Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 1.4. VIẾT: VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM TRUYỆN

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

  • Kiểu bài:

Bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sang tỏ những điểm tương đồng/khác biệt về đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm truyện đó.

  • Yêu cầu đối với kiểu bài:

+ Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm theo yêu cầu của đề bài.

+ Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng/khác biệt giữa hai tác phẩm (như hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nghệ thuật của tác giả hay trường phái, thời đại mà tác giả đại diện…).

+ Sử dụng lí lẽ bằng chứng thuyết phục.

+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

  • Bố cục

  • Bố cục bài viết gồm có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm truyện và nêu nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá.

+ Thân bài: Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng, khác biệt về đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch. Có thể lần lượt chỉ ra những điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung/hình thức hoặc điểm tương đồng/khác biệt trên từng khía cạnh của nội dung, vấn đề.

+ Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm, những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

II. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO

1.

Cơ sở của việc lựa chọn so sánh hai tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng và Những đứa con trong gia đình: viết về cùng đề tài, tiêu biểu cho những phong cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn học trong một giai đoạn cụ thể.

2.

Mục đích so sánh hai tác phẩm: Sự thống nhất trong cảm hứng sáng tác của các nhà văn cách mạng khi viết về cùng một đề tài, cách họ thể hiện phong cách cá nhân độc đáo – một điều không dễ làm trong bối cảnh cách mạng, mọi sáng tác văn học phải mang tính định hướng cao và cần được chuốt nhọn thành “vũ khí”.

3.

Các phương diện cơ bản được mang ra so sánh bao gồm:

+ Điểm tương đồng: Hoàn cảnh sáng tác, soi tỏ những điều bí ẩn kì diệu đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong hoàn cảnh thử thách khốc liệt.

+ Những thông tin về từng tác phẩm: xuất xứ, bối cảnh câu chuyện, cốt truyện, nhân vật….

+ Phân tích những điểm tương đồng, điểm riêng biệt.

4.

Đánh giá về đặc điểm, giá trị của hai tác phẩm: Mảnh trăng cuối rừng và Những đứa con trong gia đình là những sáng tác mang dấu ấn thời đại rõ nét.

III. QUY TRÌNH VIẾT BÀI

Quy trình viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm được thực hiện như sau:

Quy trình viết

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài, mục đích so sánh của bài viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý:

…………

Lập dàn ý

………….

Bước 3: Viết bài 

…………

………….

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài viết và chỉnh sửa

………..

Rút kinh nghiệm

………..

  • Lưu ý trong từng bước thực hiện viết bài

*Bước 1: Chuẩn bị viết

+ Xác lập cơ sở so sánh: Hai tác phẩm phải là những mẫu tiêu biểu cho phép việc so sánh đạt dược kết quả cần thiết, hai tác phẩm có những điểm khiến người đọc dễ liên hệ chúng với nhau.

+ Bài viết có thể ưu tiên nhấn mạnh sự tương đồng hoặc chi tập trung nói về sự khác biệt giữa hai tác phẩm.

*Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao khi đọc truyện này độc giả thường liên hệ đến truyện kia?

+ Sự tương đồng giữa hai truyện thể hiện trên những phương diện chủ yếu nào?

+ Điều gì dẫn đến sự “gặp gỡ” giữa hai tác phẩm truyện?

+ Dù có những điểm tương đồng, sự khác biệt giữa hai truyện vẫn thể hiện rõ.

+ Việc so sánh đưa lại những khám phá mới nào về từng tác phẩm?

*Bước 3: Viết bài

- Đọc kĩ hướng dẫn viết trong SGK để bài viết đáp ứng yêu cầu kiểu bài.

- Lưu ý:

+ Làm rõ nhữngđiểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm bằng cách dùng một số mẫu câu so sánh: “nếu…thì…”; “tác phẩm A đã cho thấy… còn tác phẩm B…”, “trong khi tác phẩm A…thì tác phẩm B…”

+ Có thái độ khách quan, tránh lối diễn đạt cảm tính, chủ quan trong so sánh, đánh giá.

*Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay