Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 2: Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 2.1. VĂN BẢN HOÀI CẢM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Đặng Dung

- Năm sinh: (? – 1414)

- Quê: Huyện Thiên Lộc nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 

- Ông sống dưới triều nhà Hồ, giúp cha là tướng quân Đặng Tất cai quản đất Thuận Hóa. Khi quân Minh xâm lược nước ta ông cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và lập nhiều chiến công lớn, trong đó có trận thắng Bô Cô hiển hách.

+ Trần Ngỗi vì nghe lời gièm pha, nghi kị và giết Đặng Tất.

+ Đặng Dung bỏ Trần Ngỗi, tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ, chỉ huy nghĩa quân giao chiến với quân Minh hàng trăm trận.

+ Năm 1414 khi thua trận, ông bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc. Ông đã tuẫn tiết trên đường đi.

2. Văn bản Cảm hoài

2.1. Xuất xứ

Cảm hoài là tác phẩm duy nhất còn lại của Đặng Dung.

- Được đời sau ca tụng là “phi hào kiệt ch sĩ bất năng”.

- Bài thơ có nhiều dị bản. Người biên soạn SGK dẫn nguyên văn bài thơ theo Thơ văn Lý – Trần tập III, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 19878.

  1. Đề tài

- Đề tài chí khí của người anh hùng trước vận nước.

  1. Thể thơ 
  • Thất ngôn bát cú đường luật
  • Dấu hiệu:
    1.  So sánh bản phiên âm và dịch thơ

+ Số câu: 8, mỗi dòng có 7 chữ. Cả bài có 56 chữ.

+ Độc vận: “a” vần chân ở câu 1-2-4-6-8.

+ Bài thơ có luật Trắc, vần bằng.

+ Niêm: tiếng thứ 2 của câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 cùng thanh bằng hoặc trắc.

+ Đối ở hai câu thực và hai câu luận.

+ Kết cấu: Đề - thực – luận -kết.

Ở câu 1 từ “du du” bản dịch thơ dịch là “ngổn ngang” là sát. “Du du” nghĩa là kéo dài mãi không dứt, không cùng: “ngổn ngang” gợi sự bề bộn, làm cho khó tháo gỡ hoặc giải quyết.

Ở câu 2, cụm từ “nhập hàm ca” dịch là “cuộc say ca”, chưa thể hiện được điều không thích nhưng vẫn phải làm với mong muốn giải tỏa tâm trạng nhưng tâm trạng vẫn ngổn ngang.

Ở câu 8, “gươm Long Tuyền” chưa được dịch hết ý. “Kì độ Long Tuyền đới nguyệt ma” không chỉ cho thấy vẻ đẹp lung linh tráng lệ của hình ảnh người anh hùng mài gươm dưới trăng mà còn thấy được thanh gươm đang mài là gươm báu.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

  1. Phân tích tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình 
  2. Hoàn cảnh, tình thế

+ Việc đời: Dằng dặc.

+ Nhân vật trữ tình: đã già, thù nước chưa trả mà mái tóc đã bạc sớm.

+ Liên hệ thực tế: Quân thua trơ trọi, chỉ còn khoảng 500 người, quân giặc cỏ tới 2 chục vạn. Hơn thế năm 1407. Chúng đã thiết lập xong chính quyền đô hộ ở nước ta. Đó là tình thế “lấy một cây gỗ chống giữ ngôi nhà lớn đã xiêu vẹo” (Ngô Sĩ Liên)

  • Bi kịch lỡ vận của vị tướng già vì bị phẫn và bất lực phải đành đắm mình vào uống rượu say và mà hát.
  1. Nỗi oán hận

+ Gặp thời có thế thì người bình thương như Phàn Khoái, Hàn Tín cũng làm được việc lớn.

+ Mất thời, không thế thì dẫu là người tài ba, anh hùng lỗi lạc cũng đành nuốt hận mà thôi.

  • Câu thơ nhấn mạnh: Với những anh hùng, thời vận là yếu tố có tính quyết định.
  1. Nỗi lòng và ý chí của người anh hùng
  • Nỗi lòng thể hiện qua biểu tượng: “xoay trục đất”, “rửa binh khí”, “kéo sông Ngân”.

+ Biểu tượng kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ: gắn với bối cảnh đất nước và cuộc đời bi tráng của nhà thơ.

+ Biểu tượng diễn tả khát vọng lớn lao và khí phách của người anh hùng trong tình thế bất giờ giúp chúa khôi phục đất nước, đuổit oàn bộ quân thù ra khỏi bờ cõi để kết thúc chiến tranh, không còn phải dùng đến vũ khí.

+ Đồng thời còn chứa nỗi niềm xót xa, bi phẫn khi nghiệp lớn không thành.

  1. Hình tượng người tráng sĩ mài gươm dưới bóng trăng
  • Có sự đối lập: Thù nước chưa trả được >< đầu đã bạc: Dù đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cứu nước, đã bền gan vững chí vượt qua hết bao thử thách, gian nguy mà đến khi đầu bạc, nghiệp lớn vẫn chưa thành, thù nước chưa trả được. Ông hiểu rõ tình trạng “lỡ thời, thất thế” và thực tại phũ phàng, nghiệt ngã của mình.
  • Chất chứa nỗi xót xa, cay đắng, phẫn uất của người anh hùng “hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”.
  • Hình ảnh người tráng sĩ đầu đã bạc mài gươm dưới trăng: HÌnh ảnh người anh hùng ấy vẫn không nản chí, không từ bỏ hoài bão lớn la. Hình ảnh tràn đầy nhiệt huyết cứu nước, tinh thần bất khuất và ý chí chiến đấu. Bút pháp cách điệu hóa tạo thành biểu tượng đẹp một cách hùng tráng đầy khí phách.
  • Hình tượng người tráng sĩ trong hai câu kết đã trở thành biểu tượng cho những người anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, hào hùng. Vẻ đẹp bi tráng của biểu tượng này góp phần mang lại vị trí đặc biệt và sức sống bất diệ cho bài thơ. Như Phan Huy Chú từng ca ngợi: Dù sau trăm đời vẫn còn tưởng thấy sinh khí lẫm liệt.
  1. Phong cách cổ điển trong bài thơ 

Phong cách cổ điển thể hiện qua các phương diện sau đây của bài thơ:

  • Phương diện nội dung

+ Đề tài: Nỗi lòng của người tráng sĩ ôm hoài bão lớn lao và cao cả.

+ Chủ đề: Giãi bày nỗi lòng trước hoàn cảnh và thời cuộc, đồng thời thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của người anh hùng.

+ Cảm hứng: khẳng định chí lớn theo những hình mẫu lí tưởng: xoay trục đất/ rửa binh khí và những giá trị vĩnh hằng, bất biến: khát vọng đến nợ nước – dẫu đầu đã bạc vẫn mài gươm dưới bóng trăng….

  • Phương diện hình thức

+ Thể tho: Thất ngôn bát cú đường luật với thi luật chặt chẽ.

+ Chữ viết: chữ Hán.

+ Không gian: vũ trụ.

+ Hình tượng thơ: mang tính quy phạm, giàu ý nghĩa biểu tượng “xoay trục đất”, “rửa binh khí”.

+ Điển tích: người hàng thịt, kẻ đi câu, gươm Long Tuyền….

+ Giọng điệu, âm hưởng bi hùng….

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Nỗi lòng của chủ thể trữ tình một người đã dùng cả cuộc đời vì nước, bền gan vững chí qua biết bao nhiêu thử thách, gian nguy mà đến khi đầu bạc sự nghiệp lớn vẫn chưa thành thù nước chưa trả.

+ Đồng thời cũng là tình trạng thất thế, lỡ vận cùng thực tại phũ phàng nghiệt ngã của chủ thể trữ tình.

  1. Nội dung

+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật hàm súc cô đọng.

+ Hình tượng giàu sức gợi, bi tráng, kì vĩ.

+ Biểu tượng thơ giàu ý nghĩa, hàm súc.

+ Điển cố tạo cho câu thơ độ súc tích và dư âm.

+ Giọng điệu hào hùng, bi tráng.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay