Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 2: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 2.5. VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM THƠ

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

  • Kiểu bài:

Bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sang tỏ những điểm tương đồng/khác biệt về đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm thơ.

  • Yêu cầu đối với kiểu bài:

+ Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm theo yêu cầu của đề bài.

+ Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng/khác biệt giữa hai tác phẩm (như hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nghệ thuật của tác giả hay trường phái, thời đại mà tác giả đại diện…).

+ Sử dụng lí lẽ bằng chứng thuyết phục.

+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

  • Bố cục
  • Bố cục bài viết gồm có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm thơ và nêu nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá.

+ Thân bài: Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng, khác biệt về đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm thơ. Có thể lần lượt chỉ ra những điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung/hình thức hoặc điểm tương đồng/khác biệt trên từng khía cạnh của nội dung, vấn đề.

+ Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm, những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

II. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO

  • Trong bài viết, tác giả so sánh hai bài thơ dựa trên cơ sở: cảm hứng mùa thu, những cảm nhận và nỗi niềm, vừa có sự gặp gỡ vừa có điểm đặc sắc, hấp dẫn riêng.
  • Bài viết triển khai các nội dung so sanh, đánh giá hiệu quả.
  • Cách triển khai:

+ Phân tích điểm tương đồng của hai bài thơ.

+ Giới thiệu nét riêng và chỉ ra yếu tố tạo sự khác biệt của hai bài thơ.

+ Phân tích nét riêng trong cảnh va tình ở Thu vịnh.

+ Phân tích nét riêng của bài Đây mùa thu tới trong sự đối sánh với bài thơ Thu vịnh.

+ Khẳng định vị trí, giá trị và sứ chấp dẫn của bài thơ.

+ Bày tỏ quan điểm cá nhân về kết quả, và ý nghĩa của việc so sánh.

  • Nhận xét

Cách triển khai hợp lí, logic, lớp lang, triển khai sâu sắc vấn đề nghị luận, nổi bật vấn đề so sánh.

  • Cách trình bày khác về các nội dung so sánh, đánh giá trong bài viết:

+ Phân tích bài thơ thứ nhất.

+ Phân tích bài thơ thứ hai.

+ Chỉ ra diểm tương đồng, sự gặp gỡ và những điểm khác biệt, lí giải nguyên nhân về sự khác biệt.

+ Đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ.

III. QUY TRÌNH VIẾT BÀI

Quy trình viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ được thực hiện như sau:

Quy trình viết

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài, mục đích, đối tượng người đọc….

Thu thập tu liệu

……….

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý:

…………

Lập dàn ý

………….

Bước 3: Viết bài 

…………

………….

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài viết và chỉnh sửa

………..

Rút kinh nghiệm

………..

  • Lưu ý trong từng bước thực hiện viết bài

*Bước 1:  Chuẩn bị viết

+ Đọc kĩ hướng dẫn để chọn 2 tác phẩm thơ cần so sánh, đánh giá. Có thể chọn 2 bài thơ có cùng phong cách cổ điển hoặc phong cách lãng mạn của hai tác giả để so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng trên các phương diện đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật, hoặc hai bài thơ khác nhau về phong cách sáng tác của hai tác giả để so sánh điểm tương đồng/khác biệt giữa chúng trên các phương diện đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật.

+ Trả lời các gợi ý trong SGK để định hướng giao tiếp cho bài viết.

+ Thu thập tư liệu liên quan đến hai tác phẩm từ các nguồn đa dạng và uy tín.

*Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

+ Trả lời các câu hỏi theo phiếu sau.

*Bước 3: Viết bài

+ Đọc kĩ hướng dẫn viết trong SGK để bài viết đáp ứng yêu cầu kiểu bài.

+ Đọc Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ để nắm được yêu cầu với kiểu bài này.

+ Làm mẫu kĩ năng viết kết hợp kĩ năng nói to suy nghĩ để có cách viết mở bài, kết bài hấp dẫn. 

*Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay