Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 2: Thực hành tiếng Việt
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thực hành tiếng Việt sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 1.4. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH THAM KHẢO, TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ TRÁNH ĐẠO VĂN
I. TÌM HIỂU TRI THỨC TIẾNG VIỆT
1. Đạo văn
- Là hành vi sao chép lời nói, ý tưởng, quan điểm,… của người khác và coi nó như là của riêng mình.
=> Đây là hành vi vi phạm đạo đức trong học tập, nghiên cứu.
- Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần trích dẫn chính xác và đứng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm… của người khác.
2. Các nội dung thường có của phần trích dẫn
- Ý trích dẫn: lời nói, ý tưởng, quan điểm…
- Tên tác giả, tên tác phẩm/ công trình.
- Nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.
II. LUYỆN TẬP
Đáp án bài 1:
Câu | Phần trích dẫn | Sự khác biệt |
a | Khi sử dụng câu nói của Nguyễn Trung Trực, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của ông trong dấu ngoặc kép. | - Ở trường hợp a và c, người viết trích dẫn nguyên văn câu nói/ lời đánh giá của người khác và đặt trong dấu ngoặc kép (trích dẫn trực tiếp). - Ở trường hợp b, người viết không đặt phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép mà viết lại ý tưởng của người khác theo cách diễn đạt của mình (trích dẫn gián tiếp). |
b | Khi trích dẫn ý “Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai thế giới” đã viết rõ nguồn: thông tin về tác giả (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc), năm xuất bản (2005). Phần trích dẫn này không được đặt trong dấu ngoặc kép. | |
c | Khi sử dụng lời đánh giá của ông Hen-ri Lốp-pơ (Henri Lopes), Phó Tổng Giám đốc UNESCO, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của ông Hen-ri Lốp-pơ trong dấu ngoặc kép, đồng thời dẫn thêm một số thông tin về tên tác phẩm (bài Tập thơ Hồ Xuân Hương), năm xuất bản (1987), nơi xuất bản (Pa-ri). |
Đáp án bài 2:
- Ở phần Đọc kết nối chủ điểm, tên tác giả được đặt ngay bên dưới bài thơ.
- Cuối bài thơ, nhóm biên soạn có dẫn nguồn: In trong Đa-ghe-xtan của tôi, Phan Hồng Giang dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016.
- Phần dẫn nguồn này có các thông tin:
+ Tên tác phẩm (Đa-ghe-xtan của tôi).
+ Dịch giả (Phan Hồng Giang).
+ Nhà xuất bản (NXB Kim Đồng).
+ Nơi xuất bản (Hà Nội).
+ Năm xuất bản (2016).
Đáp án bài 3:
Trong quá trình viết, khi sử dụng tranh ảnh, biểu đổ, sơ đồ,…. lấy từ Internet, chúng ta cần dẫn nguồn vì chúng ta sẽ tôn trọng tác giả, mọi người sẽ biết được tác giả của các sản phẩm trên là ai nên có thể tìm hiểu thêm về tác giả. Quan trọng nhất là tránh đạo văn, tôn trọng bản quyền, sản phẩm trí tuệ của người khác, tránh vi phạm đạo đức.
Đáp án bài 4:
- Khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm của người khác khi viết văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học chúng ta cần chú ý:
+ Sử dụng dấu ngoặc kép đối với các câu nói của tác giả
+ Sử dụng dấu ngoặc tròn để trích dẫn tên tác giả.
+ Trích dẫn chính xác câu nói, quan điểm, ý tưởng của tác giả.
+ Không thay đổi từ, vị trí bố cục một số câu nói của tác giả để biến thànhcủa mình
+ Không nên lắp ráp nhiều nội dung từ nhiều nguồn khác nhau thành bài viết hoàn chỉnh của mình
+ Trích dẫn thơ, văn bản,… cần sử dụng dấu ngoặc kép
+ Nên sử dụng trích dẫn trực tiếp trong khi viết văn để tránh bị đạo văn.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Thực hành tiếng Việt