Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 1.3. ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: VẺ ĐẸP CỦA SÔNG ĐÀ
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
1. Đọc
- Cách đọc: đọc với giọng diễn cảm, nhẹ nhàng. Nhấn mạnh một số từ ngữ miêu tả, hình tượng để gợi lên cho người đọc vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông Đà.
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn bậc thầy, một nhân cách văn hóa mẫu mực.
- Quê ở làng Nhân Mục (thường gọi là làng Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ông ưa một lối viết liên tưởng mang tính chất tạo hình, ông viết không chỉ bằng ngòi bút của một nhà văn mà dường như còn viết bằng nhãn quan, bằng ngòi bút của một họa sỹ, của một nhà điêu khắc nên văn của ông rất giàu màu sắc, rất giàu hình khối, rất giàu chất điện ảnh.
b. Tác phẩm
- Văn bản Vẻ đẹp của sông Đà trích tùy bút Người lái đò sông Đà, thuộc tập Sông Đà (1960).
- Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân tới Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi năm 1958.
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
1. Vẻ đẹp của sông Đà dưới góc nhìn của nhà văn
- Vẻ đẹp hùng vĩ, trữ tình, thơ mộng, hoang sơ của sông Đà.
- Các góc nhìn: từ trên máy bay nhìn xuống, từ trên mặt đất, trên sông nhìn sang hai bờ sông.
- Một số từ ngữ miêu tả sông Đà:
+ Từ góc nhìn trên cao: cái dây thừng ngoằn ngoèo, từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, mùa xuân dòng xanh ngọc bích,
+ Từ góc nhìn trên mặt đất: màu nắng tháng ba Đường thi, bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà.
+ Từ hai bên bờ sông: cảnh ven sông lặng tờ, nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, đàn hươu cúi đầu ngón búp cỏ gianh, bờ sông hoang dại.
2. Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong VB.
- Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thứ nhất: so sánh “con sông Đà” với “áng tóc trữ tình”.
=> Làm rõ toàn cảnh vẻ đẹp - trữ tình, nên thơ của sông Đà.
- Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thứ hai: so sánh “bờ sông” với “bờ tiền sử”, “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
=> Làm rõ vẻ đẹp hoang sơ của sông Đà, vẻ đẹp chưa bị bàn tay con người khai phá.
3. Tình cảm, cảm xúc của nhà văn
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | Dẫn chứng |
Tự hào, say mê với vẻ đẹp của sông Đà, của Tổ quốc. | + Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la. + Mùa xuân dòng xanh ngọc bích… + Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. + Vui như thấy nắng ròn tan sau kì mua dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. + Gặp lại cố nhân. |
Giận dữ vì thực dân Pháp đã đặt tên sông Đà là “đen”. | + Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. |
4. Giải nghĩa một số từ trong văn bản
Từ ngữ mới mẻ, thú vị | Giải nghĩa |
Xanh ngọc bích | Trong trẻo, gợi sự thanh bình, êm ả, gợi cảm. |
Cố nhân | Bạn cũ, lâu ngày chưa gặp lại. |
Chiêm bao | Thấy những chuyện thường ngày vẫn nghĩ tới, hoặc sự việc không có thực xảy ra trong giấc ngủ. |
Lặng tờ | Yên, tĩnh hoàn toàn, không có một chút động. |
5. Tổng kết
a. Nội dung
- Đoạn trích Vẻ đẹp của sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên ở miền Tây Bắc
- Đoạn trích cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa - sông Đà.
- Qua đó, ta cũng thấy được tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc.
b. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu có, tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tạo hình, rất sắc sảo, tổng hợp trên nhiều vốn tri thức, vốn văn hóa về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống.
- Lối so sánh liên tưởng độc đáo, đậm chất tài hoa uyên bác.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Vẻ đẹp của sông Đà (Nguyễn Tuân)