Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 2: Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 2.4. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ
I. LÝ THUYẾT
Các biện pháp tu từ và ví dụ
- Các biện pháp tu từ đã được học bao gồm có: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đối, nói giảm nói tránh, hoán dụ, nói quá, đảo ngữ….
Ví dụ:
+ So sánh
“Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần”
+ Nhân hóa
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
+ Đảo ngữ
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
+ Nói giảm nói tránh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
+ Hoán dụ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân đầu gối vẫn săn gân.
+ Ẩn dụ
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
II. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
Đáp án bài 1:
a.
Các hình ảnh nhân hóa “thác gầm thét”, “cọp trêu người” không chỉ tái hiện khung cảnh rừng già hoang vu, bí ẩn, dữ dội mà còn gợi cảm giác “rờn rợn” của những người lính Tât Tiến trước cảnh thiên nhiên hoang dã ngự trị, thú dữ rình rập trêu đùa con người.
b.
Biện pháp tu từ nhân háo “trời thu thay áo mới” khiến cho hình ảnh bầu trời thu như một con người trong màu áo mới tinh khôi với vẻ tươi tắn, rạng rỡ, sống động, đám áp biết “nói cười thiết tha”.
Đáp án bài 2:
- Oai hùm: thể hiện cốt cách ngang tàng, kiêu dũng của người lính Tây Tiến
- Dáng kiều thơm: Gợi vẻ đẹp duyên dáng, yêu kiều, sang trọng của những thiếu nữ Hà Thành => thể hiện nỗi nhớ quê nhà, khát vọng tình yêu và tâm hồn mơ mộng lãng mạn của người lính Tây Tiến.
Đáp án bài 3:
a. Điệp ngữ “dốc”, “ngàn thước”: nhấn mạnh sự hùng vĩ, hiểm trở của núi non vùng Tây Bắc với những con dốc tiếp nối nhau như không bao giờ hết; những đỉnh núi cao ngất trời và vực sâu thăm thẳm đồng thời tạo âm hưởng nhịp nhàng cho đoạn thơ.
b. Điệp ngữ “tiếng ghi ta”: Liệt kêm nhấn mạnh những ấn tượng về tiếng đàn, về nghệ thuật và tâm hồn người nghệ sĩ Lor-ca đồng thời tạo nhịp điệu, giai điệu cho các câu thơ, đoạn thơ.
Đáp án bài 4:
a.
Biện pháp tu từ đối ở bốn câu (gặp thời – lỡ vận, đồ điếu – anh hùng, công thành dễ - hận xót xa, phò chúa – tẩy binh, dốc lòng – khôn lối, nâng trục đất – kéo Ngân hà) có tác dụng nhấn mạnh những trải nghiệm đau đớn và bày tỏ nỗi niềm bi phẫn của nhân vật trữ tình.
b.
Biện pháp tu từ đối được sử dụng một cách linh hoạt, miêu tả trạng thái của cảnh vật có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên miền sơn cước: vừa hiểm trở, hoang vu, giá lạnh vừa thơ mộng trữ tình.
=> Trong thơ Đường luật, đối trước hết là một yếu tố thi luật và có những quy định riêng: trong thơ hiện đại, đối là biện pháp tu từ được sử dụng một cách uyển chuyển linh hoạt.