Giáo án Vật lí 8 cánh diều Bài 22: Tác dụng của dòng điện
Giáo án Bài 22: Tác dụng của dòng điện sách Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 8 cánh diều Bài 22: Tác dụng của dòng điện
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 8 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 22: TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.
- Thực hiện thí nghiệm để minh họa được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về tác dụng của dòng điện.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về tác dụng của dòng điện; giải thích được một vài hiện tượng liên quan.
Năng lực vật lí:
- Nêu được cách tạo ra và duy trì dòng điện, các tác dụng của dòng điện.
- Thực hiện được thí nghiệm để minh họa được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học và sinh lí.
- Nêu được một số nguồn điện thông dụng.
- Mô tả được cách bố trí mạch điện để tạo ra dòng điện.
- Vận dụng được kiến thức về mạch điện để giải bài tập và một số tình huống liên quan.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh tia sét, Hình ảnh mạch điện trong thí nghiệm tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- HS mỗi nhóm:
- Dụng cụ thí nghiệm minh họa tác dụng phát sáng của dòng điện: pin và đế lắp pin, các dây dẫn điện, công tắc, biến trở, bảng lắp ráp mạch điện, đèn LED.
- Dụng cụ thí nghiệm minh họa tác dụng nhiệt của dòng điện: biến áp nguồn, cốc đựng nước, điện trở dạng dây quấn, nhiệt kế, công tắc, dây dẫn điện.
- Dụng cụ thí nghiệm minh họa tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện: pin và đế lắp pin, dây dẫn điện, công tắc, cốc đựng dung dịch copper(II) sulfate, thanh đồng và thanh inox.
- HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- HS nêu ra những điều đã biết về việc sử dụng nguồn điện (pin hay acquy).
- Dựa vào tình huống đầu bài và kiến thức đã biết để xác định được mục tiêu bài học.
- Nội dung: GV cho HS thảo luận về việc sử dụng nguồn điện để xác định được câu hỏi bài học về cách tạo ra và duy trì dòng điện để khai thác được tác dụng của nó.
- Sản phẩm học tập:
- Nội dung mô tả và trao đổi của HS về nguồn điện để tạo ra và duy trì dòng điện.
- Nội dung các câu hỏi được nêu ra để tìm hiểu về cách sử dụng pin để tạo ra dòng điện và các tác dụng của nó khi chạy qua các thiết bị điện.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu hình ảnh tia sét (hình 22.1) cho HS quan sát và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi nào có sét?
+ Sét có biểu hiện gì?
+ Sét có thể gây ra những gì?
- GV thông báo: Sét là sự phóng điện giữa các đám mây hoặc giữa đám mây và đất rất mạnh, bản chất của sét là dòng các hạt mang điện chuyển động. Dòng điện của tia sét gây ra nhiều tác dụng mạnh (nguy hiểm) nhưng hầu như không sử dụng được. Các nhà khoa học đặt ra vấn đề là cần tạo ra các dòng điện điều khiển được và ổn định để khai thác các tác dụng của nó.
- GV yêu cầu HS đặt các câu hỏi để tìm hiểu về dòng điện.
- GV hướng dẫn HS nêu câu hỏi để thảo luận và chốt lại câu hỏi bài học: Làm cách nào để tạo ra và duy trì, điều khiển dòng điện? Các dòng điện có thể tạo ra những tác dụng gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 22: Tác dụng của dòng điện.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nguồn điện để tạo ra dòng điện
- Mục tiêu:
- HS nêu được nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì dòng điện trong mạch.
- HS nêu được một số nguồn điện thông dụng.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về nguồn điện.
- Sản phẩm: HS nêu ra ý kiến về nguồn điện và câu hỏi, câu trả lời khi thảo luận về nguồn điện, dòng điện.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Nêu vai trò của nguồn điện trong mạch điện. + Nêu sơ bộ cách dùng nguồn điện để tạo ra mạch điện. + Nêu ra những cách để nhận biết việc trong mạch điện đã có hay không có dòng điện. - GV kết luận về nguồn điện, cách mắc và cách nhận biết dòng điện. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr106) Nêu một số nguồn điện trong đời sống và nêu vai trò của chúng khi được sử dụng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. NGUỒN ĐIỆN: - Nguồn điện cung cấp năng lượng để tạo ra và duy trì dòng điện. - Để sử dụng, cần dùng dây dẫn điện để nối hai cực của nguồn điện với các thiết bị dùng điện. Để thuận tiện, cần nối qua một công tắc để có thể đóng hoặc ngắt dòng điện. - Để nhận biết dòng điện, cần dựa trên việc dòng điện gây ra các tác dụng nào đó. Có một số tác dụng điển hình: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.. *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr106) - Pin là nguồn điện một chiều thường được sử dụng để cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện dùng nguồn điện nhỏ như đồ chơi trẻ em, các thiết bị điều khiển, đồng hồ,… - Acquy là nguồn điện một chiều thường được sử dụng để cung cấp dòng điện cho các phương tiện giao thông (xe máy, xe đạp điện, ô tô). - Máy phát điện là nguồn điện cung cấp dòng điện một chiều hoặc xoay chiều lớn hơn thường được sử dụng trong các nhà máy phát điện, hay nhà dân sử dụng máy phát điện công suất nhỏ khi mất điện lưới,… |
Hoạt động 2. Tiến hành thực hiện thí nghiệm minh họa các tác dụng của dòng điện
- Mục tiêu:
- HS mô tả được cách bố trí mạch điện để tạo ra dòng điện.
- HS thực hiện thí nghiệm để minh họa được các tác dụng cơ bản của dòng điện.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm và nêu được một số tác dụng của dòng điện.
- Sản phẩm: HS đưa ra được kết quả việc tiến hành thí nghiệm (bố trí, lắp ráp, tiến hành, kết luận).
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV phát dụng cụ thí nghiệm minh họa tác dụng phát sáng của dòng điện cho HS, giới thiệu bộ thí nghiệm và yêu cầu HS thực hiện theo hướng dẫn SGK. + Dụng cụ thí nghiệm: + Các bước tiến hành: Bước 1: Gắn pin vào đế lắp pin theo đúng kí hiệu cực dương, cực âm trên đế lắp pin. Bước 2: Mắc mạch điện theo sơ đồ mạch điện ở hình 22.3. Bước 3: Đóng công tắc và quan sát độ sáng của đèn. Bước 4: Vặn núm xoay của biến trở và quan sát độ sáng của đèn. - GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - GV theo dõi, kiểm tra mạch điện của HS mắc, nếu đúng thì yêu cầu HS đóng công tắc và thực hiện theo hướng dẫn. - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm, nêu các điều cần chú ý để đảm bảo thí nghiệm được thành công và đảm bảo an toàn. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 2 (SGK – tr107) Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3, chỉ ra các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện. - GV kết luận về tác dụng phát sáng của dòng điện. - GV tiếp tục yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm mô tả tác dụng nhiệt của dòng điện. + Dụng cụ thí nghiệm: biến áp nguồn, cốc đựng nước, điện trợ dạng dây quấn, nhiệt kế, công tắc, dây dẫn điện. + Các bước tiến hành: Bước 1: Lắp các dụng cụ như hình 22.4. Bước 2: Đóng công tắc, điều chỉnh điện áp đến cỡ 12V và quan sát số chỉ của nhiệt kế. - GV theo dõi, kiểm tra mạch điện của HS mắc. - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm, nêu các điều cần chú ý để đảm bảo thí nghiệm được thành công và đảm bảo an toàn. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 3 (SGK – tr107) Nêu ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện trong đời sống. - GV kết luận về tác dụng nhiệt của dòng điện. - GV tiếp tục yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm mô tả tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện. + Dụng cụ thí nghiệm: hai pin và đế lắp pin, dây dẫn điện, công tắc, một cốc đựng dung dịch copper (II) sulfate, một thanh đồng và một thanh inox. + Các bước tiến hành: Bước 1: Cắm thanh đồng và thanh inox vào cốc đựng dung dịch copper (II) sulfate. Bước 2: Mắc mạch điện như hình 22.5, thanh đồng nối với cực dương, thanh inox nối với cực âm của pin. Bước 3: Đóng công tắc. Bước 4: Quan sát thanh inox và thanh đồng trong khoảng vài phút. Ghi lại kết quả quan sát màu ở thanh inox và rút ra nhận xét về tác dụng của dòng điện. - GV theo dõi, kiểm tra mạch điện của HS mắc. - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm, nêu các điều cần chú ý để đảm bảo thí nghiệm được thành công và đảm bảo an toàn. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 4 (SGK – tr107) Nêu một số cách để đảm bảo an toàn điện, tránh bị điện giật trong gia đình em. - GV kết luận về tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện. - GV đưa ra thêm các thông tin liên quan đến “điện giật” gây nguy hiểm hay “sốc điện” trong cấp cứu người bị ngừng tim. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. | II. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN 1. Tác dụng phát sáng *Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr107) - Các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện: + Nguồn pin hết điện. + Nối sai cực đèn LED vì đèn LED chỉ cho dòng điện một chiều đi qua. + Khi để biến trở có giá trị điện trở lớn nhất làm cản trở dòng điện nhiều nhất, dòng điện chạy qua mạch quá nhỏ dẫn tới bóng đèn không sáng được. Trong trường hợp này có thể coi trong mạch không có dòng điện. *Kết luận: - Khi có dòng điện chạy qua thì đèn phát sáng.
2. Tác dụng nhiệt *Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr107) - Các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt như: bếp điện, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, ấm điện,… - Các dụng cụ điện có tác dụng phát sáng như: đèn sưởi điện, đèn LED, đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt… *Kết luận: - Thông thường, dòng điện chạy qua các đèn, ngoài tác dụng phát sáng thì thường kèm theo tác dụng nhiệt. Khi đó, năng lượng điện chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Ví dụ: Các bóng đèn sẽ sáng khi có dòng điện chạy qua thì tác dụng chính là tác dụng phát sáng, kèm theo đó, bóng đèn thường nóng lên là do tác dụng nhiệt.
3. Tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí *Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr108) Một số cách để đảm bảo an toàn điện, tránh bị điện giật trong gia đình: - Lựa chọn thiết bị đóng ngắt điện phù hợp và lắp đặt đúng cách. - Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình. - Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc. - Khi sửa chữa điện trong gia đình cần sử dụng đồ bảo hộ, các vật dụng cách điện và ngắt điện. *Kết luận - Cơ thể người có phần lớn (cỡ 70%) nước ở dạng dẫn được điện (do có nhiều loại muối khoáng) nên khi có dòng điện chạy qua sẽ gây ra tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học ở cơ thể người. Trong trường hợp này, ta nói dòng điện có tác dụng sinh lí. Nếu các tác dụng diễn ra mạnh, cơ thể người sẽ bị “điện giật”. - Trong y học, dòng điện phù hợp được sử dụng để cấp cứu hay chữa bệnh.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 8 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây