Giáo án và PPT Ngữ văn 10 chân trời Bài 9: Ôn tập
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Ôn tập. Thuộc chương trình Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
ÔN TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Qua chủ đề 9 đã học vừa rồi em rút ra được những bài học gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1 – SGK trang 113
- Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Yếu tố | Hịch tướng sĩ | Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước | Tôi có một ước mơ |
Luận điểm |
|
|
|
Lý lẽ và bằng chứng |
|
|
|
Mục đích viết |
|
|
|
Quan điểm |
|
|
|
Sản phẩm dự kiến:
Yếu tố/ văn bản | Hịch tướng sĩ | "Nam quốc sơn hà" - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đât nước | Tôi có một giấc mơ |
Luận điểm | - Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước. - Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau. - Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc. - Phải luyện theo Binh thư yếu lược đê đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù. | - Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. - Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ. - Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước. - Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua. |
|
Lí lẽ và bằng chứng | - Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ. - Sự ngang ngược của quân giặc. - Những thú vui tiêu khiển hay sự giàu có không thể đánh bại giặc. - Chỉ có luyện binh đánh giặc, rửa nhục cho nước nhà, trung quân ái quốc mới có thể có cuộc sống yên ổn, ấm no, vui vẻ và tiếng thơm về sau. | - Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến. - Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư". - Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà". - Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư". | Điểm nhìn nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất. |
Mục đích viết | Khích lệ lòng yêu nước bất khuất của các tướng sĩ để quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. | Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước. | Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen. |
Quan điểm | Thể hiện sự căm phẫn quân giặc, phê phán việc thấu nước nhục mà không biết nghĩ, biết thẹn; nêu cao tinh thần trung quân ái quốc. | Nhận định, đánh giá bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ khẳng định chân lí độc lập của Đại Việt, cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam. | Cần đầu tranh trước tình trạng người da đen không được đối xử công bằng. |
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2 SGK trang 89
GV đưa ra câu hỏi: Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) hoặc Giang (Bảo Ninh).
Sản phẩm dự kiến:
HS có thể nhận xét về 1 nhân vật nào đó có thể là nhân vật chính hoặc phụ tùy theo.
Gợi ý:
Nhận xét về nhân vật ông Hai (tía nuôi của An) trong văn bản Đất rừng phương Nam:
- Ông Hai là người có tình thương người (nhận An làm con nuôi, quan tâm đến An đi rừng đã mệt nên bảo mọi người dừng lại để nghỉ ngơi).
- Ông Hai là người có tình yêu thiên nhiên (không giết ong mà chỉ dùng thuốc bắc để đuổi ong đi).
- Ông Hai là người am hiểu về tập tính của loài ong, hiểu cặn kẽ về cách đặt kèo để lấy mật.
Nhiệm vụ 3: Bài tập 3 SGK trang 89
GV đưa ra câu hỏi: Cho biết tác dụng của thành phần chêm xen và thành phần liệt kê trong đoạn văn mà bạn đã viết ở mục Từ đọc đến viết.
Sản phẩm dự kiến:
- Tác dụng của thành phần chêm xen và thành phần liệt kê trong đoạn văn mà tôi đã viết ở mục Từ đọc đến viết:
- Tác dụng của thành phần liệt kê:
+ Diễn tả lại cảnh ngày Tết ở Hà Nội và Vũng Tàu.
+ Diễn tả lại những cảnh vui chơi ở biển Vũng Tàu.
- Tác dụng của thành phần chêm xen: bổ sung thông tin cho tượng Chúa dang tay ở Vũng Tàu.
………………………………………
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trần Quốc Tuấn được vinh danh là gì?
A. Ông được xếp vào danh sách Mười Đại nguyên soái Thế giới kiệt xuất nhất.
B. Ông được vinh danh là vị đại tướng tài giỏi nhất mọi thời đại.
C. Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa của thế giới".
D. Ông được tôn vinh là vị lãnh tụ vĩ đại nhất Việt Nam.
Câu 2: Chọn đáp án đúng khi viết về nhận định trong tác phẩm Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước?
A. Tác giả đã khẳng định tình yêu nước và ý chí quyết tâm chống ngoại xâm qua bài viết.
B. Tác giả đã đưa ra những cảm nhận của mình về bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời khẳng định đây chính là bài thơ do thần linh ban bố trong dân gian.
C. Tác giả đã đưa ra những cảm nhận của mình về bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời khẳng định tài năng của Lý Thường Kiệt.
D. Tác giả đã trình bày những hiểu biết về lĩnh vực tâm linh xoay quanh văn bản “Nam quốc sơn hà”.
Câu 3: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước?
A. Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo
B. Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc
C. Sử dụng sáng tạo, phong phú các biện pháp tu từ
D. Các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo
Câu 4: Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức
B. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn
C. Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
D. Việc sử dụng ở câu đứng các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết liên tưởng
Câu 5: Yêu cầu về kiểu bài viết bài luận về bản thân là gì?
A. Người viết cần trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.
B. Bài viết cần đưa ra bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.
C. Thông tin trong bài viết cần xác thực và đáng tin cậy.
D. Tất cả các đáp án
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - C | Câu 3 - D | Câu 4 - D | Câu 5 - D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Em thích nhất bài học nào trong chủ đề 9 nhất? Vì sao?
Câu 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học xong chủ đề 9.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 550k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo