Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 1: Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ - đặc điểm và tác dụng
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ - đặc điểm và tác dụng sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 1.3. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI MỈA, NGHỊCH NGỮ: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG
I. LÝ THUYẾT
1. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói mỉa
- Khái niệm: trong lời nói xuất hiện những từ hoặc cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tiêu cực về một đối tượng.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Người nói người viết nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng, hành động, sự việc đang được nói tới.
Ví dụ: “Hắn mà làm được điều đó thì tôi sẽ đi đầu xuống đất”.
+ Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.
Ví dụ: “Cảm ơn ngài, ngài đã dạy quá lời”.
+ Có sự xuất hiện của yếu tố nhại trong phát ngôn.
Ví dụ:
“Hầu lố, mét xì, thông mọi tiếng
Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây”
(Trần Tế Xương, Mai mà tớ hỏng)
+ Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật hay giọng điệu trần thuật ngay trong một đoạn văn.
2. Dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ
- Khái niệm: Có sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ. người tiếp nhận có thể nhận ra ngay tính chất nghịch ngữ của cụm từ đó mà không cần phải đối chiếu nó với các cụm từ khác trong câu.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
Ví dụ: Ông hứa thế, giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.
Lưu ý: Ở nhiều tác phẩm văn học, nghịch ngữ có thể xuất hiện ở ngay nhan đề hay tên 1 số chương mục.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
Đáp án bài 1:
Biện pháp tu từ nói mỉa “ở cái nước có hàng triệu con voi”: Phần trước có vẻ được tường thuật nghiêm túc, khách quan, nhưng với cụm từ này độc giá cảm nhận được rõ sự chế giễu ngầm ẩn, do trọng tâm thông tin đã chuyển từ sự ghi chú thoáng qua (đáng lẽ thế) về một quốc gia, xứ sở thành sự đo đếm một đối tượng khác không mấy liên quan đến nhân vật chính mà câu văn đề cập. Ở đây vừa có sự xuất hiện của yếu tố nhại Triệu Voi như một danh xưng quốc gia bị biến thành cụm từ thể hiện nội dung “tính đếm” hết sức nôm na, vừa có sự pha trộn giữa cách nói nghiêm túc và cách nói bình dân, suồng sã.
Ý đồ mỉa mai của đoạn văn thể hiện rõ qua cách miêu tả trịnh trọng một hành động bình thường, tầm thường (“ông đã bao công trình mới cây được từng ấy râu”) và qua cách so sánh mang tính chất hạ thấp hay hạ bệ đối tượng (râu mép được hình dung như dấu chua nghĩa).
Đáp án bài 2:
a. Nghịch ngữ ở đây là “giơ quả đấm chào loài người”. Căn cứ để xác định nó là sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ “quả đấm” gợi ý niệm về bạo lực và sự đối kháng, trong khi hành động “chào” lại biểu thị sự thân thiện, hòa đồng.
b. Nghịch ngữ ở đây là “cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau”. Căn cứ để xác định nó cũng tương tự như căn cứ dùng để xác định nghịch ngữ trong câu văn trên. “Cơm rượu” và “bò lợn” với “quan phủ, quan tỉnh” là những đối tượng khác biệt nhau về loại và “đẳng cấp”, vậy mà bị đánh đồng trong chuỗi liệt kê và trong từ “hiệp sức” mang hàm ý mỉa mai, khinh miệt.
Đám án bài 3:
a. Nghịch ngữ là “ầm ầm mà quạnh hiu”. Ở đây có sự đối chọi về nghĩa của hai từ chính trong cụm từ. “Ầm ầm” là từ tượng thanh, thường dùng để miêu tả tình trạng âm thanh lớn, mạnh phát ra từ nơi hay vật nào đó trong một không gian xác định. Trong khi đó, “quanh hiu” là tính từ, diễn tả tình trạng vắng vẻ, thường là tĩnh lặng của một không gian cụ thể. Ghép “ầm ầm” bên “quạnh hiu” là để diễn tả một trạng thái chung của đối tượng là việc làm khác thường, chỉ những bậc thầy ngôn ngữ mới dám thực hiện. ở đây, người viết không chỉ dừng lại ở việc tái hiện những điều mà các giác quan thông thường (thính giác, thị giác) ghi nhận được mà còn muốn thể hiện cảm nhận có chiều sâu về cảnh vật: tiếng động “ầm ầm” toát ra vẻ man dại dễ gây cảm giác sợ hãi tỏ ra hoàn toàn tương thích với tình trạng “hiu quạnh” vốn có thể gợi lên niềm lo lắng, rợn ngợp.
b. Nghịch ngữ là “nhà báo cấp tiến xã hội và bảo thủ với gia đình”. Trong thực tế, một đối tượng “cấp tiến” ở phương diện này nhưng “bảo thủ” ở phương diện khác là chuyện bình thường, có thể không gây ngạc nhiên cho ai. Tuy nhiên, trong câu văn của Vũ Trọng Phụng, việc ghép hai tính từ này bên nhau lại mang tính chất lật tẩy bản chất của đối tượng, buộc độc giả phải tập trung chú ý vào một thông tin lẽ ra là thông tin phụ của câu văn.