Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 2: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 2.3. VĂN BẢN ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

  1. TÌM HIỂU TÁC GIẢ THANH THẢO VÀ VĂN BẢN ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA.
  2. Tác giả.

a. Tiểu sử

- Tên: Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công.

 - Sinh: 1946.

- Quê quán:  Tỉnh Quảng Ngãi.

- Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau đó vào chiến trường miền Nam tham gia chiến đấu.

b. Sự nghiệp

- Sau năm 1975, ông viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác song đóng góp quan trọng nhất của ông là ở lĩnh vực thơ.

- Thơ Thanh Thảo giàu suy tư, trăn trở về những vấn đề của xã hội và thời đại, thể hiện sự nỗ lực cách tân thơ ca, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do với nhịp điệu và những liên tưởng phóng khoáng, có sức khơi gợi mạnh mẽ.

c. Tác phẩm chính

- Các tác phẩm chính của Thanh Thảo gồm có: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trăng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988)…

  1. Tác phẩm
  2. Xuất xứ
  • Đàn ghi ta của Lor-ca được rút từ tập Khối vuông ru-bích.
  • Tập thơ thể hiện rõ qua phong cách thơ Thanh Thảo: giàu tính chất tượng trưng và siêu thực. Thể hiện cái tôi nội cảm, hướng tới vẻ đẹp tinh thần của con người, đặc biệt quan tâm đến những nhà thơ, nhà văn lớn có nhân cách và số phận đặc biệt như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Xéc-gây Ê-xê-nhin, Gác-xi-a Lor-ca….
  1. Bố cục và mạch cảm xúc
  • Bố cục

+ Dòng 1 – 6: Hình ảnh Lor-ca, người nghệ sĩ tự do và đơn độc.

+ Dòng 7-18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật.

+ Dòng 19-22: Niềm xót thương Lor-ca qua hình ảnh tiếng đàn.

+ Dòng 23-31: Hình ảnh Lor-ca cái chết và sự bất tử.

  • Mạch cảm xúc

+ Bài thơ mang cấu trúc của một ca khúc bằng thơ với mạch đi: 

  • Hình ảnh Lor-ca người nghệ sĩ tự do và đơn độc.
  • Hình ảnh Lor-ca nơi pháp trường.
  • Hình ảnh tiếng đàn – biểu tượng cho niềm đau và sức sống bất diệt.
  • Hình ảnh Lor-ca cái chết và sự bất tử.
  1. PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG LOR-CA
  2. Hình ảnh Lorca, người nghệ sĩ tự do và đơn độc

Được gợi tả bằng những hình ảnh như:

+ “Áo choàng đỏ”: Gợi bản sắc văn hóa Tây Ban Nha và hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ truớc nền chính trị Tây Ban Nha độc tài bấy giờ.

+ Âm thanh tiếng đàn: Đàn ghi ta là nhạc cụ của người Tây Ban Nha, thể hiện tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật. Tiếng đàn bọt nước: đẹp, mong manh mà sinh sôi bât tận như “bọt nước”. Sắc thắm dịu dàng của loài hoa li la (tử đnh hương) đang nở ra bát ngát trên từng giai điệu >< bối cảnh chính trị Tây Ban Nha.

+ Hình ảnh người nghệ sĩ “đi lang thang”, “vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn”, hát nghêu ngao, li la…. Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do, sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị trước nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi.

  1. Lorca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật
  • Hình ảnh:

Áo choàng bê bết đỏ: Gợi ra cho người đọc cảnh tưởng vô cùng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca.

+ Tiếng đàn ghi ta nâu: Trầm tĩnh, nghĩ suy (màu ấm nóng); tiếng đàn ghi ta lá xanh: thiết tha, hi vọng; tiếng ghi ta tròn giọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tươi; tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào….

  • Biện pháp nghệ thuật

+ Đối lập: Hát nghêu ngao >< áo choàng bê bết đỏ là sự đối lập giữa khát vọng và hiện thực phũ phàng (giữa tiếng hát yêu đời vô tư, giữa tình yêu cái đẹp và hành động tàn ác, dã man).

+ Nhân hóa: Tiếng đàn ghi ta…. Máu chảy.

+ Hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng đàn mang tâm tư, thành thân phận, linh hồn, sinh thể của người tạo ra nó.

  • Gieo vần “ây”: khiến thơ như nhạc, nhạc như người. Tất cả như đang rưỡn mình lên, kiên cường không khuất phục.
  • Ấn tượng cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ.
  1. Niềm thương xót cùng những suy tư về cuộc từ giã của Lor-ca

+ Lời đề từ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” thể hiện niềm đam mê nghệ thuật và lời nhắn gửi hãy biết quên nghệ thuật của Lor-ca để tìm hướng đi mới.

+ “Không ai chôn cất tiếng đàn/tiếng đàn như cỏ mọc hoang”:  Nghệ thuật của Lor-ca có sức sống và lưu truyền mãi như “cỏ mọc hoang”: Phải chăng không ai dám vượt qua cái cũ, thần tượng để làm nên nghệ thuật mới?

+ Giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng: Vầng trăng nơi đay giếng là sự bất tử của cái đẹp.

+ Đường chỉ tay: Ẩn dụ về định mệnh nghiệt ngã.

+ Dòng sông, ghi ta màu bạc: gợi cõi chết, siêu thoát.

+ Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: có ý nghĩa tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn.

  • Tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca.
  1. NGÔN NGỮ VÀ CHẤT NHẠC
  • Bài thơ có cấu trúc của một ca khúc bằng thơ: Chuỗi “li-la li-la li-la” có tác dụng mô phỏng chuỗi âm thanh tiếng đàn ở phần dạo đầu và phần kết thúc tạo nên những dư âm sau khi lời hát đã ngừng. 

  • Nhịp thơ phong phú, thay đổi linh hoạt, làm cho lời thơ khi bổng khi trầm, khi ngắt quãng khi liền mạch.

  • Nhiều dòng thơ liên kết nhau bằng sự hợp vần (đa số là vần thông) tạo nên sự liền mạch, ngân vang trong âm hưởng thơ (hoàng – choàng), (ấy-mấy-chảy), (đang- hoang-trăng), (ngang-gan)….

  • Sử dụng biện pháp điệp âm, điệp ngữ và các từ láy tạo nên sự dìu dặt, ngân nga, cho các câu, đoạn và cả bài thơ (lang thang, chếnh choáng, nghêu ngao, bê bêt, ròng ròng, long lanh, đơn độc, mòi mòn, sang ngang tiếng ghi ta, tiếng đàn, ném…)

Bài thơ mang âm hưởng của một khúc bi tràn về hình tượng người anh hùng vớ gióng điệu lắng đọng, xót thương, căm phẫn vừa bay bổng, hào sảng và kết lại với nhiều dư ba…

  1. BIỂU TƯỢNG VÀ YẾU TỐ TƯỢNG TRƯNG SIÊU THỰC
  2. Yếu tố biểu tượng
  • Một số hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài thơ: áo choàng, đàn ghi ta, bầu trời cô gái ấy, “giọt nước mắt vầng trăng. Long lanh trong đáy giếng”.
  • Ý nghĩa: “Giọt nước mắt vần trăng/ long lanh trong đáy giếng”: giọt nước mắt sáng trong được ví với vầng trăng, vầng trăng nơi “đáy giếng” như giọt nước mắt muôn đời. Đem cái đẹp bao laa, trường cửu đặt vào mặt nước nhỏ và sâu như một biểu tượng của niềm tin mãnh liệt nhưng âm thâm về sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
  1. Yếu tố tượng trưng, siêu thực
  • Biểu hiện: Hình ảnh thơ được tạo bằng cách kết hợp những yếu tố hiện thực với các yếu tố hoang đường, kì ảo, gợi nhiều liên tưởng.

+ Yếu tố tượng trưng: những hình ảnh biểu tượng như áo choàng, vầng trăng, dòng sông, tiếng đàn…

+ Yếu tố siêu thực: mối quan hệ giữa thực và mộng, giữa vô thức và ý thức, để giấc mơ và hiện thực sẽ chuyển hóa thành một hiện thực khác ẩn đằng sau những hiện thực thông thường có thể tri giác được…

  • Tác dụng: Tạo hình ảnh thơ cô đúc, có tính tượng trưng (thiên về gợi hơn là tả), logic liên kết giữa các hình ảnh thơ bị xóa mờ, kích thích sự liên tưởng, tạo ra hiệu quả “lạ hóa” và “độ mở” cho những suy tưởng tiếp nối của người đọc

V. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Bài thơ đã xây dựng được hình tượng Lor-ca với những khía cạnh khác nhau: một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết oan khốc, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác, một tâm hồn nghệ sĩ bất diệt.

- Lor-ca là một hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong một môi trường bạo lực thống trị đã sống và chết rất cao đẹp. Qua việc thể hiện cái chết đau xót của Lor-ca, bài thơ còn là tiếng nói tri âm của Thanh Thảo với nghệ thuật chân chính và nghệ sĩ Lor-ca.

2. Nghệ thuật

- Hình thức nghệ thuật độc đáo: kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc về kết cấu; mang phong cách tượng trưng pha màu sắc siêu thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor-ca; hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca Việt Nam sau 1975.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay