Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 7: Bước vào đời
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Bước vào đời sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 7: SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ
VĂN BẢN: BƯỚC VÀO ĐỜI
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Tên: Đào Duy Anh.
- Năm sinh: 1904 – 1988.
- Quê quán: Huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông nay thuộc thành phố Hà Nội.
- Ông là học giả có những đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu.
- Ông tham gia phong trào yêu nước, cách mạng và các hoạt động dịch thuật, nghiên cứu từ rất sớm.
- Ông được xem là một trong những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học xã hội ở Việt Nam (từ điển học, văn hóa học...). Ở lĩnh vực sử học, ông cũng có đóng góp nổi bật với nhiều công trình có giá trị về lịch sử Việt Nam.
- Đào Duy Anh được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000;được ghi tên vào bộ từ điển La-rút-xơ – Larousse (Pháp) với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại.
b. Tác phẩm chính
- Các tác phẩm tiêu biểu: Hán Việt từ điển giản yếu (1932), Việt Nam văn hóa sử cương (1938), Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943), Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (1950), Đất nước Việt Nam qua các đời (1964), Từ điển Truyện Kiều (1974), Chữ Nôm – nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (1975)...
2. Hồi kí “Bước vào đời”
- Thể loại: Hồi kí
- Hồi kí Nhớ nghĩ chiều hôm của Đào Duy Anh được viết xong năm 1972, hoàn chỉnh vào cuối năm 1974, thuật lại những chặng đường chính trong cuộc đời hoạt động chính trị, văn hóa và khoa học của ông.
- Tác phẩm cũng chứa đựng nhiều suy tư về mối quan hệ giữa trí thức Việt Nam với dân tộc, về sứ mệnh của thanh niên đối với tương lai đất nước.
- Đoạn trích thuộc phần đầu của cuốn hồi kì, kể về sự kiện đánh dấu giai đoạn “bước vào đời” của tác giả.
II. Khám phá văn bản
1. Tìm hiểu chung về văn bản
2. Tính phi hư cấu của nội dung văn bản
TÍNH PHI HƯ CẤU | |
Khái niệm | Thuật lại những sự kiện, sự việc có thật. |
Biểu hiện trong văn bản | Những sự kiện, chi tiết tái hiện bối cảnh lịch sử, nhân vật mang dấu ấn lịch sử, câu chuyện được kể lại, các mốc thời gian. |
Tác dụng | - làm sống lại những kí ức chân thật về một đoạn đời của mình hoặc của lịch sử đất nước, dân tộc. - bên cạnh đó, tác giả có thể sắp xếp, bố trí các sự kiện theo mạch truyện và điểm nhìn riêng để tăng tính hấp dẫn. |
3. Chủ đề cùng các đặc điểm cơ bản của thể loại phóng sự quan văn bản
(1) Những kí ức của tác giả về hoài bão “bước vào đời”.
Kí ức của tác giả | Biểu hiện | Nhận xét |
Xuất phát điểm của nhân vật “tôi” | Dạy ở trường tiêu học tỉnh lị Quảng Bình, trong bầu không khí “êm đềm uể oải” mong muốn một nơi có sinh hoạt văn hóa rộng rãi hơn. | Bản thân tác giả đã mang trong mình hoài bão làm những việc lớn lao, lại được sống trong một thời đại có nhiều sự kiện tác động đến đời sống chính trị lúc bấy giờ, đó là động lực dẫn đến những quyết định trọng đại trong cuộc đời của tác giả. |
Việc tiếp xúc với các thông tin | Qua báo chí, với những tin tức về các sự kiện lớn liên quan đến các nhân vật lịch sử (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) đã đem đến một luồng suy nghĩ mới cho tác giả. | |
Cuộc gặp gỡ với Phan Bội Châu | Những ấn tượng, cảm xúc từ bài phát biểu của cụ Phan dẫn đến quyết định thay đổi cuộc đời của nhân vật “tôi”: “Quyết định đi Sài Gòn để viết báo”. | |
Ảnh hưởng từ lễ tang Phan Châu Trinh | Những lời ca tụng trong bài của văn tế cụ Phan Châu Trinh càng thúc giục tác giả làm những điều cao cả theo tấm gương của những nhà cách mạng. |
(2) Bối cảnh thời đại và đời sống chính trị được thể hiện trong văn bản:
- Khái quát về bối cảnh được tái hiện: Một giai đoạn lịch sử, đời sống chính trị xã hội Việt Nam giữa thập niên hai mười của thế kỉ XX.
- Sức ảnh hưởng của các nhân vật lịch sử đối với những thanh niên giàu tinh thần dân tộc: Đoạn trích đã nhắc đến Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu, đặc biệt là sự xuất hiện của Phan Bội Châu tại trụ sở Hội Quảng tri. Những sự kiện gắn với hai nhân vật lịch sử này đã có tác động sâu sắc đến suy nghĩ, sự lựa chọn và hành động của đông đảo tầng lớp thanh niên giàu tinh thần dân tộc, trong đó có Đào Duy Anh.
(3)
Yếu tố | Biểu hiện | Vai trò |
Miêu tả | Nói về cảnh sinh hoạt tại trụ sở Hội Quảng tri ở phần đầu văn bản; thể hiện tập trung ở đoạn văn nói về sự kiện Phan Bội Châu đến dự cuộc tiếp đón tại địa điểm nêu trên. | Tạo ấn tượng về các sự việc, nhân vật, chất văn cho những hồi ức được kể lại; đêm đến cảm xúc và sức hấp cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản. |
Biểu cảm | Kết hợp với yếu tố miêu tả về Phan Bội Châu; đoạn văn cuối nói về cảm xúc của tác giả khi nghe những câu văn trong bài văn tế cụ Phan Châu Trinh. |
(4) Bài học về sự lựa chọn hướng đi khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời.
+ Đối tượng lựa chọn không chỉ đơn giản là một nghề nghiệp, một công việc mà còn là một lí tưởng, một hướng đi đúng đắn.
+ Với tư cách là một thanh niên thế hệ mới, mỗi người cần suy nghĩ đến con đường mình sẽ đi để có những cống hiến cho đất nước.
III. Tổng kết
1. Nội dung
+ Tác giả Đào Duy Anh đã thành công trong việc gợi lại bối cảnh chính trị - xã hội Việt Nam giữa thập niên hai mươi của thế kỉ XX trong tác phẩm "Bước vào đời".
+ Tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn có giá trị về mặt lịch sử, giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá khứ của dân tộc và từ đó thêm trân trọng hiện tại.
2. Nghệ thuật
- Khắc họa hình ảnh con người sinh động.
- Sử dụng nhiều chi tiết tiêu biểu.
- Ngôn ngữ giản dị dễ hiểu
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 7: Bước vào đời (Trích Nhớ nghĩ chiều hôm – Đào Duy Anh)