Giáo án Tin học 8 kết nối bài 2: Thông tin trong môi trường số
Giáo án Bài 2: Thông tin trong môi trường số sách Tin học 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tin học 8 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Tin học 8 kết nối bài 2: Thông tin trong môi trường số
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TINBÀI 2: THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả.
- Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được ví dụ minh họa.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu đặc điểm của thông tin số, cách nó tồn tại và được khai thác trong xã hội.
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Bước đầu hình thành năng lực khai thác thông tin số trong học tập và phát triển năng lực tự học.
- Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số.
- Phẩm chất
- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
- Rèn luyện đức tính trung thực, xác lập thái độ trách nhiệm trong việc khai thác và sử dụng thông tin kĩ thuật số.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Tin học 8.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS nhận ra những đặc điểm của thông tin số qua những ví dụ cụ thể.
- Nội dung: GV phát tư liệu học tập, HS đọc thông tin, thảo luận nhóm trong thời gian 10 - 15 phút và hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS sau khi thảo luận nhóm, câu trả lời hướng tới đặc điểm của thông tin số.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu học tập số 1 cho HS:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Trong tập ảnh cũ, Khoa thấy bức ảnh ruộng bậc thang. Để chia sẻ ảnh với An mà không cần phải đến nhà bạn, Khoa đã dùng điện thoại thông minh chụp lại bức ảnh và gửi cho An qua thư điện tử. Em hãy cho biết: 1. An có thể nhận được ảnh bằng cách nào? ....................................................................................................................................... 2. Sau khi An nhận được ảnh, Khoa có bị mất bức ảnh gốc không? ....................................................................................................................................... 3. An có thể lưu trữ ảnh vào những thiết bị nào? ....................................................................................................................................... |
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày câu trả lời của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm HS nhận tư liệu và đọc yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình:
- An nhận được bức ảnh số bằng cách truy cập vào hộp thư điện tử của mình qua mạng.
- An nhận được ảnh nhưng Khoa không bị mất bức ảnh gốc.
- An có thể lưu trữ bức ảnh số vào nhiều thiết bị của mình như điện thoại, USB, máy tính...
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV tóm tắt lại nội dung của hoạt động khởi động để HS bước đầu nắm rõ đặc điểm của thông tin số:
+ Thông tin số có thể được truy cập từ xa.
+ Việc nhân bản thông tin số không tốn vật liệu và dễ thực hiện.
+ Dữ liệu số dễ dàng được nhân bản và lan truyền.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thông tin số có đặc điểm gì, chúng ta cùng khám phá bài học hôm nay – Bài 2: Thông tin trong môi trường số.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thông tin trong môi trường số
- Mục tiêu: HS nhận ra những đặc điểm của thông tin số qua những ví dụ cụ thể.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK trang 10, 11 và thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở đặc điểm của thông tin trong môi trường số.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 10 và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu cách thức thông tin được hình thành, lưu trữ và lan truyền trong môi trường kĩ thuật số. + Nêu đặc điểm của thông tin số. - GV chú ý HS, thuật ngữ "thông tin số" trong mục a mới chỉ để cập đến "dữ liệu số", chưa mang nghĩa đầy đủ như trong mục b sẽ tìm hiểu sắp tới. - GV chỉ dẫn HS đọc và ghi nhớ hai đặc điểm chính của thông tin số như trong mục Hộp kiến thức SGK trang 11. * Hoạt động 2: - GV giữ nguyên nhóm HS như ở hoạt động khởi động. - GV phát Phiếu học tập số 2 cho HS, yêu cầu các nhóm thảo luận trong 10 - 15 phút, sau đó trình bày câu trả lời của mình.
- Kết thúc hoạt động, GV lưu ý HS: + Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số. + Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ. - Từ đó, GV dẫn đến kết luận: Thông tin số cần phải được quản lí và khai thác an toàn và có trách nhiệm. - GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ 5 đặc điểm của thông tin trong môi trường số trong Hộp kiến thức SGK trang 12. - GV cho HS đọc và trả lời nhanh Câu hỏi SGK trang 12 để củng cố kiến thức: Em hãy chọn phương án ghép đúng: Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn, A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau. B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy. C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau. D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. - HS trả lời câu hỏi củng cố kiến thức. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về: Các đặc điểm của thông tin trong môi trường số. - Các nhóm trình bày kết quả Hoạt động 2 sau khi thảo luận nhóm. - HS xung phong trả lời nhanh đáp án câu hỏi củng cố kiến thức. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Thông tin trong môi trường số a) Thông tin số - Thông tin số được mã hóa thành dãy bit, được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng... để có thể lan truyền, trao đổi trong môi trường kĩ thuật số. - Thông tin số có những đặc điểm chính sau: + Dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xóa bỏ hoàn toàn. + Có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép. * Hoạt động 2: - Câu trả lời trong Phiếu học tập số 2 được khái quát thành những đặc điểm xã hội của thông tin số như sau: 1. Khi Khoa gửi ảnh cho An qua dịch vụ thư điện tử, máy chủ của dịch vụ này sẽ lưu trữ bức ảnh mà Khoa gửi. → Đó là ví dụ cho nhận định: Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân. 2. Tùy theo lựa chọn của An khi chia sẻ bức ảnh lên mạng xã hội, chỉ những ai được An cho phép mới có thể xem được bức ảnh. → Nếu bức ảnh không đăng kí quyền tác giả thì ai cũng có thể sử dụng bức ảnh theo cách của mình. Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ. 3. An có thể gửi lại bức tranh đã chỉnh sửa cho Khoa hoặc các bạn khác và họ đều có thể tiếp tục xem, tải bức ảnh về máy của mình, chỉnh sửa và chia sẻ. → Điều này minh họa cho nhận xét: Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số. - Ngoài ra, vì An có thể chỉnh sửa bức ảnh thành một bức ảnh khác và gửi cho những người khác → Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau. - Ảnh cá nhân của An trên ruộng bậc thang có thể gây nhầm lẫn → Thông tin số cần phải được quản lí, khai thác một cách hiệu quả và có trách nhiệm. b) Thông tin số trong xã hội - Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân. - Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số. - Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ. - Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau. - Thông tin số cần phải được quản lí, khai thác một cách hiệu quả và có trách nhiệm. Câu hỏi: Đáp án C. |
Hoạt động 2: Thông tin đáng tin cậy
- Mục tiêu: HS nhận ra những tác hại của việc sử dụng thông tin sai lệch.
- Nội dung: GV cho HS hoàn thành Hoạt động 3 SGK trang 12, kết hợp đọc thông tin SGK để hình thành kiến thức mới về "thông tin đáng tin cậy".
- Sản phẩm học tập: HS nêu được tác hại của thông tin không đáng tin cậy.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận cặp đôi để hoàn thành các câu hỏi trong Hoạt động 3 SGK trang 12: + Em hãy kể lại một nội dung trên mạng mà em biết đó là tin giả. + Tin giả đó gây ra tác hại gì nếu người đọc tin vào điều đó? + Làm thế nào để em biết đó là tin giả? - GV có thể cho HS xem video clip về tin giả trong bối cảnh dịch COVID - 19: - GV chỉ dẫn HS: + Thông tin sai lệch có giá trị sử dụng thấp, thậm chí không sử dụng được. + Cần phân biệt được thông tin sai lệch với thông tin đáng tin cậy. - GV chốt lại kiến thức như trong Hộp kiến thức để HS ghi nhớ. - GV cho HS xem thêm video về biện pháp chống tin giả: https://youtu.be/-OAnCB_CTR4 (2:42 - 5:49) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi để hoàn thành Hoạt động 3 SGK trang 12. - HS nghiên cứu thông tin SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện nhóm xung phong trình bày kết quả hoạt động. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động luyện tập. | 2. Thông tin đáng tin cậy * Hoạt động 3: Gợi ý câu trả lời: - Ví dụ một nội dung trên mạng là tin giả: Việc đánh răng quá nhiều gây hại cho răng, chỉ có ích (làm tăng doanh thu) cho nhà sản xuất. - Tác hại: Việc không đánh răng theo nhận định thiếu căn cứ gây mất vệ sinh răng miệng. - Để đánh giá độ tin cậy của thông tin, em có thể dựa trên một số yếu tố như: + Phân biệt ý kiến và sự kiện; + Kiểm tra chứng cứ của kết luận; + Xác định nguồn thông tin; + Đánh giá tính thời sự của thông tin. - Kết luận: + Thông tin đáng tin cậy giúp em đưa ra kết luận đúng, quyết định hành động đúng và giải quyết được các vấn đề đặt ra. + Một số cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không: kiểm tra nguồn thông tin; phân biệt ý kiến với sự kiện; kiểm tra chứng cứ của kết luận; đánh giá tính thời sự của thông tin.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây