Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 1: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 1.1. VĂN BẢN: XUÂN TÓC ĐỎ CỨU QUỐC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Vũ Trọng Phụng: (1912 – 1939)
- Quê quán: quê ở tỉnh Hưng Yên nhưng sinh ra và sống chủ yếu ở Hà Nội.
b. Sự nghiệp văn chương
- Ông bước vào làng báo, làng văn rất sớm (có truyện đăng báo từ năm 1930), dùng ngòi bút để kiếm sống và chống chọi một cách khó khăn với tình cảnh nghèo túng, bệnh tật.
- Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn thuộc nhiều thể loại. Trong đó nổi bật nhất là phóng sự và tiểu thuyết: Cạm bẫy người (phóng sự - 1933), Kĩ nghệ lấy Tây (phóng sự - 1934), Cơm thầy cơm cô (phóng sự - 1936), Giông tố (Tiểu thuyết - 1936), Số đỏ (tiểu thuyết – 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết – 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết – 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết – 1938)…
c. Phong cách sáng tác
- Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng từ các bài báo, tiểu phẩm đến kịch, phong sự, truyện ngắn, tiểu thuyết… đều toát lên sự khinh bỉ sâu sắc cái xã hội đương thời mà ông nhìn nhận là đen tối, thối nát.
- Cảm hứng vạch trần sự thật luôn chi phối ngòi bút của ông. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng được những hình tượng nhân vật sắc nét, vừa mang tính đặc thù của một thời đại cụ thể, vừa thể hiện rõ bản chất một số trạng huống tồn tại phổ quát của cuộc sống.
2. Văn bản “Xuân Tóc Đỏ cứu quốc”
2.1. Tác phẩm Số đỏ và đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.
+ Tiểu thuyết Số đỏ ra mắt lần đầu tiên trên Hà Nội báo từ số 40 (7/10/1936).
+ Gồm có 20 chương và được coi là một trong những tác phẩm đỉnh cao trong văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng cũng như tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
+ Đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc là đoạn trích thuộc nửa đầu chương XX- chương cuối cùng của tác phẩm Số đỏ.
Bố cục
- Có thể chia thành 3 phần như sau:
+ Phần 1: Từ đầu cho đến “nhà quán quân quần vợt Xiêm La ra thử tài với Xuân Tóc Đỏ”: Tình hình chuẩn bị cho cuộc thi đấu thể thao đặc biệt.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “các đức vua và quý quan của ba chính phủ về Sở toàn quyền”: Diễn biến kịch tính của “ván quần” giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt Xiêm La.
+ Phần 3: Còn lại: Màn hùng biện của Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt Xiêm La.
Tóm tắt
Nhân vật chính của tác phẩm là Xuân, biệt danh là Xuân Toc Đỏ. Từ một đứa trẻ mồ côi, lêu lổng, lang thang, đã trải qua đủ “nghề” thường được xem là “mạt hạng”, Xuân Tóc Đỏ dần bước chân vào xã hội “thượng lưu” nhờ sự nâng đỡ đầy toan tính của bà Phó Đoan – motjme Tây dâm đãng. Đầu tiên, Xuân Tóc Đỏ đến làm việc tại tiệm may Âu hóa. Hắn được vợ chồng Văn Minh và những người trong gia đình này hoặc vô tình hoặc cố ý tôn lên làm “nhà cải cách xã hội”, “đốc- tờ Xuân”, “giáo sư quần vợt”… Với đủ danh hiệu “vẻ vang” ấy và sự láu lỉnh cùng bản chất cơ hội cố hữu, Xuân Tóc Đỏ đạt đến vinh quang tột đỉnh vào thời điểm vua nước Xiêm sang thăm Việt Nam nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa hai quốc gia, giữa bối cảnh nền chính trị thế giới đang có nhiều biến động khó lường. Với “thành tích” để thua quán quân quần vợt người Xiêm trong trận đấu thể thao mang tính ngoại giao, Xuân Tóc Đỏ được tung hộ là “vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc” và tiếp tục được một số tổ chức danh giá chào đón, mời làm thành viên danh dự.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
Tìm hiểu về câu chuyện cũng sự kiện chính của văn bản
Câu chuyện chính được kể trong văn bản là về Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.
Các sự kiện chính của văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc | |
Cốt truyện | + Tình hình chuẩn bị cho cuộc thi đấu thể thao đặc biệt:
|
+ Diễn biến kịch tính của “ván quần” giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt Xiêm La:
| |
+ Màn hùng biện của Xuân Tóc Đỏ và sự tung hô của dân chúng:
|
Xác định tình huống cũng như nhân vật trào phúng
Tình huống của truyện
Hệ thống nhân vật trào phúng trong văn bản
Nhân vật trào phúng bao gồm có: Ông TYPN, Văn Minh, cô Tuyết, đám đông….
Các nhân vật đều được đặt tên vô cùng độc đáo gắn với ngoại hình, tính cách, đặc điểm. Thể hiện ngụ ý nhằm kích thích trì tò mò cũng như hứng thú của người đọc.
Hành động
+ Xuân Tóc Đỏ
Không được giới thiệu trực tiếp chỉ xuất hiện qua lời kể gián tiếp của nhân vật khác “kêu rằng cái phần danh dự của gia đình cũng có còn cơ cứu chữa được, vì mọi người còn hi vọng vào Xuân”. Song có thể thấy tất cả mọi người đều rất mong đợi, hi vọng cũng như gửi gắm niềm tin trọn vẹn vào Xuân. => Thể hiện hắn là một nhân vật quyền lực, tài giỏi vì được trao gửi niềm tin cứu vớt danh dự của một gia đình.
+ Văn Minh
Cảm thấy bản thân vô cùng vinh hạnh và sung sướng vì được đại diện cho Hà Thành để giữ cái danh dự cho Tổ quốc, trước nhà vô địch Xiêm La điều này sẽ làm tăng danh dự cho bản thân.
+ Vua Xiêm
“Mặt rồng lộ ra tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo”.
“Tức thì lôi trong túi áo cái bản đồ Ấn Độ Chi Na do chính phủ Xiêm vẽ lại”
Thể hiện sự thịnh nộ của Vua Xiêm khi đứng trước thắng lợi của Xuân Tóc Đỏ. Việc miêu tả cường điệu càng nhấn mạnh độ nghiêm trọng của sự kiện.
+ Giám đốc chính trị Đông Dương
“Sau khi tai nghe một hiệu lệnh của quan Toàn quyền, tức thì bỏ khán đài, chạy xuống sân tìm ông bầu của Xuân Tóc Đỏ”
Tạo nên một bức tranh vô cùng hài hước, mia mai tình hình cứu quốc. cứu quốc bằng phương án nhường đối thủ, đây được xem là lối suy nghĩ hèn nhát, thiển cận.
+ Đám đông quần chúng
Thể hiện sự hâm mộ cuồng nhiệt khi được chứng kiến trận đấu lịch sử: “Tuy giá vé vào cửa là ba đồng hạng bét, số công chúng sang hôm sau ấy cũng trên ba nghìn”; “rất nhiều người hâm mộ vì đến chậm không mua được vé, bèn hóa ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự tử dần bằng thuốc phiện không có giấm thanh, hút vào phổi”
Khung cảnh hỗn loạn đầy nghịch lí thể hiện thông qua hệ thống ngôn ngữ châm biếm, mỉa mai xen lẫn cường điệu để mổ tả trạng thái “thôi miên, lên đồng” và ở đây chính là một cộng đồng bị “dắt mũi”.
Lời nói tung hô “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế”; “A bas Xuân! A bas Xuân! Des explications”; “Xuân thua không phải bởi vô tài! Chắc thiên hạ đã mục kích rất rõ”…
Với ngòi bút trào phúng “sắc sảo”, cùng nhịp điệu dồn dập và lối viết “ngấu nghiến” phảng phất thái độ khinh miệt, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng những nhân vật dị biệt, khá lạ từ cái tên cho đến tính cách Đại diện cho một xã hội lố lắng, kệch cỡm, “chó đểu” thời bấy giờ.
- Xuân Tóc Đỏ hùng biện trước công chúng
Tình huống truyện | |
Tình huống 1 | Hai nhà quán quân cũ là Hải và Thụ mất tích => nguy cơ trận chung kết phải hoãn => cũng là cơ hội để Xuân Tóc Đỏ được ra sân tỉ thí với quán quân Xiêm La. |
Tình huống 2 | Xuân Tóc Đỏ thắng điểm quán quân Xiêm La, vô tình đẩy hai nước đến miệng hố chiến tranh => Tình trạng nguy cấp cần giải quyết nhanh chóng. |
Tình huống 3 | Khán giả đả đảo Xuân, đòi giải thích => Xuân và ông Bầu Văn Minh phải biện xảo để xoay ngược thế cờ. |
|
Cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện trước công chúng | |
Nội dung | Đề cập đến hậu quả của sự xung đột Việt – Xiêm đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc chiến sẽ kéo theo nạn đói cũng như thảm họa cho nhân loại. |
Ngôn từ | Sử dụng những ngôn từ chứa đầy các yếu tố đối nghịch, hội tụ các mối tương quan xã hội phức tạp. Chúng xung đột và hòa hợp với nhau một các kì dị, phản ánh đúng bản chất kì dị của xã hội lúc bấy giờ: “Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ nhữnglẽ cực kì to tát nó khiến ta đành phải nhường giải cho nhà vô địch Xiêm La”; “Mi đã biết đâu cái lòng hi sinh cao thượng vô cùng”; “điểm cốt yếu của người xả thân cứu nước không phải là chỉ nghĩ đến mình…” |
Giọng điệu | Thể hiện sự kiêu ngạo, hùng biện bề trên => Qua đó bộc lộ rõ bản chất khôn lỏi cũng như cơ hội của Xuân. |
Hành động | “Nó vỗ vào ngực” (thể hiện sự tự mãn, tự cao); nó đâm tay xuống không khí (sự kiên định), nó giơ cao tay lên (thể hiện sự quyết tâm)…. |
|
3. Ngôi kể và điểm nhìn
- Ngôi kể và điểm nhìn: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba và điểm nhìn từ bên ngoài.
+ Chính vì thế nên sẽ có vai trò: Bao quát toàn cảnh sự việc, đẩy nhanh nhịp độ và làm nổi bật tính chất “hề” của những gì được kể.
+ Mặc dù điểm nhìn từ bên ngoài nhưng vị trí đặt điểm nhìn luôn có sự dịch chuyển, soi chiếu ở nhiều góc lúc bao quát, lúc xa, lúc gần… để độc giả có thể thấy được bức tranh tổng thể đang diễn ra. Từ không khí náo nhiệt trên sân vận động cho đến cảnh rỉ tai ám muội giữa các đấng tai to mặt lớn; từ cảnh rừng người hò reo đến cảnh từng động tác tay, chân của Xuân…
Điểm nhìn toàn tri giúp cho Vũ Trọng Phụng có thể vạch trần những mảng tối của hiện thực đồng thời thể hiện sự khinh bỉ đối với xã hội “Âu-Á xáo trộn” lúc bấy giờ.
4. Yếu tố ngôn ngữ và phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng
a. Ngôn ngữ
Về ngôn ngữ của nhân vật cũng như người kể chuyện có những sự tương đồng và khác biệt như sau:
Sự tương đồng
Mang rõ sắc thái mỉa mai trào phúng. Dù nhân vật không ở thế chủ động tuy nhiên do được đặt ở bối cảnh “hề” cho nên dù nhân vật thể hiện sự hoảng hốt hay là lâm li thì sự mỉa mai vẫn được bộc lỗ rõ rệt và hòa điệu với tính mỉa mai của người kể chuyện.
Sự khác biệt
Người kể | Nhân vật |
|
|
|
|
|
|
b. Phong cách hiện thực thể hiện trong đoạn trích
+ Vũ Trọng Phụng đã phơi bày những mặt nhố nhăng của hiện thực thường trực. Trong con mắt của tác giả xã hội đầy rẫy sự biến chất, suy đồi không còn cách nào có thể cứu vãn nổi.
+ Ông đã xây dựng nên những tình huống, chi tiết vô cùng độc đáo nhằm lột trần chân tướng của hiện tượng cũng như con người thuộc nhiều tầng lớp xã hội.
+ Ông đã thể hiện tư duy sắc bén, một khả năng hư cấu đặc biệt khi dựng lên những tình huống phi lý cùng những mâu thuẫn quái dị cùng với hành động, ngôn ngữ khác lạ. Song mọi sự tưởng tượng đó đều được khởi nguồn từ hiện thực.
+ Đặc biệt để mang đến sự bao quá cho tính hiện thực ông đã xây dựng tình huồng hư cấu, sự kiện với sự tham gia của đủ các hạng người, sử dụng bối cảnh lịch sử vào thực tế, cùng hệ thống ngôn từ sắc bén thể hiện sự nhạy bén khi quan sát và phê phán xã hội qua biện pháp tu từ ẩn dụ, nghịch ngữ hay nói mỉa….
III. TỔNG KẾT
Nội dung
+ Màn đánh quần và ẩn sau đó là những sự nực cười của xã hội đương thời. Thông qua đó thể hiện cái sự khinh bỉ về một xã hội nhố nhăng thối nát “Âu – Á lẫn lộn” bấy giờ.
Nội dung
+ Sự độc đáo trong việc xây dựng tình huống truyện tưởng chừng phi lí nhưng lại vô cùng “hợp lí” với xã hội bấy giờ.
+ Ngôi kể thứ 3 cùng điểm nhìn toàn tri góp phần tái hiện toàn diện bức tranh xã hội.
+ Việc sử dụng ngôn ngữ sắc bén, cùng biện pháp trào phúng, nghịch ngữ, nói mỉa càng làm nổi bật dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)