Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 1.5. ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: MÙA XUÂN NHO NHỎ

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

1. Đọc

- Cách đọc: đọc với giọng diễn cảm, nhẹ nhàng. Nhấn mạnh một số từ ngữ miêu tả, tượng hình tượng thanh để thể hiện được vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân và tấm lòng tha thiết với cuộc đời của nhà thơ.

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Thanh Hải (1930 – 1980): là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. 

- Quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

- Ông là tác giả của một số tập thơ thể hiện tình yêu quê hương, vai trò trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.

b. Tác phẩm

- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải viết vào tháng 11 mùa đông năm 1980, khi còn nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời vì bệnh hiểm nghèo

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

1. Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước trong bài thơ

- Khổ 1: tươi thắm, đầy màu sắc (dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, màu xanh của lá nguy trang, của nương mạ), âm thanh của thiên nhiên (tiếng chim chiền chiện hót vang trời).

- Khổ 2: 

+ Âm thanh của cuộc sống lao động (xôn xao); âm thanh tiếng chim được cụ thể hoá thành hình khối, màu sắc thể hiện sự chuyển đổi cảm giác: từ thính giác thị giác → xúc giác (từng giọt long lanh rơi).

+ Hình ảnh chủ thể trữ tình nâng niu từng giọt âm thanh của tiếng chim.

+ Hình ảnh người cầm súng với lộc giắt đầy trên lưng, hình ảnh người lao động hối hả xây dựng đất nước. 

→ Họ là những người đã làm nên mùa xuân đất nước.

- Khổ 3: Lịch sử cần lao của đất nước và niềm tin vào sự phát triển của đất nước.

2. Nét độc đáo của bài thơ thông qua bố cục, mạch cảm xúc, xác định chủ đề và ý nghĩa nhan đề bài thơ.

Nét độc đáo 

của bài thơ

Đặc điểm

Ý nghĩa nhan đề

- Là một nhan đề độc đáo, sáng tạo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. 

+ “Mùa xuân” là một khái niệm chỉ thời gian (danh từ), từ “nho nhỏ” (tính từ) lại làm hình ảnh mùa xuân hiện lên có hình khối rõ ràng, cụ thể, gợi một mùa xuân với vẻ đẹp riêng. 

- Sự kết hợp hai khái niệm đã tạo một ẩn dụ đẹp, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân – nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường. 

- Nhan đề đã định hướng cảm xúc của tác giả, định hướng cách xây dựng hình tượng mùa xuân bao trùm tác phẩm.

Bố cục

- Khổ 1 (6 câu đầu): cảm xúc trước mùa xuân của đất trời.

- Khổ 2,3: cảm xúc trước mùa xuân của đất nước.

- Khổ 4,5: ước nguyện được cống hiến của nhà thơ.

- Khổ cuối: ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca Huế.

Mạch cảm xúc

- Bài thơ bắt đầu bằng cảm xúc thiết tha, ngây ngất trước vẻ đẹp tràn đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên (khổ 1). 

- Tiếp đến là cảm xúc tự hào trước mùa xuân của đất nước, cách mạng (khổ 2,3). 

- Từ đó, tác giả muốn gửi gắm mong ước được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân của dân tộc (khổ 4 và khổ 5). 

- Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế (khổ 6).

Chủ đề

- Ước nguyện được đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm nên mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước. 

- Các căn cứ để xác định chủ đề là các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, bố cục, mạch cảm xúc, nhan đề bài thơ, giọng thơ tha thiết, trầm lắng,...

Cảm hứng chủ đạo

- Cảm hứng ngợi ca sức sống thanh xuân của quê hương, đất nước.

- Cảm hứng về ước nguyện được dâng hiến, đóng góp sức mình để làm cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

3. Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong bài thơ

- Biện pháp tu từ ẩn dụ:

+ Thể hiện qua hình ảnh con chim hót, cành hoa (khổ 4), mùa xuân nho nhỏ (khổ 5).

=> Tác dụng: thể hiện ước nguyện bình dị, khiêm nhường của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.

+ Hình ảnh nốt trầm xao xuyến (khổ 5).

=> Tác dụng: thể hiện cảm xúc trầm lắng của nhà thơ.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: ta làm (khổ 4).

=> Tác dụng: Nhấn mạnh ước nguyện của nhà thơ được cống hiến dù là còn trẻ hoặc đã già.

4. Tổng kết

a. Nội dung

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc

b. Nghệ thuật

- Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm với những phép so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay