Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 4: Kể một câu chuyện tưởng tượng
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Kể một câu chuyện tưởng tượng sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
NÓI VÀ NGHE: KỂ MỘT CÂU CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
1. TÌM HIỂU CÁCH THỨC KỂ MỘT CÂU CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
So sánh | Kể một câu chuyện tưởng tượng | Kể một câu chuyện mô phỏng truyện đã đọc |
Giống nhau | Có bối cảnh (không gian, thời gian diễn ra câu chuyện); có cốt truyện (chuỗi hành động của các nhân vật); có nhân vật (con người, thần tiền, cây cối…). | |
Khác nhau | Hoàn toàn do người kể sáng tạo ra các tình tiết, nhân vật. | Dựa trên nội dung truyện gốc, thay đổi, điều chỉnh một số chi tiết, ngôi kể… |
2. CHUẨN BỊ BÀI NÓI (KỂ CHUYỆN)
Xác định mục đích, thời gian, không gian nói, đối tượng người nghe
3. Xây dựng dàn ý cho câu chuyện
a. Bối cảnh
Không gian
Thời gian
b. Các nhân vật:
c. Các sự kiện chính cần làm rõ trong khi kể:
Sự kiện thứ nhất
Sự kiện thứ hai
Sự kiện thứ ba
4. LUYỆN TẬP, TRÌNH BÀY
+ Lời kể phải tự nhiên, ngữ điệu phù hợp với văn nói và kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể để câu chuyện được truyền cảm, hấp dẫn.
+ Có thể tự quay một đoạn phim về cách kể chuyện của bản thân để xem lại và điều chỉnh (thực hiện ở nhà).
5. TRAO ĐỔI, ĐÁNH GIÁ
- Hai bài học kinh nghiệm về cách kể chuyện:
+ Kể chuyện cần có phong thái tự nhiên, giọng kể diễn cảm, phù hợp với cảm xúc nhân vật.
+ Sáng tạo, cải biên nhưng phải hợp lí, tần suất vừa phải.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng