Giáo án Tin học 8 kết nối bài 10a: Định dạng nâng cao cho trang chiếu
Giáo án Bài 10a: Định dạng nâng cao cho trang chiếu sách Tin học 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tin học 8 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Tin học 8 kết nối bài 10a: Định dạng nâng cao cho trang chiếu
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10a. ĐỊNH DẠNG NÂNG CAO CHO TRANG CHIẾU
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Chọn đặt được màu sắc, cỡ chữ hài hòa và hợp lí với nội dung.
- Thực hiện được thao tác đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng:
- Có ý thức và biết cách khai thác môi trường số, biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu; bước đầu tạo ra được sản phẩm số phục vụ cuộc sống nhờ khai thác phần mềm ứng dụng.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia công việc chung.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Tin học 8.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số tệp trình chiếu, hình ảnh một số trang trình chiếu đẹp để minh họa cho bài dạy.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS bước đầu suy nghĩ về việc những vấn đề cần chú ý khi tạo bài trình chiếu.
- Nội dung: GV nêu vấn đề, HS thảo luận, suy nghĩ để trả lời câu hỏi của GV.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được câu trả lời cho câu hỏi của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Bạn An được giao nhiệm vụ tạo bài trình chiếu để trình chiếu trong lễ ra mắt CLB Tin học. Với mục tiêu ngắn gọn, ấn tượng, sáng tạo,… theo em bạn An cần chú ý đến những điều gì khi tạo bài trình chiếu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời: Bạn An cần chú ý đến nội dung trình chiếu (giới thiệu gì về CLB), hình thức bài trình chiếu (cần làm thật đẹp, thật ấn tượng,…), cách trình bày bài trình chiếu,...
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV nêu nhiệm vụ của hoạt động và dẫn dắt HS vào bài học: Có rất nhiều yếu tố giúp bài trình chiếu trở nên ấn tượng, sáng tạo. Để biết thêm về các yếu tố đó, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 10a. Định dạng nâng cao cho trang chiếu.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Văn bản và màu sắc trên trang chiếu
- Mục tiêu: HS biết được:
- Trong văn bản, ngoài phần văn bản chính còn có phần đầu trang và chân trang.
- Phần đầu trang và chân trang thông thường cung cấp các thông tin ngắn gọn về văn bản.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK trang 46, 47 và thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: HS chia sẻ trước lớp một thông tin về đầu trang và chân trang.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm 5 - 6 HS). - GV cho các nhóm hoàn thành yêu cầu trong Hoạt động 1 SGK trang 46: Em hãy quan sát Hình 10a.1 (nội dung tài liệu mô tả dự án Thành lập CLB Tin học), Hình 10a.2 (nội dung trang chiếu) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Văn bản ở hình nào chi tiết, đầy đủ hơn? Văn bản ở hình nào ngắn gọn hơn? 2. Văn bản trên trang chiếu có cần viết đầy đủ các thành phần của câu không? - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 46 - 47 tiếp thu kiến thức mới, đó là: văn bản trên trang chiếu khác với văn bản trong các tài liệu thông thường; phần mềm trình chiếu cung cấp nhiều công cụ cho phép người sử dụng trình bày văn bản đẹp, ấn tượng để góp phần hỗ trợ cho việc trình chiếu. - GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ kiến thức trong phần ghi nhớ. - GV cho HS đọc và trả lời nhanh Câu hỏi SGK trang 47 để củng cố kiến thức: Em hãy chọn phương án đúng: A. Văn bản trên trang chiếu cần ngắn gọn, súc tích. B. Văn bản trên trang chiếu càng chi tiết, đầy đủ càng tốt. C. Sử dụng càng nhiều màu sắc cho văn bản trên trang chiếu càng giúp người nghe tập trung. D. Sử dụng nhiều loại phông chữ cho văn bản trên trang chiếu sẽ thu hút được sự chú ý của người nghe. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận để tìm ra câu trả lời. - HS đọc thông tin SGK và so sánh với câu trả lời ở Hoạt động 1. - HS trả lời câu hỏi củng cố kiến thức. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. - Các nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1 sau khi thảo luận nhóm. - HS xung phong trả lời nhanh đáp án câu hỏi củng cố kiến thức. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Văn bản và màu sắc trên trang chiếu. - Hoạt động 1: Câu trả lời dự kiến: + Văn bản ở Hình 10a.1 trong SGK đầy đủ và chi tiết hơn. Văn bản ở Hình 10a.2 trong SGK ngắn gọn hơn. + Văn bản ở Hình 10a.2 trong SGK (là văn bản trên trang chiếu) không cần có đầy đủ thành phần câu, chỉ cần nêu ý chính, ngắn gọn, rõ ràng. - Hoạt động đọc: + Văn bản trình chiếu có đặc điểm là ngắn gọn, chỉ nêu ý chính, không nêu chi tiết,… Văn bản trên trang chiếu góp phần quan trọng vào việc tạo ấn tượng, thu hút sự quan tâm, giúp người nghe nhanh chóng tiếp nhận được nội dung tóm tắt của trang chiếu,… + Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế một bài trình chiếu. Một bài trình chiếu đẹp, chuyên nghiệp là sự phối hợp hoàn hảo của nội dung, bố cục và màu sắc ⇒ màu sắc phù hợp làm cho bài trình chiếu trở nên sinh động, bắt mắt, tác động trực tiếp đến cảm tình của người xem. Lưu ý: + Các màu nóng như đỏ, da cam, vàng,… mang lại cảm giác ấm áp, giúp người xem phấn chấn, hoạt bát, năng nổ. + Các màu lạnh như xanh, tím,… mang lại cảm giác lạnh, giúp người xem bình tĩnh, hiền hòa, lắng dịu. + Các màu trung tính như trắng, đen, be,… mang lại cảm giác lịch sự, nhẹ nhàng. + Màu sắc chủ đạo nên đặt sao cho hài hòa với nội dung. + Nên kết hợp các màu cùng nhóm với nhau. + Không sử dụng quá nhiều màu trên một trang chiếu (bao gồm cả màu nền, màu chữ,…). + Nên chọn màu văn bản có độ tương phản cao với màu nền. + Phần mềm trình chiếu cung cấp các công cụ giúp em chọn đặt được màu sắc, cỡ chữ hài hòa, hợp lí với nội dung ⇒ có thể tạo được các trang chiếu ấn tượng, đem lại hiệu quả cao trong việc truyền đạt nội dung trình chiếu. - Kết luận: + Văn bản trên trang chiếu cần được định dạng sao cho màu sắc, cỡ chữ hài hòa, hợp lí với nội dung. + Văn bản được định dạng phù hợp giúp đem lại hiệu quả cao trong việc truyền đạt nội dung trình chiếu. Câu hỏi: Đáp án: A. |
Hoạt động 2: Số trang, đầu trang và chân trang
- Mục tiêu: HS biết được các trang chiếu cùng có các thành phần như: số trang, đầu trang và chân trang giống như trang văn bản.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK trang 47 và thực hiện Hoạt động 2.
- Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS sau khi thảo luận nhóm.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm 5 - 6 HS). - GV cho các nhóm hoàn thành yêu cầu trong Hoạt động 2 SGK trang 47: Theo em, các trang chiếu có cần đánh số không? Có cần thêm các thông tin vào đầu trang và chân trang không? Vì sao? - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 47 tiếp thu kiến thức mới, đó là: cũng giống như phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm trình chiếu cũng có công cụ cho phép người sử dụng đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang cho trang chiếu. - GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ kiến thức trong phần ghi nhớ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận để tìm ra câu trả lời. - HS đọc thông tin SGK và so sánh với câu trả lời ở Hoạt động 2. - HS trả lời câu hỏi củng cố kiến thức. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. - Các nhóm trình bày kết quả Hoạt động 2 sau khi thảo luận nhóm. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Đánh số trang - Hoạt động 2: Câu trả lời dự kiến: + Các trang chiếu cũng cần đánh số và thêm thông tin vào đầu trang và chân trang. Lí do vì các bài trình chiếu cũng có thể có số lượng trang chiếu nhiều, cần thêm số trang để dễ truy cập, tìm kiếm. Các bài trình chiếu cũng có các thông tin chung cần cung cấp cho người nghe nên có thể để vào phần đầu trang và chân trang để tự động xuất hiện trong tất cả các trang chiếu. - Hoạt động đọc: + Phần mềm trình chiếu cho phép em thêm đầu trang, chân trang và đánh số thứ tự cho các trang trong bài trình chiếu. Đó là thông tin xuất hiện ở đầu và cuối của tất cả các trang chiếu. Thông tin này thường bao gồm tên người trình chiếu, tên công ti, tiêu đề bài trình chiếu, số trang hay thời gian trình chiếu,… - Kết luận: + Có thể đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang vào các trang chiếu.
|
Hoạt động 3: Thực hành: Tạo bài trình chiếu cho lễ ra mắt CLB Tin học.
- Mục tiêu: HS thực hành tạo bài trình chiếu mới, đặt màu sắc, cỡ chữ hài hòa và hợp lí với nội dung; đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK trang 48 - 49 và thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: Bài trình chiếu được đặt màu sắc, màu chữ và cỡ chữ hài hòa, được đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang.
- Tổ chức hoạt động:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào TK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- Ngân hàng VCB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây