Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Quỹ)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Quỹ) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 2.5. ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: TÍNH ĐA NGHĨA TRONG BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

1. Đọc

- Cách đọc: kết hợp hiểu biết của bản thân với căn cứ trong VB để đưa ra những điều không thể hiện tường minh trong VB.

2. Tác giả và xuất xứ văn bản

a. Tác giả

- Vũ Dương Quỹ (1939 - 2021): nhà giáo ưu tú, tác giả của nhiều bài viết bình giảng tác phẩm văn học trong nhà trường.

b. Văn bản

- Văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” in trong Những ấn tượng văn chương, NXB Giáo dục, 2003.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

1. Tìm hiểu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản

a. Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan trong văn bản:

Cách trình bày khách quan

Cách trình bày chủ quan

- Thể hiện ở thông tin về bánh trôi nước – tầng nghĩa tả thực của bài thơ (bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, nếu người làm bánh nhào nhiều bột, nhiều nước quá thì bánh “nát”, ít nước quá thì “rắn”…).

- Các từ ngữ trích từ bài thơ: “Thân em”, “Mà em”,…

- Thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh, câu văn cho thấy tình cảm ngợi ca, thán phục với tài năng của Hồ Xuân Hương, tình cảm trân trọng với hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ:

+ “Hồ Xuân Hương quả là một người biết miêu tả sự vật”.

+ “hình ảnh chiếc bánh trôi hiện ra thật đáng yêu”…

b. Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

c. Một số lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu

- HS trả lời dựa trên sơ đồ đã vẽ.

- Ví dụ: Ở luận điểm thứ 2: nghĩa hàm ẩn: Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ, người viết đã sử dụng 2 lí lẽ rất rõ ràng để chứng minh cho luận điểm thứ 2, đó là: Hai câu đầu nói về nhan sắc và thân phận người phụ nữ; Hai câu sau nhấn mạnh thân phận và đề cao phẩm hạnh người phụ nữ. Ở mỗi lí lẽ, người viết đều chỉ ra các bằng chứng lần lượt là: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ bảy nổi ba chìm với nước non”; “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”và phân tích rất xác đáng, kết hợp với việc liên hệ những hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ với kho tàng văn học dân gian của dân tộc, giúp cho bài viết thêm sâu sắc và giàu sức thuyết phục.

2. Tổng kết

a. Nội dung

Qua việc phân tích hai luận điểm trên, bài viết Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” không chỉ chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, rằng hình tượng chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh chính là biểu tượng ẩn dụ cho cuộc đời, số phận người phụ nữ thời phong kiến mà còn giúp bạn đọc thấy được bút pháp miêu tả tài tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

b. Nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, giàu sức thuyết phục.

- Cách nêu dẫn chứng đa dạng, lời văn giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Quỹ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay