Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Giáo án bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH 

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

  • Trình bày được khái niệm đa cực.

  • Nêu được xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. 

  • Vận dụng được những biểu hiện về thế giới sau Chiến tranh lạnh để giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử, biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử về trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được xu thế phát triển chính của thể giới sau Chiến tranh lạnh, trình bày được khái niệm đa cực và xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về thế giới để giải thích các vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế hiện nay.

3. Phẩm chất

  • Khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá những vấn đề quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Bản đồ thế giới. 

  • Hình ảnh, video clip, tư liệu sưu tầm về bài học Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

b. Nội dung: GV cho HS xem hình ảnh, video về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989).

c. Sản phẩm: Một số thông tin về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một số hình ảnh, video về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989).

https://www.youtube.com/watch?v=SoDZvKUlMNc&t=2s

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem hình ảnh, video, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số hiểu biết của em về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Bức tường Béc-lin là sản phẩm - biểu tượng mạnh mẽ nhất của Chiến tranh lạnh và biểu tượng của thế giới lưỡng cực (tự do tư và độc tài cộng sản).

+ Ngày 9/11/1989, Bức tường Béc-lin sụp đổ sau 28 năm được xây dựng, chấm dứt sự chia cắt nước Đức. Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất vào ngày 3/10/1990, trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay, đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.

+ Hiện nay, phần còn lại của bức tường được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989) là một trong những biểu tượng cho sự kết thúc của Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra những xu thế phát triển mới của thế giới. Vậy, đó là những xu thế phát triển nào? Vì sao xu thế đa cực trở thành xu hướng chính trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.18, 19 và trả lời câu hỏi: Nêu những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một thời kì mới của thế giới. Đó là thời kì phát triển với những xu thế chính nào?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.18, 19.

- GV tổ chức nhanh cho HS thực hiện nhanh nhiệm vụ: Điền cụm từ thích hợp vào các đoạn thông tin lịch sử.

chính trị

cách mạng 

khoa học – công nghệ

kinh tế

1. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào……….

2. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển của………….đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. 

3. Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ………………….khác nhau trong quan hệ quốc tế. 

- GV hướng dẫn HS dựa vào kết quả trên và trả lời câu hỏi: Nêu những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

- GV trình chiếu một số hình ảnh về xu thế đối thoại, hợp tác và xu thế toàn cầu hóa:

Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng WTO (năm 2022) bàn về việc cải tổ hệ thống giải quyết tranh chấp WTO

Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn Việt Nam tham gia công tác cứu hộ tại khu vực 

động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ (T2/2023)

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế, đọc mục Em có biết SGK tr.18 kết hợp xem video, để nắm được công cuộc Đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ năm 1986.

Video: Nền kinh tế nước ta trước và sau đổi mới 1986.

https://www.youtube.com/watch?v=qDICQpJb7yI

Video: Lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.

https://www.youtube.com/watch?v=nI5HWYHaL2o

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 HS điền từ vào đoạn thông tin: 

1. kinh tế; 2. cách mạng khoa học – công nghệ; 3. chính trị. 

- GV mời đại diện 3 HS lần lượt nêu những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một thời kì mới của thế giới với những xu thế phát triển chính: kinh tế là trọng tâm; toàn cầu hóa; đối thoại, hợp tác; đa cực trong quan hệ quốc tế.

- GV lưu ý:

+ Hoà bình thế giới đã được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng ở một số khu vực trên thế giới vẫn xảy ra xung đột quân sự, nội chiến (mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ,…). 

+ Những mâu thuẫn, tranh chấp này có căn nguyên từ lịch sử. Việc giải quyết đòi hỏi phải có quá trình và sự hợp tác của các bên liên quan.

- GV chuyển sang nội dung mới.  

1. Các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Xu thế phát triển lấy kinh tế là trọng tâm: Các quốc gia tập trung vào ưu tiên phát triển kinh tế:

+ Tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc gia.

+ Nâng cao đời sống người dân.

- Xu thế toàn cầu hoá: 

+ Toàn cầu hoá: là quá trình gia tăng mạnh mẽ mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực trên phạm vi toàn cầu. 

+ Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế: là đòi hỏi khách quan, nhu cầu nội tại trong tiến trình phát triển kinh tế của các quốc gia. 

Sự phụ thuộc lẫn nhau cùng phát triển trong nền kinh tế toàn cầu thúc đẩy xu thế hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trên phạm vi toàn cầu.

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế:

+ Xu thế toàn cầu hoá thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu.

+ Quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo chiều hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng bằng hoà bình.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái niệm đa cực.

- Nêu được xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, cặp đôi, khai thác Hình 2, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục 2a, 2b SGK tr.19, 20 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày khái niệm đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

- Nêu những nét chính về xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế.

d. Tổ chức thực hiện:

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay