Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3

Giáo án module 3 Sinh học 6 Chân trời sáng tạo. Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách cánh diều mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 24: VIRUS

Thời lượng: 2 tiết

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC SINH HỌC

 

 

Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên

Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus. Nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào.

(1)

Nêu được một số vai trò của virus trong thực tiễn và một số bệnh do virus gây ra

(2)

Trình bày được một số biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra.

(3)

 

Năng lực tìm hiểu

 tự nhiên

Tìm kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do virus gây nên

(4)

Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh do virus gây nên và cách phòng chống đế tuyên truyền, phổ biến về bệnh đo virus.

(5)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp, hợp tác

Trao đổi, thảo luận thông qua việc đọc thông tin; quan sát hình vẽ, tranh ảnh về virus để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong từng phần.

(6)

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng các kiến thức đã học về Virus để giải thích được một số bệnh và cách phòng chống bệnh do virus gây ra trong thực tiễn.

(7)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trung thực

Khách quan phân tích, đánh giá câu trả lời của các cặp đôi, các nhóm.

(8)

 

Chăm chỉ

Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập được giao; Có ý thức vận dụng kiến thức Virus vào giải quyết vấn đề của đời sống thực tiễn.

(9)

Trách nhiệm

Biết cách phòng tránh bệnh do Virus gây ra cho bản thân và mọi người xung quanh.  

(10)

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên
  • Kế hoạch bài giảng.
  • Phương tiện dạy học: Hình ảnh, tranh vẽ về Virus.
  1. Học sinh
  • Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6.
  • Sưu tầm tranh, ảnh về Virus.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 02 tiết/90 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động    

(5 phút)

(4) (6)

Chiếu hình ảnh về một số loại virus gây nên đại dịch cho toàn thế giới.

Nêu vấn đề/ Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo virus

(15 phút)

(1) (6) (8) (9)

- 3 hình dạng đặc trưng của virus.

- Cấu tạo của virus.

- Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.

Dạy học nhóm, Giải quyết vấn đề/ Khăn trải bàn

 

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của virus (15 phút)

(2) (4) (6) (8)

- Lợi ích của virus trong nghiên cứu khoa học.

- Lợi ích của virus trong nông nghiệp.

Dạy học nhóm, Giải quyết vấn đề/ Khăn trải bàn

 

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

Hoạt động 4: Tìm hiểu bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng chống (25 phút)

(3) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

-  Một số bệnh do virus gây ra (tác nhân gây bệnh, biểu hiện bệnh).

- Một số phương thức lây truyền bệnh do virus.

- Một số biện pháp phòng chống do virus gây ra.

Dạy học nhóm, Trực quan/ Khăn trải bàn

 

Kiểm tra viết, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

Hoạt động 5: Luyện tập

(15 phút)

(7) (9)

Trả lời câu hỏi trắc nghiệm về virus.

Trò chơi, khám phá/ Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, thang đo

Hoạt động 6: Vận dụng

 (15 phút)

(7) (9)

Làm bài tập về virus.

Giải quyết vấn đề/ Trình bày một phút

Kiểm tra viết/ Bài tập, thang đo

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (4), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV khuyến khích HS trả lời câu hỏi: Em hãy dự đoán đối tượng nào đã gây nên đại dịch Ebola năm 2014 ở châu Phi, đại dịch Covid-19 năm 2019 trên toàn thế giới, đại dịch cúm H1N1 2009?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Những đối tượng gây nên những đại dịch này là: virus Covid-19, virus Ebola, virus cúm H1N1.  

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt: Thế giới đã trải qua sự bùng phát nhiều đại dịch lớn, dịch Ebola năm 2014 ở Tây Phi, đại dịch cúm H1N1 năm 2009 ( hay còn gọi là cúm lợn). Năm 2019 là đại dịch Covid 19 gây nguy hiểm cho cộng đồng. Đối tượng gây nên đại dịch cho cộng đồng là virus. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus, vai trò và những biện pháp phòng tránh bệnh do virus gây ra trong bài học ngày hôm nay.

  1. Phương án đánh giá:

Yêu cầu

Xác nhận

Không

Nói được virus gây nên đại dịch Ebola.

 

 

Nói được virus gây nên đại dịch cúm H1N1.

 

 

Nói được virus gây nên đại dịch Covid-19.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo virus (15 phút)

  1. Mục tiêu: (1), (6), (8), (9).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần mô tả của HS về hình dạng của một số loại virus.

-  Phần trình bày của HS về cấu tạo của virus.

- Phần giải thích của HS về lí do virus phải sống kí sinh nội bào. 

  1. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 24.1, 24.2 và trả lời câu hỏi:

1. Nhận xét về hình dạng của một số virus trong Hình 24.1.

2. Quan sát Hình 24.2, nêu cấu tạo của virus. Cấu tạo của virus có gì khác so với cấu tạo của tế bào sinh vật nhân sơ và nhân thực mà em đã được học.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Tại sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo virus

1. Hình dạng của một số virus:

- Dạng xoắn: virus khảm thuốc lá, virus dại.

- Dạng hình khối: virus cúm, virus viêm kết mạc.

- Dạng hỗn hợp: thực khuẩn thể (phage).

2. Cấu tạo của virus: cấu tạo đơn giản, gồm lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.

- Virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc vì virus chưa có cấu tạo tế bào, không có các thành phần chính của một tế bào điển hình, nên khi ra khỏi tế bào chủ, virus tồn tại như một vật không sống.

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Quan sát Hình 24.1, Hình 24.2; nhận xét hình dạng của một số virus; nêu cấu tạo của virus; cấu tạo của virus khác với cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.

(4 điểm)

- Không quan sát được Hình 24.1, Hình 24.2.

- Không nêu được cấu tạo của virus.

- Không nêu được cấu tạo của virus khác với cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực ở điểm nào.

(0 điểm)

- Quan sát được Hình 24.1, Hình 24.2.

- Nêu được cấu tạo của virus.

- Không nêu được cấu tạo của virus khác với cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực ở điểm nào.

(2 điểm)

- Quan sát được Hình 24.1, Hình 24.2.

- Nêu được cấu tạo của virus.

- Nêu được cấu tạo của virus khác với cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực ở điểm nào.

- Trình bày chưa tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

- Quan sát được Hình 24.1, Hình 24.2.

- Nêu được cấu tạo của virus.

- Nêu được cấu tạo của virus khác với cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực ở điểm nào.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc

(4 điểm)

2

Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc

(4 điểm)

Không nêu được lí do virus sống kí sinh nội bào bắt buộc

(0 điểm)

- Nêu lí do virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.

- Chưa chính xác, còn sai sót.

(2 điểm)

- Nêu được lí do virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.

- Trình bày chưa tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

- Nêu được lí do virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(4 điểm)

 

3

Tích cực trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao

(2 điểm)

Không tham gia trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao

(0 điểm)

 

Tham gia trao đổi, thảo luận nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(0.5 điểm)

Tham gia trao đổi, thảo luận nhưng tác phong còn chậm, bị nhắc nhở).

(1 điểm)

Tham gia trao đổi, thảo luận nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(2 điểm)

Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của virus (15 phút)

  1. Mục tiêu: (2), (4), (6), (8).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần trình bày của HS về ứng dụng của virus trong thực tiễn.

- Phần trình bày của HS về ưu điểm của thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus so với thuốc trừ sâu hóa học. 

  1. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Trong thực tiễn, virus có ứng dụng gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus có ưu điểm gì so với thuốc trừ sâu hóa học?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Tìm hiểu lợi ích của virus

Trong thực tiễn, virus có ứng dụng:

+ Trong nghiên cứu khoa học: sản xuất các chế phẩm sinh học (interferon, thuốc kháng sinh, vắc-xin).

+ Trong nông nghiệp: ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu.

- Đại diện cặp đôi trả lời: Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus có ưu điểm so với thuốc trừ sâu hóa học:

+ Không gây hại cho môi trường, con người và các sinh vật khác.

+ Tác dụng mạnh, lâu dài lên sâu bọ. Giảm thiểu độc hại và tồn dư trên sản phẩm và trong đất sơ.

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Ứng dụng của virus trong thực tiễn.

(4 điểm)

Không nêu được ứng dụng của virus trong thực tiễn.

 (0 điểm)

Nêu được một ứng dụng của virus trong thực tiễn.

(2 điểm)

- Nêu được ứng dụng của virus trong thực tiễn.

- Trình bày chưa tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

- Nêu được ứng dụng của virus trong thực tiễn.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(4 điểm)

2

Ưu điểm của thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus so với thuốc trừ sâu hóa học.

(4 điểm)

Không nêu được ưu điểm của thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus so với thuốc trừ sâu hóa học.

(0 điểm)

Nêu được một ưu điểm của thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus so với thuốc trừ sâu hóa học.

(2 điểm)

- Nêu được ưu điểm của thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus so với thuốc trừ sâu hóa học.

- Trình bày chưa tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

- Nêu được ưu điểm của thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus so với thuốc trừ sâu hóa học.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(4 điểm)

3

Tích cực trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao

(2 điểm)

Không tham gia trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao

(0 điểm)

 

Tham gia trao đổi, thảo luận nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(0.5 điểm)

Tham gia trao đổi, thảo luận nhưng tác phong còn chậm, bị nhắc nhở).

(1 điểm)

Tham gia trao đổi, thảo luận nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(2 điểm)

Hoạt động 4: Tìm hiểu bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng chống (25 phút)

  1. Mục tiêu: (3), (5), (6), (7), (8), (9), (10).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần viết trên bảng lớp của HS về tác nhân gây bệnh và biểu hiện của một số bệnh do virus gây nên.

- Phần trình bày của HS về những con đường virus có thể xâm nhập vào cơ thể và một số biện pháp phòng bệnh do virus, đặc biệt là virus Corona gây nên. 

  1. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 24.3 đến Hình 24.6 và hoàn thiện bảng theo mẫu sau:

Tên bệnh

Tác nhân gây bệnh

Biểu hiện bệnh

Bệnh cúm ở người

?

?

?

Dengue

?

Bệnh cúm ở gà

?

?

Bệnh khảm ở cây cà chua

?

?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 24.7 và trả lời câu hỏi:

1. Bệnh do virus có thể lây truyền qua những con đường nào?

2. Nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra.

- GV giới thiệu kiến thức: Corona virus 2019 ( 2019-nCoV) là một loại virus gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có thể lây từ người này sang người khác.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 người) và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do virus corona gây nên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Tìm hiểu bệnh do virus gây ra  và biện pháp phòng chống

Tên bệnh

Tác nhân gây bệnh

Biểu hiện bệnh

Bệnh cúm ở người

Virus cúm

Sốt, đau đầu, đau họng, sổ mũi

Bệnh sốt xuất huyết

Virus Dengue

Đau đầu, sốt cao, đau sau đáy mắt, phát ban, chảy máy cam, nôn mửa

Bệnh cúm ở gà

Virus cúm gia cầm

Xù lông, mắt ướt, kèm nhèm, cơ thể mệt mõi, ủ rũ, chậm chạp

Bệnh khảm ở cây cà chua

Virus khảm cà chua

Khảm loang lổ trên lá, nặng thì làm cho lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm

- Những con đường virus có thể xâm nhập vào cơ thể người: hô hấp, dùng chung bơm kim tiêm hoặc truyền máu, từ mẹ sang con, tiêm chích, kim tiêu, quan hệ tình dục, vết cắn động vật,...

- Một số biện pháp phòng chống bệnh do virus gây nên: ngăn chặn các con đường lây bệnh, tiêm vắc-xin phòng bệnh,…

- Một số biện pháp phòng chống bệnh do virus corona gây nên:

+ Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn.

+ Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

+ Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuyu tay áo.

+ Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

+ Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

+ Nếu có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất.

+ Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

+ Thực hiện khai báo y tế trực tuyến và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Quan sát Hình 24.3 đến Hình 24.6; hoàn thiện bảng theo mẫu.

 (3 điểm)

- Không quan sát được Hình 24.3 đến Hình 24.6.

- Không hoàn thiện được bảng theo mẫu.

 (0 điểm)

- Quan sát được Hình 24.3 đến Hình 24.6.

- Hoàn thiện 1-2 dòng của bảng theo mẫu.  

 

 (1 điểm)

- Quan sát được Hình 24.3 đến Hình 24.6.

- Hoàn thiện được bảng theo mẫu.

- Còn một vài sai sót nhỏ, cần chỉnh sửa thêm.

(2 điểm)

- Quan sát được Hình 24.3 đến Hình 24.6.

- Hoàn thiện chính xác được bảng theo mẫu.

(3 điểm)

2

Những con đường lây truyền bệnh do virus gây nên; một số biện pháp phòng chống do virus gây nên.

(3 điểm)

- Không nêu được những con đường lây truyền bệnh do virus gây nên.

- Không nêu được một số biện pháp phòng chống do virus gây nên.

(0 điểm)

Nêu được những con đường lây truyền bệnh do virus gây nên hoặc nêu được một số biện pháp phòng chống do virus gây nên.

(1 điểm)

 

- Nêu được những con đường lây truyền bệnh do virus gây nên.

- Nêu được một số biện pháp phòng chống do virus gây nên.

- Trình bày chưa tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(2 điểm)

- Nêu được những con đường lây truyền bệnh do virus gây nên.

- Nêu được một số biện pháp phòng chống do virus gây nên.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

3

Một số biện pháp phòng chống bệnh do virus Corona gây nên.

(3 điểm)

Không nêu được biện pháp phòng chống bệnh do virus Corona gây nên.

(0 điểm)

Nêu được 1-2 biện pháp phòng chống bệnh do virus Corona gây nên.

(1 điểm)

- Nêu được 3-5 biện pháp  phòng chống bệnh do virus Corona gây nên.

- Trình bày chưa tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(2 điểm)

- Nêu được 7-8 biện pháp  phòng chống bệnh do virus Corona gây nên.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

4

Tích cực trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao

(1 điểm)

Không tham gia trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao

(0 điểm)

 

Tham gia trao đổi, thảo luận nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(0.5 điểm)

Không tham gia trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao

(0,75 điểm)

 

Tham gia trao đổi, thảo luận nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(1 điểm)

Hoạt động 5: Luyện tập (15 phút)

  1. Mục tiêu: ((7), (9).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời chọn đáp án đúng của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

Câu 1: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:

  1. Có kích thước hiển vi.
  2. Có cấu tế bào nhân sơ.
  3. Chưa có cấu tạo tế bào.
  4. Có hình dạng không ổn định.

Câu 2: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên:

  1. Bệnh kiệt lị.
  2. Bệnh dại.
  3. Bệnh vàng da.
  4. Bệnh tả.

Câu 3: Biểu hiện đau đầu, sốt cao, đau sau đáy mắt, phát ban, chảy máy cam, nôn là của bệnh:

  1. Bệnh cúm H1N1.
  2. Bệnh Covid-19.
  3. Bệnh sốt xuất huyết.
  4. Bệnh tả.

Câu 4: Virus có mấy hình dạng đặc trưng:

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6.

Câu 5: Ưu điểm của thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus so với thuốc trừ sâu hóa học:

  1. Hàm lượng trừ sâu cao hơn.
  2. Không gây hại cho con người, sinh vật và môi trường xung quanh.
  3. Tác dụng từ từ lên sâu bọ.
  4. Không tốn chi phí sản xuất.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1: Đáp án C.

Câu 2: Đáp án B.

Câu 3: Đáp án C.

Câu 4: Đáp án A.

Câu 5: Đáp án B.

- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức.

  1. Phương án đánh giá:
  2. Hoàn toàn không thể
  3. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn
  4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

1

Chọn được đáp án đúng cho câu 1

 

 

 

2

Chọn được đáp án đúng cho câu 2

 

 

 

3

Chọn được đáp án đúng cho câu 3

 

 

 

4

Chọn được đáp án đúng cho câu 4

 

 

 

5

Chọn được đáp án đúng cho câu 5

 

 

 

Hoạt động 6: Vận dụng (15 phút)

  1. Mục tiêu: ((7), (9).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần bài viết của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS làm vào vở câu hỏi:

Câu 1: Sau khi học xong bài Virus, bạn Linh nói: “Virus là một dạng sống đặc biệt”. Em hãy giải thích câu nói của bạn Linh.

Câu 2: Tại sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên tiêm phòng vắc-xin và tăng cường sức đề kháng để vượt qua các bệnh do virus gây nên.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1: Virus là một dáng sống đặc biệt vì virus sống kí sinh nội bào bắt buộc, khi ra khỏi tế bào vật chủ, virus tồn tại như một vật không sống.

Câu 2: Đối với các bệnh gây nên từ virus, không thể sử dụng thuốc kháng sinh mà phải dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, tập luyện đều đặn để tăng sức đề kháng giúp cơ thể vượt qua bạo bệnh.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. Phương án đánh giá:
  2. Hoàn toàn không thể 2. Có thể hoàn thành một số ít
  3. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn 4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

1

Giải thích quan điểm SGK đưa ra.

 

 

 

 

2

Lí giải tại sao phải tiêm vắc-xin để phòng chống các bệnh do virus gây nên.

 

 

 

 

 

Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3

=> Giáo án sinh học 6 sách chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3, Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo Module 3, giáo án Sinh học 6 giáo án theo module 3 Chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THCS

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay