Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 6: Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 6: HỒ CHÍ MINH – “VĂN HÓA PHẢI DOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI” 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG TÍNH KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

I. Lý thuyết

1. Biện pháp làm tăng tính khẳng định

+ Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa khẳng định: chắc chắn, tất nhiên, rõ ràng, chỉ có thể, không thể chối cãi....

+ Sử dụng những từ ngữ thể hiện quy mô áp đảo, phạm vi bao quát (không trừ cá thể nào) hoặc trạng thái ổn định: tất cả, mọi, toàn thể, luôn luôn, thường xuyên....

+ Sử dụng phổ biến kiểu câu khiến, thể hiện ý khẳng định. 

+ Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ nhấn mạnh ý được khẳng định.

2. Biện pháp làm tăng tính phủ định

- Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa phủ định: chưa từng, không, không hề, chẳng, chẳng bao giờ....

Sử dụng những từ ngữ biểu thị ý nghĩa hạn chế: không mấy, chẳng bao nhiêu, ít khi....

Sử dụng phổ biến kiểu câu hỏi thể hiện ý nghi ngờ, chất vấn.

- Sử dụng các danh từ, đại từ thể hiện thái độ đánh giá tiêu cực để chỉ đối tượng bị đả kích.

II. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK trang 27)

Cách tác giả làm tăng tính khẳng định của các luận điểm sau đây trong Tuyên ngôn Độc lập khi trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mỹ và nước Pháp.

+ Sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa khẳng định: không ai chối cãi được, trải hẳn.

+ Sử dụng các từ ngữ có quy mô áp đảo, phạm vi bao quát: không ai (ý chỉ tất cả mọi người).

Bài tập 2 (SGK trang 27)

a. Câu 1: Phủ định vai trò “bảo hộ” của thực dân Pháp đối với nước Việt Nam, khẳng định thực dân Pháp không thực hiện được việc “bảo hộ” cho nhân dân Việt Nam như chúng tuyên bố. Câu 2-3 khẳng định Việt Nam đã giành độc lập từ tay của phát xít Nhật; phủ định việc Pháp bảo hộ cho nhân dân Việt Nam và quyền thống trị của thực dân Pháp.

b. Các từ khóa: sự thực, không phải. Vì đây là những từ ngữ được điệp đi điệp lại một cách có chủ ý, nhằm mục đích thể hiện ý khẳng định và phủ định, nếu như bỏ chúng đi thì đoạn văn sẽ bị mất sức thuyết phục.

Bài tập 3 (SGK trang 28)

- Các danh từ, cụm danh từ, đại từ đã được Hồ Chí Minh sử dụng trong Tuyên ngôn Độc lập để chỉ thực dân Pháp: bọn thực dân, chúng, Pháp, người Pháp.

- Từ được sử dụng nhiều nhất: “chúng” việc sử dụng từ ngữ này đã làm tăng tính phủ định của một số luận điểm trong văn bản nhằm thể hiện thái độ khinh bỉ, coi thường công khai đối với thực dân Pháp cùng với luận điệu “bảo hộ” xảo trá của chúng và phủ định ơn huệ của thực dân Pháp với Việt Nam mà chúng chỉ đang xâm chiếm, bóc lột nhân dân ta.

Bài tập 4 (SGK trang 28)

Từ ngữ có ý nghĩa khẳng định

Từ ngữ có ý nghĩa phủ định

Mọi người, tất cả, toàn dân Việt Nam, không ai, không thể chối cãi, luôn luôn, thực sự là....

Nhận xét: Khẳng định nền độc lập của dân tộc Việt Nam là tất yếu.

Không phải, tuyệt đối, không, trái hẳn, bọn, chúng....

Nhận xét: Phủ định vai trò “bảo hộ” của thực dân PHáp đối với đất nước Việt Nam.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 6: Thực hành tiếng Việt Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay