 48.1, 48.2, Bảng 48.1 và các hình ảnh, video liên quan phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS trả lời câu hỏi mở đầu.
  4. Sản phẩm học tập: Ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, sự sống là gì? Khi nào Trái Đất bắt đầu có sự sống?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Một vật được coi là có sự sống khi chúng có các biểu hiện gồm: trao đổi chất, cân bằng nội môi, sinh trưởng và phát triển, có sự vận động, có khả năng cảm ứng, sinh sản và thích nghi với môi trường sống nhất định.

+ Sự sống được hình thành cách đây khoảng hơn 3,5 tỉ năm, qua thời gian tiến hóa lâu dài đã hình thành nên thế giới sống với hàng triệu loài sinh vật.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các ý kiến trả lời của HS, không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều bằng chứng để khẳng định rằng, sự sống trên Trái Đất được bắt nguồn từ các hợp chất vô cơ và được phát triển qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Cơ chế nào, bằng chứng nào có thể giải thích quá trình hình thành và phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất của chúng ta? Sự hình thành và phát triển của loài người đã diễn ra như thế nào? Để tìm ra câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 48: Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phát sinh và quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái quát sự phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất.

- Mô tả được nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ.

- Mô tả được sự xuất hiện và sự đa dạng hóa của sinh vật đa bào.

  1. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1, quan sát Hình 48.1 SGK trang 208 - 209 và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập:Sự phát sinh và quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề, giới thiệu về giả thuyết Oparin - Haldane:

+ Alexander Oparin (1894 - 1980) -  nhà sinh học người Liên Xô đã xuất bản cuốn sách “Nguồn gốc sự sống trên Trái Đất” (1924). Ông lập luận, Trái Đất ban đầu rất nóng. Sau một thời gian, Trái Đất đủ nguôi để hơi nước tụ thành nước lỏng và cơn mưa đầu tiên rơi xuống. Nhờ đó, các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất xuất hiện nhờ sự tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ với các nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,... Từ đó hình thành nên các tế bào nguyên thủy. Alexander Oparin cho rằng, các giọt tụ Coacervate - một dạng sống nguyên thủy - là tổ tiên của các tế bào hiện đại.

   

+ 5 năm sau, vào năm 1929, nhà sinh vật học người Anh gốc Ấn Độ J.B.S Haldane (1892 - 1964) cũng có nghiên cứu độc lập tương tự Alexander Oparin. J.B.S Haldane đã phác thảo cách các hóa chất hữu cơ có thể tích tụ trong nước, tạo tiền đề cho “những sinh vật sống hoặc nửa sống đầu tiên” hình thành.

 

- GV chiếu video khái quát về sự tiến hóa của Trái Đất (2:12- 6:50), yêu cầu HS quan sát kết hợp tìm hiểu nội dung mục I tr.208 - 209 SGK và thảo luận nhóm (4 - 6 HS) hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- Sau khi HS hoàn thành Phiếu học tập số 1, GV yêu cầu các nhóm HS tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi tr.208, 209 SGK:

+ Hãy khái quát các giai đoạn phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất.

+ Mô tả các điểm chính trong quá trình tiến hóa để hình thành các sinh vật đa bào ngày nay từ tế bào nhân sơ tổ tiên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS thảo luận, quan sát video, Hình 48.1 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm xung phong trình bày Phiếu học tập số 1.

- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi.

- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV mở rộng kiến thức về giả thuyết nội cộng sinh.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

1. Sự phát sinh và quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất

- Sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ các hợp chất vô cơ, được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn gồm:

+ Tiến hóa hóa học: là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

Minh họa giai đoạn này bằng thí nghiệm của S. Miller và H.Urey.

+ Tiến hóa tiền sinh học: là giai đoạn hình thành nên các tế bào nguyên thủy (tiền tế bào).

+ Tiến hóa sinh học: là giai đoạn tiến hóa từ các tế bào nguyên thủy, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên đã tiến hóa thành các tế bào nhân sơ đơn giản. Các tế bào đơn giản đó đã dần tiến hóa để hình thành các sinh vật nhân sơ, sinh vật đơn bào nhân thực và sau đó là các sinh vật đa bào nhân thực.

 

- Tổ tiên các sinh vật đơn bào nhân thực là các tế bào nhân sơ.

- Các sinh vật đơn bào nhân thực tiến hóa để hình thành các sinh vật đa bào thông qua các dạng sống tập đoàn.

 

Tập đoàn Volvox

- Nấm, động vật và thực vật được tiến hóa từ các nguyên sinh vật.

- Sự tiến hóa lên cạn, trôi dạt lục địa và sự lan tỏa thích nghi đã làm tuyệt chủng nhiều nhóm sinh vật nhưng cũng làm xuất hiện nhiều nhóm sinh vật mới.

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:........................................

Hãy đọc nội dung mục 1. Sự phát sinh và quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất, quan sát video và hình 48.1, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Sự hình thành các đại phân tử có khả năng nhân đôi DNA hay RNA thuộc giai đoạn tiến hóa nào?

………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Quan sát Hình 48.1 và đọc thông tin trong bài, hãy mô tả nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ.

 

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Đọc đoạn thông tin trang 209 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

a) Các sinh vật nhân sơ, sinh vật đơn bào nhân thực xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa nào?

………………………………………………………………………………………………

b) Các sinh vật đa bào được hình thành như thế nào?

………………………………………………………………………………………………

c) Giới nấm, động vật, thực vật có nguồn gốc từ đâu?

………………………………………………………………………………………………

d) Sự kiện tiến hóa lên cạn, trôi dạt lục địa và sự lan tỏa thích nghi có ý nghĩa gì đối với các sinh vật đa bào?

………………………………………………………………………………………………

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:........................................

Hãy đọc nội dung mục 1. Sự phát sinh và quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất, quan sát video và hình 48.1, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Sự hình thành các đại phân tử có khả năng nhân đôi DNA hay RNA thuộc giai đoạn tiến hóa nào?

Giai đoạn tiến hóa hóa học.

Câu 2. Quan sát Hình 48.1 và đọc thông tin trong bài, hãy mô tả nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ.

 

Màng tế bào nhân sơ tổ tiên xảy ra sự gấp nếp, nhân tế bào dần được hình thành. Một số tế bào nhân sơ như tảo lam và vi khuẩn hiếu khí bị hấp thụ nhưng không bị tiêu hóa. Các vi khuẩn hiếu khí tiến hóa thành ti thể, tảo lam tiến hóa thành lạp thể, từ đó hình thành nên tổ tiên của tế bào nhân thực ngày nay.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin trang 209 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

a) Các sinh vật nhân sơ, sinh vật đơn bào nhân thực xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa nào?

Tiến hóa sinh học.

b) Các sinh vật đa bào được hình thành như thế nào?

Phân bào hoặc tập hợp gồm nhiều dạng đơn bào (ví dụ: tập đoàn Volvox).

c) Giới nấm, động vật, thực vật có nguồn gốc từ đâu?

Từ nguyên sinh vật đơn bào.

d) Sự kiện tiến hóa lên cạn, trôi dạt lục địa và sự lan tỏa thích nghi có ý nghĩa gì đối với các sinh vật đa bào?

Làm xuất hiện nhiều nhóm sinh vật mới.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguồn gốc loài người

  1. Mục tiêu:Trình bày được khái quát sự hình thành loài người.
  2. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ học tập; HS tìm hiểu nội dung mục 2, quan sát Hình 48.2 và Bảng 48.1 SGK trang 210, thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: Nguồn gốc loài người.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm HS tiếp tục hoạt động tìm hiểu nội dung mục 2. Nguồn gốc loài người tr.210 SGK.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ tr.210 SGK:

Quan sát Hình 48.2, đọc thông tin ở Bảng 48.1 và trả lời các câu hỏi sau:

 

 

4. Theo em, quá trình tiến hóa từ vượn người thành người hiện đại chịu tác động của những yếu tố nào?

5. Những nhóm người nào có mối quan hệ họ hàng gần với người hiện đại (Homo sapiens)? Giải thích.

- Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS kết luận quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

- GV củng cố kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Luyện tập tr.210 SGK:

Quan sát Hình 48.2, hãy cho biết tại sao người Neanderthal không phải là tổ tiên của người hiện đại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS tìm hiểu nội dung mục 2, quan sát Hình 48.2, đọc Bảng 48.1 SGK tr.210 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập tr.210:

+ Người Neanderthal được xác định sống ở châu Âu và vùng Cận Đông cách đây khoảng 200 000 đến 28 000 năm trước.

+ Kết quả nghiên cứu so sánh sự tương đồng của DNA ti thể từ hóa thạch có sự sai khác đáng kể.

→ Người Neanderthal không phải là tổ tiên của người hiện đại Homo sapiens.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS đọc mục mở rộng tr.211 SGK.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

2. Nguồn gốc loài người

- Tổ tiên của loài người là nhóm người Hominin có não nhỏ, dáng đứng thẳng và có thể đi được bằng hai chân, bắt nguồn từ châu Phi và sống cách đây khoảng 6 - 7 triệu năm trước.

 

- Quá trình tiến hóa đã hình thành nên các nhóm người khác nhau như:

+ Vượn người phương nam sống cách đây khoảng 2 đến 3 triệu năm, đi bằng hai chân và đã biết sử dụng công cụ để tự vệ và tấn công.

+ Người khéo léo sống cách đây khoảng 1,6 đến 2 triệu năm, đã biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.

+ Người đứng thẳng sống cách đây khoảng 35 000 đến 1,6 triệu năm, đã biết dùng lửa trong sinh hoạt.

+ Người Neanderthal sống cách đây 35 000 đến 200 000 năm, đã biết săn bắn và có đời sống văn hóa.

+ Người hiện đại xuất hiện vào khoảng 195 000 năm trước, đã có tiếng nói, bắt đầu có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.

 

- Sự phát sinh và tiến hóa của loài người chịu tác động của nhân tố sinh học và nhân tố xã hội nhưng các nhân tố xã hội là tác nhân quyết định.

 

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức về sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, sự hình thành loài người.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố kiến thức.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố kiến thức đã học.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu vận dụng kiến thức đã học HS: Chọn câu trả lời chính xác nhất trong các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1. Các đại phân tử sinh học được hình thành trong giai đoạn

  1. tiến hóa tiền hóa học. B. tiến hóa hóa học.
  2. tiến hóa tiền sinh học. D. tiến hóa sinh học.

Câu 2. Kết quả của tiến hóa tiền sinh học là

  1. hình thành các tế bào nguyên thủy.
  2. hình thành chất hữu cơ phức tạp.
  3. hình thành sinh vật đa bào.
  4. hình thành hệ sinh vật đa dạng, phong phú như ngày nay.

Câu 3. Trong số các sinh vật đa bào, sinh vật nào được xem là nhóm di cư lên cạn sớm nhất?

  1. Nguyên sinh vật. B. Thực vật.
  2. Động vật. D. Nấm.

Câu 4. Trong quá trình hình thành loài người, nhóm người nào sau đây xuất hiện sau cùng?

  1. Homo Neanderthalensis. B. Homo erectus.
  2. Homo habilis. D. Homo sapiens.

Câu 5. Người khéo léo (Homo habilis) có đặc điểm

  1. sống cách đây khoảng 6 - 7 triệu năm, răng nanh nhỏ, bề mặt phẳng.
  2. sống cách đây khoảng 2 - 3 triệu năm, thân hơi khom về phía trước, biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xưởng để tự vệ và tấn công.
  3. sống cách đây khoảng 1,6 - 2,0 triệu năm, sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
  4. sống cách đây khoảng 35 000 đến 1,6 triệu biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương, còn biết dùng lửa.

Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc hình thành dáng đứng thẳng là

  1. thích nghi với việc chạy và rượt đuổi kẻ thù bằng hai chi sau.
  2. giải phóng đôi tay cho việc cầm nắm.
  3. điều chỉnh lại hệ cột sống hình chữ S giúp hạn chế những tổn thương có thể xảy ra.
  4. tạo điều kiện cho việc hình thành ngôn ngữ.

Câu 7. Cho sơ đồ và các nhận xét sau:

 

  1. Số (1) còn gọi là người đứng thẳng.
  2. Số (3) còn gọi là người khéo léo.
  3. Số (3) đã biết sử dụng các công cụ chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
  4. Số (4) không là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện nay.
  5. Số (3) đã biết sử dụng tiếng nói, họ sống thành bộ lạc và có văn hóa phức tạp.
  6. Số (2) có dáng đứng thẳng và giải phóng hai chi trước.

Có bao nhiêu nhận xét không đúng?

  1. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và thảo luận hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

B

A

D

D

C

B

A

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động vận dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS thực hiện làm các bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức và biết ứng dụng kiến thức đã học vào đời sống.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết về thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập:Những ý kiến trả lời câu hỏi vận dụng của HS.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm về nhà thực hiện nhiệm vụ như sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu về tổ tiên loài người (Hominin ancestor).

Nhóm 2: Tìm hiểu về vượn người phương nam (Australopithecus).

Nhóm 3: Tìm hiểu về người khéo léo (Homo habilis).

Nhóm 4: Tìm hiểu về người đứng thẳng (Homo erectus).

Nhóm 5: Tìm hiểu về người Neanderthal (Homo neanderthalensis).

Nhóm 6: Tìm hiểu về người hiện đại (Homo sapiens).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS phân công nhiệm vụ, về nhà thực hiện.

- GV theo dõi quá trình phân công nhiệm vụ của các nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu (powerpoint, poster,...) ở buổi học tiếp theo.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét bài trình bày của các nhóm, chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập Bài 48 trong Sách bài tậpKhoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo.
  • Chuẩn bị Ôn tập Chủ đề 12.

 

Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo

  • Bộ giáo án gồm đầy đủ lí + hóa + sinh
  • Giáo án word: 850k - Đặt bây giờ: 750k
  • Giáo án Powerpoint: 1000k - Đặt bây giờ: 950k
  • Trọn bộ word + PPT: 1800k  - Đặt bây giờ: 1300k

=> Đặt bây giờ, chỉ cần gửi 50% phí. Đến lúc nhận kì I, gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước
Từ khóa: Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word khoa học tự nhiên 9 sách chân trời sáng tạo, tải giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, GA KHTN 9 CTST 2024

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay