Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 1.2. VĂN BẢN NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Bảo Ninh: Sinh năm 1952. Tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương.

- Quê quán: Tỉnh Quảng Bình.

- Ông vào bộ đội năm 1969 và giải ngũ năm 1975.

b. Sự nghiệp văn chương và tác phẩm nổi bật

- Ông bước vào làng văn với truyện ngắn Trại bảy chú lùn in năm 1987. 

- Các tác phẩm chính của ông gồm có:

+ Nỗi buồn chiến tranh (tiểu thuyết -1991).

+ Truyện ngắn Bảo Ninh (2002).

+ Lan man trong lúc kẹt xe (truyện ngắn – 2005).

+ Chuyện xưa kết đi, được chưa? (truyện ngắn – 2009).

+ Tạp bút Bảo Ninh (2015).

2. Văn bản “Nỗi buồn chiến tranh”

2.1. Tác phẩm và đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh.

+ Nỗi buồn chiến tranh là tên gốc của tiểu thuyết được nhà văn hoàn thành vào năm 1987.

+ Nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu.

+ Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

+ Nỗi buồn chiến tranh đã nhận được một số giải tưởng danh giá trong nước và quốc tế.

+ Đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh được ghép thành từ hai phần ở vị trí khác nhau của tiểu thuyết cùng tên. 

  1. Bố cục

- Gồm có 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu cho đến “hoàn toàn cam chịu cái logic bí ẩn của trí nhớ và trí tưởng tượng”: Nhân vật Kiên với sự giày vò của kí ức chiến tranh. Kí ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt.

+ Phần 2: Còn lại: Những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của nân vật “tôi” trước những trang viết Kiên để lại. Đó là ấn tượng, cảm xúc và suy tư về nhân vật Kiên, về quyền được nhớ lại, về niềm hạnh phúc đang chờ đợi những ai muốn đi ngược thời gian để sống trọn vẹn với những gì đã xảy ra trong quá khứ về chiến tranh, về ý thức bảo vệ phẩm giá ở mỗi người trong hoàn cảnh thử thách khốc liệt.

  1. Tóm tắt

Nhân vật chính của tiểu thuyết là Kiên, một anh bộ đội bước ra từ cuộc chiến với chấn thương tâm hồn nặng nề trước những hi sinh, mất mát, đổ vỡ do chiến tranh gây nên và trước khả năng mai một của trí nhớ cộng đồng về một thời kì lịch sử đặc biệt đã qua. Do những thúc bách nội tâm, anh trở thành người viết – nhà văn, sáng tác “dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời” và cuối cùng đã bỏ lại “cái khối lượng ngốt người” những trang bản thảo để đi đâu không rõ, “như gió trời”.

  1. Đề tài

Đời sống của con người thời hậu chiến.

  1. Sự khác biệt

“Câu chuyện” của đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh được kể theo 2 ngôi chính: ngôi thứ ba ở phần một và ngôi thứ nhất ở phần hai.

+ Nhân vật trong đoạn trích dường như không có “hành động bên ngoài” mà chỉ có “hành động bên trong” tức là chỉ hiện lên trước người đọc với dòng tâm tư bất tận của mình. 

+ Đoạn trích được đánh giá là “mờ nhạt” hay thiếu yếu tố sự kiện. Trong đoạn trích nổi bật nhất phải nói đến đó chính là dòng tâm tư bất định của nhân vật Kiên cùng những suy tư miên man của người kể xưng “tôi”. Điều này gây không ít bối rối cho người đọc vốn quen đọc truyện, tiểu thuyết truyền thống có hệ thống các sự kiện, biến cố, tình tiết, chi tiết kết nối với nhau chặt chẽ, được phân lớp tường minh.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

  1. Người kể chuyện và điểm nhìn trong đoạn trích 

  2. Điểm nhìn và sự chuyển dịch ngôi kể

+ Điểm nhìn cũng như ngôi kể chính là một dụng ý của tác giả. Điểm nhìn có sự dịch chuyển rất lớn thể hiện được ý đồ của nhà văn.

  1. Người viết và những nhận xét về bản thảo “dang dở” của nhân vật Kiên

  • Khi đọc về cuốn tiểu thuyết còn đang viết dở của nhân vật Kiên, người kể chuyện đã dùng rất nhiều từ ngữ mạnh như:

+ “Bản thảo tiểu thuyết của Kiên dầy dần lên và dần đến đoạn kết, song đồng thời cũng như thể mỗi ngày một thêm dang dở. Những chương sau như là điệp khúc của các chương phía trước”.

+ “Có vẻ như chẳng một trình tự nào hết. Trang nào cũng hầu như là trang đầu, trang nào cũng có vẻ là trang cuối.

+ “Đây vẫn là một sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời”.

+ “Mạch chuyện không ngừng đứt gãy. Tác phẩm từ đầu đến cuối không hề có nổi một tuyến chung, một bề mặt đại khái nào mà hoàn toàn là những khối hình thù”.

+ “Sự mất bố cục, sự thiếu mạch lạc, thiếu bao quát nhiều khi chứng tỏ sự hụt hẫng của tư duy người viết, chứng tỏ cái vẻ “lực bất tòng tâm” của y”.

……

Những điều này có sự liên hệ đến đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại như:

+ Tiểu thuyết hiện đại có đặc điểm kết cấu đa tầng và đa tuyến; nhân vật có khi vắng bóng hoặc không có diện mạo, tính cách hoàn chỉnh; điểm nhìn và ngôi kể có thể thay đổi rất bất ngờ, linh hoạt, ngôn ngữ đa thanh… => Đây cũng là sự lí giải vì sao với những người đọc quen với lối tư duy đơn tuyến thường thụ động và cảm thấy “khó đọc” khi va chạm tiểu thuyết hiện đại.

+ Bên cạnh đó, với những sự cách tân, đột phá tiểu thuyết hiện đại cũng góp phần nhào nặn lại người đọc, buộc người đọc phải thay đổi nhiều thói quen tiếp nhận, ngoài chú ý câu chuyện cũng cần quan tâm đến cách kể, các viết đầy tính “khiêu khích” của tác giả, phải chủ động sáng tạp giữa văn bản này và văn bản khác.

+ Hình thành được cách đọc phù hợp đối với tiểu thuyết hiện. Điều này vô cùng khó khăn đòi hỏi người đọc phải liên tục thích ứng, khám phá đồng sáng tạo với tác giả, khắc phục cách nhìn đông cứng về những điều thường được xem là hình mẫu.

  • Suy ngẫm của tác giả sau khi đọc bản thảo “dang dở” của nhân vật Kiên

+ Những suy ngẫm về nhân vật Kiên

  • Nỗi đau buồn mà Kiên lâm vào hay tự dìm mình vào co cội nguồn từ sự chiêm nghiệm âu sắc bộ mặt phi nhân tính của chiến tranh: chiến tranh đã gây ra những chết chóc và tổn thương tinh thần không thể chữa lành.

  • Nỗi đau buồn của Kiên kéo anh mãi về quá khứ nhưng cũng làm cho anh được phục sinh về mặt tinh thần, giup anh soi tỏ toàn bộ tháng này qua bằng một cái nhìn mới đầy ý thức.

+ Công việc viết tiểu thuyết

  • Với Kiên công việc viết tiểu thuyết là một hành động cụ thể để tái hiện trọn vẹn quãng đời đã qua vốn bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh và để thực hiện sự phục sinh tinh thần.

Đối với nhà văn viết tiểu thuyết là việc đi tìm một hình thức biểu đạt phù hợp có thể soi tỏ được bản chất của đời sống, cuốn người đọc vào những câu chuyện ngỡ xa lạ nhưng thực ra của chính họ.

  1. Khám phá thế giới nội tâm của nhân vật Kiên 

  2. Trạng thái tâm lí của nhân vật Kiên

+ Kiên được biết đến là một anh bộ đội bước ra từ cuộc chiến với chấn thương tâm hồn nặng nề trước những hi sinh, mất mát, đổ vỡ của chiến tranh.

+ Trạng thái tâm lí của nhân vật thường là những buồn đau dai dẳng, luôn bị kí ức chiến tranh lôi ngược về quá khứ (hồn xiêu phách lạc, ý thức mờ mọt, lú lẫn, mê mẩn, cô quạnh, âu sầu, bi quan bế tắc, vô vọng….)

  1. “Khuôn mặt” chiến tranh trong hồi ức của nhân vật Kiên

  • Dữ tợn, chết cóc, phi nhân tính, gây ám ảnh nặng nề và nỗi buồn đau không dứt cho những ai từng trực tiếp trải qua. Để lại ấn tượng nặng nề trong kí ức của nhân vật có lẽ chính là “trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó cùng số phận bi thảm của tiểu đoàn”.

  • Nhưng đó không phải là “khuôn mặt” duy nhất của chiến tranh. Từ góc độ khác có thể thấy vẻ hào hùng và lãng mạn của nó bất chấp những thực tế khốc liệt.

  • Có thể thấy mỗi sự việc đều được nhìn nhận đa chiều, tùy theo tâm thế cũng như nhận thức của mỗi con người. Nỗi đau mà nhân vật Kiên gánh chịu cũng rất đáng trân trọng. Vì thế, cái nhìn về chiến tranh không còn sự hời hợt công thức mà ở đây nó còn giảm đi phần gai góc của hiện thực và nhìn đời sống một chiều.

  1. “Sự phục sinh trong chuỗi tái hiện” của nhân vật Kiên 

  • Chi tiết “Kiên tin rằng anh đã phục sinh, nhưng là một sự phục sinh lùi về sâu xa”; “có vẻ như anh đã tìm ra cuộc đời mới của mình: đấy chính là cuộc đời đã qua, là tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi buồn chiến tranh”…

  • Trở về quá khứ, nhân vật Kiên thấy được chính mình khi ống với toàn bộ kí ức. Kiên trờ thành một hiện tượng “dị biệt, khó cắt nghĩa” trong mắt mọi người. Đo cũng là số phận của con người “đi tìm thời gian đã mất”. Và anh đã hạnh phúc vì “tắm gội” trong kí ức, tâm hồn anh như được phục sinh. Điều này gợi lên nhiều nhận thức sâu sắc và mới mẻ cho độc giả.

3. Thủ pháp đồng hiện và bút pháp dòng ý thức thể hiện trong đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh

a. Thủ pháp đồng hiện

- Lấy cơ sở là dòng hồi ức của nhân vật Kiên, thủ pháp đồng hiện được biểu hiện thông qua: hệ thống các hình ảnh, sự việc vốn xảy ra ở những thời điểm cũng như không gian khác nhau. “Kiên cũng không thể cắt nghĩa được vì sao vào cái đêm lạnh giá ấy, đứng trước cửa sổ nhìn màn mưa mỏng đang chầm chậm tràn ngang qua bầu trời không khí xanh xám run rẩy, uốn ngả theo chiều gió đông bắc, lòng đăm đắm nhớ tới Phương…”. Từ đó góp phần làm sáng tỏ nội tâm của Kiên.

- Tác giả đã thể hiện quá trình phục hiện kí ức của nhân vật bằng việc tập trung miêu tả sự cô đơn trong lòng nhân vật. Từ đó dẫn đến khao khát muốn gặp gỡ đồng đội. Và là nguyên nhân cho một loạt kí ức đồng hiện trong tâm tư của Kiên.

+ “Con người nội tâm trong anh cô quạnh, âu sầu không hề cảm thấy gió lạnh chiều tà” => Sự cô đơn trong con người Kiên, cô đơn đến âu sầu khiến Kiên không thể cảm nhận được điều gì ngay cả cơn gió lạnh.

+ “Và, trên vùng không gian tinh thần ấy Kiên đã thấy sự hiện diện bí ẩn một gương mặt mà từ lâu đã lãng quên” => Sự khát khao mong mỏi trong kí ức của Kiên hiện lên một gương mặt mà nhân vật đã quên đó có thể là một người bạn cũ cũng có thể là một đồng đội cũ tại chiến trường….

b. Bút pháp dòng ý thức

Thể hiện qua trạng thái chuyển động không ngừng đồng thời đầy phức tạp của ý thức nhân vật. Nhân vật Kiên chìm đắm trong hồi ức và “tôi” thì triền miên trong những sự băn khoăn trước những gì Kiên bỏ lại. Từ đó mọi mặt của trạng thái tinh thần nhân vật đã được bộc lộ. Từ đó người đọc cảm nhận được hiện thực của chiến tranh cũng như triết lí quan niệm của người viết về đời sống và tham gia đối thoại, tranh biện với nhân vật và nhà văn.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Nội tâm đầy đau đớn, bất ổn, giằng xé của nhân vật Kiên về quãng thời gian nhân vật đã trải qua. Nó trở thành nỗi ám ảnh khiến anh không thể thoát ra được.

+ Đồng thời là những suy ngẫm của “tôi” về bản thảo dang dở của nhân vật Kiên và phát hiện về Nỗi buồn chiến tranh của Kiên.

  1. Nội dung

+ Sự độc đáo trong việc xây dựng mạch cảm xúc của câu chuyện. 

+ Sự đan xen dịch chuyển ngôi kể và điểm nhìn từ đó làm nổi bật nội của đoạn trích.

+ Thủ pháp đồng hiện và bút pháp dòng ý thức giúp thể hiện nội dung cũng như mạch cảm xúc của nhân vật.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay